Hôm nay,  

Câu Chuyện Hàng Giả

07/08/201600:00:00(Xem: 3744)
Hãy hình dung rằng, bạn bước ra chợ, và nhìn chung quanh, cảm giác đầu tiên là không thoát nổi hàng giả.

Chuyện hàng giả linh tinh thì nghe hoài, nghe mãi chưa hết, vì khi có hàng xịn đắt giá, như thuốc lá ngoại và rượu ngoại, tất nhiên phải có hàng giả… thì thôi, ai hút nhằm và uống nhằm thứ giả thì ráng chịu.

Nhưng hàng giả có vẻ như chuyện muôn đời, và đã có những thứ được chấp nhận trong đời sống, thí dụ như làm thẩm mỹ để có ngực giả, mông giả, mũi giả…

Báo Tiền Phong đưa ra một thống kê từ nhà nước, cho thấy hàng giả là một dây chuyền tinh vi và rộng khắp, chứ không phải chuyện một người hay một vài người.

Bản tin nói, vào ngày 25/5, Cục Quản lý thị trường (QLTT, Bộ Công thương) cho biết, năm 2015 phát hiện hơn 25.100 vi phạm hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ.

Tại Hội thảo “Chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và vai trò của DN” do Bộ Công thương tổ chức ngày 25/5, Cục QLTT cho biết, phương thức, thủ đoạn làm hàng giả ngày càng tinh vi. Có đầu mối chuyên cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện. Đầu mối khác cung cấp các loại bao bì, tem nhãn giả. Hàng giả được sản xuất gia công sản phẩm chưa hoàn chỉnh ở 1 nơi rồi lắp ráp, hoàn chỉnh ở nơi khác. Có hoá đơn đặt hàng mới gắn nhãn mác giả mạo nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hoá và giao liền cho khách hàng. Sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không tích trữ.

Bản tin TP kể, tình trạng hàng giả có nguồn gốc nước ngoài, kinh doanh hàng giả qua mạng internet ngày càng phổ biến, phúc tạp. Đối tượng vi phạm trà trộn vào khu dân cư, làng nghề, tại doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài, thông qua internet… rất khó phát hiện.

Báo Tiền Phong ghi lời Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho rằng, để làm tốt việc chống hàng giả, nhái cần có sự vào cuộc của DN bị làm nhái, giả sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết các DN né tránh, không dám công bố sản phẩm của mình bị làm nhái vì sợ mất khách hàng.

Trong khi đó, bản tin từ thông tấn Vietnam+ cho biết rằng, theo thông tin tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 của Ban chỉ đạo 389 Hà Nội, ông Thành Kiên Trung, Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự, quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) khẳng định, đa số xìgà được bày bán trên thị trường đều là hàng giả.

Theo ông Trung cho biết, nguồn thẩm lậu chủ yếu hiện nay đều từ Trung Quốc, trong khi là nước xuất khẩu chủ yếu nhưng việc mua thuốc lá xìgà tại Cuba cũng rất khó khăn.

Bản tin nói, hãng Cohiba (nhà sản xuất xìgà Cuba) lại không sản xuất phụ kiện nhưng tại thị trường Việt Nam lại bày bán rất nhiều do vậy 100% những phụ kiện bày bán ở Việt Nam đều là hàng giả.

Quý ông hút xìgà nghe đấy nhé: không thoát nổi hàng giả đâu.

Một thống kê khác mới đưa ra tuần trước, theo VOV, cho thấy: Người tiêu dùng khó đối phó với hàng giả và hàng nhái.

Nghĩa là, gần như bó tay.

VOV ghi rằng theo Vinastas, có tới 62% người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái mà không biết.

Theo Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) thì có tới 62% người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái mà không biết. Các loại hàng giả, hàng kém chất lượng đã và đang gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh lương thực, sức khỏe người tiêu dùng và môi sinh, môi trường. Vậy người tiêu dùng phải làm gì để bảo vệ chính mình và chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng này?

Bản tin VOV phỏng vấn một một chị ở quận 12 mua nhằm gói bột ngọt giả của mình ngay cửa hàng tạp hóa gần nhà.

Bản tin VOV viết:

“Không chỉ bột ngọt, thực phẩm giả mà rất nhiều loại hàng hóa khác như: thực phẩm, thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng, điện tử - điện máy, phương tiện giao thông, phân bón, xăng dầu, dược phẩm, mỹ phẩm,.….đều được làm giả, làm nhái. Trình độ làm giả tinh vi đến mức đưa 2 sản phẩm giả và thật đặt cạnh nhau, nhưng nhà sản xuất vẫn không thể nào phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.”

Không đơn giản bỏ qua làm chi, vì hàng giả đang phá hoại kinh tế VN.

Nhiều doanh nghiệp bên bờ phá sản vì bị hàng giả, hàng nhái đầy ra bên lề thị trường.

Hiển nhiên, thời đại này kinh khủng như thế. Giả từ Hà Nội tới Sài Gòn…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.