Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Trump-Clinton Và Việt Nam

06/05/201600:00:00(Xem: 10377)

blank
Phạm Trần

Bức tranh bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11 năm nay (2016) đã rõ để thấy những điểm đặc biệt như sau:

Một là, đảng Cộng Hòa chỉ còn lại ứng cử viên duy nhất là Nhà tỷ phú Donald Trump, kể từ sau cuộc bầu cử sơ bộ đảng tại Tiểu bang Indiana ngày 3/5 (2016). Từ trước tới nay, có ít cuộc tranh cử sơ bộ nào đã kết thúc nhanh chóng 2 tháng trước ngày Đại hội đảng. Năm nay (2016), Đại hội đảng Cộng hòa sẽ diễn ra trong ba ngày 18-21/07/2016 tại Cleveland, Ohio.

Ông Trump là người gốc Scotland sinh ngày 14/06/1946 tại Queens, Thành phố Nữu Ước (New York City). Ông là Chủ tịch của Tổ chức Donald Trump (The Trump Organization), và cũng là sáng lập viên của hệ thống sòng bài, sân Golf và khách sạn mang tên Trump Entertainment Resorts.

Tài sản của ông, được thừa hưởng phần lớn từ Công ty Địa ốc của Cha Mẹ (Elizabeth Trump & Son ), trị giá ước độ từ 5 đến 10 Tỷ dollars (1 tỷ trị gía 1,000 triệu) nên ông là ứng cử viên Tổng thống duy nhất đã bỏ tiền túi ra tranh cử. Tuy nhiên ông lại là người không có kinh nghiệm trong hoạt động Chính trị và Nghị trường, mặc dù năm 2000 ông đã thử ứng cử Tổng thống nhưng rồi phải rút lui rước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu.

Vì vậy, khi ông tuyên bố ra tranh cử vào ngày 16 tháng 06 năm 2015, rất ít người trong chính giới Mỹ, nhất là thành phần Lãnh đạo kỳ cựu của đảng Cộng Hòa, tin ông có thể tồn tại lâu dài.

Ông là doanh nhân thứ hai trong lịch sử Mỹ 75 năm đã tranh cử thành công. Người thứ nhất là ông Wendell Willkie, đứng đầu một Công ty điện lực đã dành được thắng lợi tại Đại hội đảng Cộng Hòa năm 1940, theo tài liệu của Nhà Bình luận, Giáo sư Chính trị Đại học Harvard, David Gergen.

Tuy nhiên, tất cả đều đã nghĩ sai về ông Trump. Lần lượt ông ta đã đánh bại 16 ứng cử viên, kể cả ông Jeff Bush, cựu Thống đốc Tiểu bang Fliorida. Ông Bush thuộc dòng dõi Bush nổi tiếng vì cha ông, George Howard Walker Bush là Tổng thống thứ 41 và anh ruột, George Walker Bush là Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ.

Thất bại lớn nhất của dòng họ Bush là khi Jeff Bush bị Donald Trump đánh bại thê thảm ở South Carolina ngày 20/02/2016. Ông Bush chỉ được 7.8% đảng viên úng hộ so với 32.5% của Donald Trump.

Jebb Bush đã bỏ cuộc ngay sau khi có kết qủa, mặc dù có mẹ (Barbara Bush) và anh (nguyên Tổng thống George W, Bush) cùng đến đó vận động.

Nhiều nhà phân tích tranh cử cho rằng ông Trump thắng đối phương vì ông đã không vận động theo lối tranh cử truyền thống của đảng như là không đi ra ngoài vòng kiểm soát của các nhà lãnh đạo cao cấp, hay phải chịu nghe lời khuyến của các “trưởng lão”. Vì vậy khi tranh cử, ông Trump đã không ngại tấn công đối phương bằng những lời nói thiếu xã giao, đôi khi bất lịch sự hay cố ý đụng chạm đến những chuyện cá nhân và gia đình các ứng cử viên đối thủ.

Giới chính trị Mỹ gọi ứng viên Donalds Trump là “người ngọai đạo”, hay con ngựa bất kham thích đứng bên ngoài đảng muốn làm gì thì làm và không muốn bị chi phối hay lèo lái của cấp lãnh đạo đảng Cộng Hòa.

Ông Trump đã sử dụng tối đa quyền vận động tự do vì ông không nhờ vào các Lãnh tụ đảng để gây qũy tranh cử. Ngược lại, 16 đối thủ của ông, kẻ ít người nhiều, đã nhận sự đóng góp của các nhà mạnh thường quân hào phóng và tiền ủng hộ của cảm tình viên trong đảng.

THẤT BẠI LOẠI TRUMP

Hai là,, một số nhà lãnh đạo có thế lực Cộng Hòa đã họp để phác họa kế họach chống Donald Trump sau khi ông ta có nhiều phát ngôn làm phật lòng giới cử tri phụ nữ, người da mầu và cử tri thiểu số gốc Nam Mỹ (Hispanic).

Ông Trump đã gọi nhiều cư dân vựợt biên giới Mexico vào Mỹ tị nạn là thành phấn trộm cắp, ma túy, băng đảng. Ông cũng tuyên bố sẽ dựng tường ngăn chặn làn sóng di dân bất hợp pháp vào Mỹ và buộc Mexico phải trả chi phí xây tường.

Chưa biết ông Trump có thể làm được hay không nếu đắc cử Tổng thống, nhưng ứng cử viên Cộng Hòa đã gặp phản ứng của Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô (Francis) khi Ngài đến biên giới Mexico để quan sát.

Ngài nói với báo chí trên chuyến bay trở về La Mã hôm 18/2/2016: “A person who thinks only about building walls, wherever they may be, and not building bridges is not Christian," (Một người nào đó chỉ nghĩ đến việc xây những bức tường, ở bất cứ nơi nào, mà không kiến thiết những cây cầu thì người đó không phải là người có Lòng nhân ái.)

Ông Donald Trump còn bị lên án xúc phạm quyền lựa chọn của phụ nữ khi ông nói sẽ “trừng hạt những phụ nũ phá thai”.

Lý do các “bô lão quyền thế” của đảng Cộng Hòa muốn loại ông Trump vì không những họ sợ ông ta sẽ thất bại trước ứng cử viên sáng gía của đảng Dân chủ, Cựu Ngọai trưởng Hillary Clinton mà còn có thể kéo theo thất bại tranh cử của các Thống đốc, 30 Nghị sỹ và đa số Dân biểu Hạ viện của đảng Cộng Hòa.

Các viên chức quyền thế Cộng Hòa công khai bất mãn với lối tranh cử của ông Trump và đe dọa không ủng hộ để hy vọng lấy lại chiếc ghế Tổng thống và giữ nguyên đa số tại Quốc hội

Tuy nhiên, ông Trump vẫn không quan tâm đến lo âu của các Trưởng Lão trong đảng nên cứ một mình một ngựa thẳng tiến đến đích của 1,237 là phiếu Đại biểu cần phải có để trở thành Ứng viên Tổng thống Cộng hòa.

Giới lãnh đạo đảng từng đặt hy vọng vào 3 ứng cử viên có lập trường bảo thủ truyền thống của đảng là: Jeff Bush và hai thượng Nghị sỹ Marco Robio của Florida và Ted Cruz của Texas. Nhưng chẳng may, cả 3 người đếu lần lượt rụng như sung cuối mùa.

Sau khi Nghị sỹ Ted Cruz rút lui vì thất bại thê thảm trước Donald Trump ngày 3/5 (2016), đối thủ sau cùng còn lại của Donald Trump là Thống đốc Ohio, John Kasich, cũng tuyên bố bỏ cuộc chạy đua vì ông chỉ được 153 phiếu và không còn đủ tiền để tiếp tục tranh cử.

Đó là thất bại của phe truyền thống đảng Cộng Hòa. Có lẽ Donald Trump là một ứng cử viên ngọai lệ và bất thường nên đảng không biết phải đối phó ra sao.

Thứ ba, một trong những lý do khiến ông Trump thắng cử vì ông là người nói thẳng và không ngần ngại nêu ra 3 lĩnh vực đang làm cho cử tri bực bội.

Trước hết ông cho rằng chính sách Quốc phòng của Tổng thống Barack Obama và Đảng Dân chủ đã làm yếu đội quân hùng hậu nhất Thế giới của nước Mỹ. Vì vậy ông hứa sẽ trang bị cho quân đội những loại vũ khí tối tân nhất, dụng cụ đây đủ nhất cho một người lính. Donald Trump cũng hứa nâng cao đời sống kinh tế cho các binh sỹ, gia đình họ và các cựu chiến binh Hoa Kỳ.

Thứ hai, ông Donald Trump cũng hứa sẽ “tiêu diệt” quân khủng bố thuộc mọi khuynh hướng, đặc biệt phe ISIS (Nhà nước Hồi giáo) ở Syria và Iraq.

Thứ ba, về chính sách mậu dịch của nước Mỹ, ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump cũng hứa sẽ thay đổi các Thỏa hiệp mậu dịch mà Hoa Kỳ đã ký với các nước, trong đó có Nafta (North America Free Trade Agreement), và TPP (Trans-Pacific Partnership) mà Việt Nam là một trong 12 nước thành viên.

TPP đã được ký ngày 4/02/2016 tại Auckland, New Zealand (Tân Tây Lan), nhưng còn phài được Quốc hội các thành viên chấp thuận. Quốc hội Việt Nam dự trù biểu quyết sau kỳ bầu cử Khóa 14 ngày 22/05/2016. Quốc hội Mỹ cũng hy vọng sẽ thảo luận và biểu quyết sau cuộc bầu cử tháng 11/2016.

Ứng cử viên Donald Trump cũng chỉ trích chính sách mậu dịch dành phần thiệt cho nước Mỹ đối với Nhật Bản và Trung Hoa. Ông nói sự chênh lệch này cần được xem xét lại trong chính phủ Trump, nếu ông đắc cử Tổng thống.

Nhà tỷ phú cũng đòi đưa các Công ty Mỹ hiện nay ra nước ngoài làm việc phải quay về làm ăn và tạo công việc làm cho người Mỹ, thay vì sang các nước khác để trốn thuế, trong đó có Trung Hoa và Việt Nam.

Ít nhất 2 lần trong cuộc vận động tranh cử, ứng cử viên Donald Trump đã nhắc đến tên Việt Nam như một trong số nước đang có chính sách mậu dịch thiếu công bằng và cần phải thay đổi đồi với Mỹ.

Tuy nhiên, chính sách đối ngọai đặt quyền lợi nước Mỹ và người Mỹ trên hết (American First) của Donald Trump đã làm cho các nước Châu Âu, khối NATO, Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Thái Lan và các nước ở Trung Đông-Phi Châu lo ngại. Các nước này quan ngại chủ trương đặt quyền lợi Mỹ trên quyền lợi các nước đồng minh sẽ cô lập nhau và bất lơi.

Ông Trump cũng làm cho nhiều lãnh đạo trong khối NATO và Trung Đông như Saudia Arabia, Iran bất bình vì ông đòi họ phải ngay thẳng với Mỹ và phải chia sẻ gánh nặng bảo vệ hòa bình và chống vũ khí nguyên tử.

CLINTON CŨNG CHỐNG TPP

Ba là, về phiá Dân chủ thì Bà cựu Ngọai trưởng, cựu Nghị sỹ Hillary Clinton chắc chắn sẽ là đối thủ của Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc tháng 11.

Bà sinh ngày 26/10/1947, lớn lên tại Chicago. Bà là Phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ sẽ đại diện cho một đảng Chính trị lớn ra tranh chức Tổng thống. Vì vậy, nếu thắng cử, Bà cũng sẽ là vị nữ Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ kể từ ngày Tuyên bố độc lập, July 4, 1776.

Tổng thống 2 nhiệm kỳ Dân chủ Barack Obama (2008-2016) cũng là vị Tổng thống da mầu đầu tiên trong lịch sử Mỹ.

Bà Clinton từng là Đệ I Phu nhân của nước Mỹ trong thời chồng bà, Bill Clinton, làm Tổng thống. Bà cũng là Thượng nghị sỹ của Tiểu bang New York trong 8 năm, trước khi nhận chức Ngọai trưởng 4 năm trong Chính phủ Obama.

Các cuộc thăm dò dư luận, sau bầu cử sơ bộ ở Indiana ngày 3/5 (2016) cho thấy nếu cuộc bầu cử diễn ra bây giờ thì Bà Clinton sẽ đánh bại Donald Trump 51/41 phần trăm.

Các cử tri của Dân chủ ủng hộ Bà Clinton đến 80%, trong khi phiếu Cộng hòa ủng hộ Donal Trump từ 50 đến 60%.

Bà Clinton sẽ thắng phiếu phụ nữ hơn ông Trump từ 45 đến 60%, được hầu hết cử tri da mầu ủng hộ và chiếm tới 65% phiếu người Hispanic và các sắc dân thiểu số khác.

Riêng cuộc trưng cầu ý kiến phối hợp của hai hãng truyền hình CNN và ORC (Opinion Research Corporation) công bố ngày 4/5 (2016) cho thấy 9 trong số 10 cử tri coi kinh tế là quan trọng đối với họ trong cuộc bầu cử Tổng thống. Họ cũng tin ông Trump có khả năng thay đổi tình hình kinh tế hơn Bà Clinton.

Ngược lại, cử tri cũng bỏ phiếu tin Bà Clinton có khả năng hơn đối thủ Cộng Hòa trong tất cả các lĩnh vực như chống Khủng bố và An ninh Quốc gia (50/45%); Di dân (51/44 %; Bảo vệ sức khoẻ (55/39%); quân bình lợi tức (54/37%).

Riêng 3 lĩnh vục ngọai giao thì Bà Clitnon được tín nhiệm tới 61%, Donald Trmup được 39%; Giáo dục cũng nghiêng về ứng cử viên Cliton với 61/34%; khả năng đối phó với môi trường và thay đổi khí hậu cũng dành phần thắng cho bà Clinton với 60/30%.

Vậy lập trường của bà Clinton với TPP ra sao ? Trước ngày tranh cử, bà có lập trường ủng hộ nhưng đã thay đổi qua chống vì bà nghiêng về lập trường chống của Tổng Liên đòan Lao động và Kỹ nghệ Mỹ (The American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations (AFL –CIO). Nghiệp đòan lao động lớn nhất nước Mỹ ủng hộ ứng cử viên Clinton và cho rằng TPP sẽ lấy mất công ăn việc làm của dân Mỹ và gây thiệt hại cho nông phẩm, hải sản và nuôi trồng hải sản của Hoa Kỳ. Họ cũng đã lên án và kiện ra tòa nhiều lần việc chống bán phá gìa hải sản và hàng may dệt ở Hoa Kỳ của Việt Nam.

Như vậy cả hai ứng cử viên Cộng hoà Donald Trump và Dân chủ Hillary Clinton đếu có cùng lập trường chống bất công do TPP gây ra.

Riêng bà Clinton còn là người biết và hiểu rất rõ về những vi phạm nhân quyền và chính sách đàn áp tự do và dân chủ của nhà nước Cộng sản Việt Nam từ ngày hai nước thiết lập quan hệ ngọai giao năm 1995 dưới thời chồng bà, Tổng thống Bill Clinton.

Bà Clinton cũng đã thăm Việt Nam một số lần khi làm Ngọai trưởng Hoa Kỳ, ấn tượng nhất vào năm 2010, khi bà họp báo chung với Bộ trưởng Ngọai Giao Việt Nam, Nguyễn Dy Niên tại Bộ Ngọai giao Việt Nam ở Hà Nội.

Tại cuộc họp bào này, bà công khai yêu cầu Việt Nam phải thay đổi chính sách về nhân quyền nếu muốn đạt được quan hệ ngọai giao tốt đẹp với Mỹ.

Như vậy, nếu Bà Clinton đắc cử Tổng thống thì vấn đề Việt Nam sẽ không xa lạ gì với bà.

Bà Clinton, nếu không có những biến cố cực kỳ khẩn trương và bất thường, sẽ được đảng Dân chủ chính thức đề cử tranh chức Tổng thống tại Đại hội đảng trong thời gian 25-28/07/2016 tại Thành phố Philadelphia, Pennsylvania./.

Phạm Trần
(05/016)

Ý kiến bạn đọc
12/05/201622:18:47
Khách
Như vậy, nếu Bà Clinton đắc cử Tổng thống thì vấn đề Việt Nam sẽ không xa lạ gì với bà. < trích Phạm Trần > câu nầy xem ra cái ý của nó mông lung quá.
Tức là Billary Clinton cứ đem cái công thức của đức ông Monica đã sử dụng trong nhiệm kỳ 1993 - 2001, lúc đó chưa biết ai sẽnxỏ mũi ai ?


Sự lựa chọn sai lầm Lá Phiếu, Việt Nam có thể lãnh những hậu qủa nầy.
Một chọn lựa sai lầm, sẽ lãnh cái hậu qủa 8 năm qua. Barack Obama đã thực sự làm được gì ? Trung cộng cải tạo các đảo cướp được của VN biến chúng thành căn cứ quân sự, csHN tiếp tục đàn áp đánh đập người dân vô tư, tiếp tục bán nước bao che cho TC tại Formosa/Vũng Áng và nhiều nơi khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bill Clinton trong 2 năm vừa qua vô/ra Hà Nội để làm gì vậy ? chuẩn bị chiếc ghế TT cho vợ với sự hổ trợ tài chánh của csHN và Trung cộng qua sứ quán của TC tại Hà Nội ?
Ngày nhân quyền Việt Nam và ‘cơ hội’ trong chuyến thăm của tổng thống Mỹ >>> Việt Nam đã có cơ hội gì gần 8 năm qua dưới sự cầm quyền của ông ? ngoại trừ một vài cá nhân được hưởng ân điển như Điếu Cày, Cu Hà Vũ ... thế thôi?

** Ở đây tôi muốn nói đến là cả dân tộc,đất nước Việt Nam.
Sự chọn lựa ứng viên theo cảm tính ưa thích hay chọn vì quyền lợi của quốc gia dính liền. Sai lầm của một Lá Phiếu phải mất đến từ 4- 8 năm tai hại.
Người VN định cư ở Hoa Kỳ, là công dân Mỹ gốc Việt thì không thể không quan tâm đến " Tự Do-Dân Chủ-Nhân Quyền " bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ.
Không thể không quan tâm đến sự an nguy của tổ quốc trước cái họa xâm lược và đồng hóa của Tàu.
Nếu quan tâm đến các điều trên, thì không thể không quan tâm đến Ai sẽ là Tổng Thống Hoa Kỳ Next ? Phải là một Tổng Thống Mạnh Mẻ, không nhận tiền bẩn,lobby mua chuộc, theo tài liệu sau đây :
Theo cách nhìn của tôi, thì người TT/HK trước mắt không còn là vấn đề của chỉ Hoa Kỳ. Vì khi Họ mà Ham tiền và danh vọng làm đầu, thì rất dễ bị TC và csHN mua chuộc. Từ đó chúng sẽ an tâm làm những gì chúng muốn làm tại Biển Đông, các đảo chúng đã cướp chiếm được của Việt Nam. Còn csHN thì tiếp tục sống kiếp nô tài cho chúng nó. Lúc đó người dân và đất nước Việt Nam sẽ ra sao ? Tự do- nhân quyền- độc lập v.v.. sẽ không bao giờ đến.
Cái thời gian phải bàn giao nước Việt Nam cho tàu theo ký kết của chúng tại HN/Thành Đô 1990, bàn giao là 2020 chỉ còn 4 năm nữa thôi ?
**Nếu so sánh giữa Donald Trump và vợ chồng Clinton thì Trump làm tổng thống không cần lương của chính phủ, là một tỷ phú với tiền bạc và danh vọng có đủ, lủ trung cộng và Việt cộng không thể mua chuộc, hối lộ như nhà Clinton. Đây là điểm khác biệt rỏ ràng, chưa nói đến cái qúa khứ của vợ chồng Clinton 8 năm khi là TT/HK từ 1993-2001. Tổng thống + vợ TT + PTT Al Gore đều thích nhận phong bì chết chắc nước Mỹ.
**Do đó tôi sẽ dốc toàn lực hổ trợ Donald Trump, nhằm mục đích không muốn ghế TT/HK lọt vào tay vợ chồng nhà Clinton, chắc chắn đã có sự Móc nối khi Bill Clinton vào ra Việt Nam thường xuyên thời gian mấy năm vừa qua, nhằm mục đích gì? vận động từ csHN qua tay sai của chúng nằm vùng tại Mỹ và lobby tiền bạc? các bạn có thể tiếp tay truyền tải cái bài viết của tôi để đánh động sự quan tâm về vợ chồng nhà Clinton.
Cám ơn tất cả qúy vị đã tiếp tay về sự việc nầy, Việt Nam, Hoa Kỳ và thế giới tự do không thể chịu đựng những " chính trị gia xôi thịt " vinh thân phì gia.
Xin đừng quên rằng " tương lai của đất nước và người dân " có thể đang nằm trong Lá Phiếu của bạn đó " công dân Mỹ gốc Việt ".
07/05/201603:07:42
Khách
Thường thì các bài viết của tác giả Phạm Trần đều có tính cách khách quan nên có mức độ khả tín cao.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.