Hôm nay,  

Ai Đã Ra Lệnh Giết Đức Thầy Hùynh Phú Sổ: Tài Liệu Cần Được Công Bố Rộng Rãi

01/10/201500:00:00(Xem: 23659)

Sự kiện người cộng sản ra tay bắt cóc rồi sát hại Đức Thày Hùynh Phú Sổ, vị sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo vào ngày 16 tháng 4 năm 1947 tại khu vực miền Tây Nam Bộ - thì đã được nhiều người biết đến qua những chứng từ rõ ràng rất đáng tin cậy. Việc sát hại một vị lãnh tụ tôn giáo rất mực uy tín này đã gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với đại khối quần chúng tín đồ vốn đa số là nông dân ở địa phương đồng bằng sông Cửu Long suốt bao nhiêu năm nay.

Thế nhưng, cho đến gần đây người cộng sản cũng chỉ nói vu vơ đại khái rằng: “Những sự việc đáng tiếc như thế là do địa phương làm sai trái – chứ không phải do cấp trên ở trung ương quyết định v.v...” Tuy vậy, giới nghiên cứu sử học vẫn tìm ra được các bằng chứng xác đáng liên hệ đến hành vi tội ác này là do giới lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản vào thời gian ấy. Xin trình bày vấn đề ngắn gọn như sau.

I - Vào năm 2000, bác sĩ Trần Ngươn Phiêu đã tiết lộ trong một bài báo rằng: “Có hai sử liệu hiện được lưu trữ tại Thư Viện Quốc Gia Pháp ở Paris, cụ thể như sau:

1 - Quyết Định đề ngày 28 – 4 – 1947 của Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ, do Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Thuần ký: Cách chức Ủy viên Đặc biệt và Truy tố Hùynh Phú Sổ về tội phản bội.

2 – Thông Cáo ngày 20 – 5 – 1947 của Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ cho biết một phiên tòa đặc biệt được thành lập ngày 25 – 4 – 1947, đã lên án tử hình và cho hay đã xử tử Hùynh Phú Sổ.

(Các tài liệu này đã được nhà văn Như Phong Lê Văn Tiến phát hiện khi sang Pháp sưu tầm trong văn khố Thư viện Quốc gia Pháp – (Bibliothèque Nationale de Paris – Centre des Hautes Études sur l'Afrique et l'Asie Moderne – Notes sur le PGHH, Tác giả: Savani).

Bài báo khá nhiều chi tiết này của Bs Phiêu đã được đăng trên Việt Báo mà tôi đã tìm được trên online.

II – Và mới nhất đây, trong một bài báo phổ biến vào tháng 10 năm 2014, Giáo sư Shawn McHale giảng dậy tại Elliot School of International Affairs tại thủ đô Washington DC cũng đã tiết lộ rằng: “Thực ra, (việc xử tử nhà lãnh đạo Hòa Hảo Hùynh Phú Sổ) đó là một quyết định của tòan bộ Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ, và Tướng Nguyễn Bình vị Tư lệnh quân sự cho miền Nam đã chấp thuận – (In fact, it was a decision of the entire Administrative Committee of Nam Bộ, and General Nguyễn Bình, military commander for the south, approved of it).


Trong phần Chú Thích, tác giả MCHale còn ghi nguyên văn chi tiết như sau:”I found a photograph of the order, signed by General Nguyễn Bình, this past summer in the French archives in Aix-en-Provence. See Indochine.Haut Commissariat de l'Indochine. Service de Protection du Corps Expéditionnaire dossier 385. BỐ CÁO CUẢ UỶ BAN HÀNH CHÁNH NAM BỘ. “VỤ ÁN HÙYNH PHÚ SỔ”. Ngày 27 tháng 5 năm 1947. (Signed:) NGUYỄN BÌNH.

Qua Ghi Chú này, thì chính Tướng Nguyễn Bình là vị có thẩm quyền cao cấp nhất tại Nam Bộ đã ký tên chấp thuận quyết định lên án và thi hành việc xử tử Giáo chủ Hùynh Phú Sổ vào năm 1947 vậy.

Và nếu coi kỹ lại, thì tài liệu do Giáo sư McHale ghi ở trên đây cũng chính là tài liệu số 2 như BS Phiêu đã ghi trong bài báo nói trên. Chỉ có điều khác là tài liệu do nhà văn Như Phong tìm ra thì được ghi là ở tại Thư viện ở Paris. Còn tài liệu do GS McHale nêu ra, thì ở tại Văn khố tại Aix-en Provence.

III – Tóm lược lại.

Theo sự hiểu biết của bản thân, thì tôi chưa được thấy phóng ảnh của 3 văn kiện nói trên được phổ biến ở đâu cả. Vậy tôi xin bà con, ai mà có bản phóng ảnh về các tài liệu này, thì xin vui lòng phổ biến rộng rãi cho công chúng được biết đến sử liệu có giá trị rất chính xác này.

Hoặc nếu chưa ai có, thì tôi xin các vị học giả đang cư ngụ tại Pháp vui lòng đến tìm kiếm mấy tài liệu đó và cho công bố để bà con được biết với. Mong lắm thay.

Costa Mesa California, Ngày Đầu Thu năm Ất Mùi 2015

Đoàn Thanh Liêm

Ghi Chú:

Bài báo của Giáo sư Shawn McHale có nhan đề là “Caught Between Propaganda anh History” là bài Điểm sách về cuốn “Lịch sử Nam bộ Kháng chiến” do Hội Đồng chỉ Đạo Biên Sọan Lịch Sử Nam Bộ Kháng Chiến ấn hành năm 2010. Bài báo được đăng trong Tủ sách“Cold War International History Project”, October 2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.