“Anh đi đường anh, tôi đường tôi,
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
Đã quyết không mong sum họp mãi,
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?” (Giây phút chạnh lòng- Thế Lữ)
Ngày nay tại các xã hội Tây phương, vụ vợ chồng già ly hôn, bỏ nhau sau 30-40 năm sống chung trong hạnh phúc, hòa bình chen lẫn với chiến tranh lạnh đã trở nên khá quen thuộc đối với không ít gia đình.
Cuộc sống của nhiều cặp vợ chồng lúc về già trở nên ngột ngạt. Chiến tranh lạnh và cảnh ông ở nhà trên thì bà ở nhà dưới, ông vô phòng gõ computer thì bà ngồi salon xem Paris by night hay lục đục dưới bếp. Bà lải nhải thì ông làm thinh cho yên chuyện là những cảnh đời rất phổ biến ở lớp người cao tuổi tại quê nhà và cả ngay tại hải ngoại.
“Phải chăng cưới hỏi là nguyên nhân của ly dị? Tình yêu làm mù lòa, cưới hỏi trả lại ánh sáng- Đàn ông cưới vợ vì mệt mỏi, đàn bà lấy chồng vì tò mò- Cả hai đều thất vọng”.(Oscar Wilde)
***
Rising grey divorce rates create financial havoc for seniors
By Linda Nguyen –The Globe and Mail
http://www.theglobeandmail.com/news/politics/rising-grey-divorce-rates-create-financial-havoc-for-seniors/article4553219/
Ly dị nóng và ly dị nguội
Tụi trẻ chia tay sau 5-7 năm thì người ta gọi là ly dị nóng (hot divorce), còn quý cụ ông bye bye cụ bà sau 30-40 năm thì đó là ly dị nguội (cold divorce).
Theo Gs Pepper Schwartz, professor of Sociology Univ of Washington, các cặp vợ chồng già tưởng họ hiểu rõ nhau hơn theo năm tháng, xích lại gần nhau hơn theo thời gian nhưng thật sự ra không phải như vậy đâu. Không ai hiểu ai hết.
Giữ mối quan hệ vợ chồng cho thật sự bền vững, luôn luôn tốt đẹp trong nhiều thập niên là chuyện không tưởng science fiction Avatar.
Theo US Census thì lối ½ cặp vợ chồng già đã quyết định chọn giải pháp rã hùn vì họ đã cạn tào ráo máng, không còn chịu đựng nổi cái bản mặt của nhau nữa.
Đây là cách tốt nhất để mình được yên thân.
Tây họ gọi những chuyện bực dọc qua lại giữa ông và bà là những irritants làm hại thần kinh, theo ngày tháng chồng chất thêm lên mãi, khiến ông hoặc bà chưa phát khùng là may.
Ngày nay ly dị không còn được xem như vấn đề cấm kỵ taboo nữa như thiên hạ ngày xưa thường hay nghĩ. Bởi lẽ nầy, các cặp vợ chồng già có khuynh hướng tha hồ bắt chước theo bọn trẻ, ở hổng được thì bỏ quách nhau đi cho khỏe thân. Hổng có ấm a ấm ớ hội tề, tại bị gì hết.
Gs Schwattz cho rằng ngày nay tiến bộ khoa học và ngành y khoa đã giúp con người sống thọ hơn xưa rất nhiều. Những năm bonus dư thừa đã tạo điều kiện cho quý cụ ông và cả quý cụ bà có cơ hội để hưởng thụ cuộc sống cho đúng nghĩa của nó.
Ly dị là giải pháp hay nhất để sống theo sự ích kỷ riêng tư của mình.
Ngày xưa cũng như ngày nay, không ít các cặp vợ chồng già đã ở với nhau 30-40 năm thường phải cắn răng cắn môi, cố gắng chịu đựng tánh ý gàn của nhau để tránh rắc rối cũng như để giữ thể diện gia đình. Nói một cách khác là họ muốn được bình an cho đến lúc đi theo ông theo bà.
Ngược lại,cũng có nhiều cụ nghĩ đến việc hưởng thụ, tìm những quan hệ tình cảm mới để tô điểm cho tuổi vàng ngọc golden years của họ được có thêm phần ý nghĩa.
Hiện tượng trâu già ngậm cỏ non là một thí dụ.
Họ nghĩ rằng mình chỉ có một đời sống mà thôi, tội gì không sống cho đáng sống.
Bà Gs Schwartz ,65 tuổi, đã ly dị chồng từ 20 năm nay cho rằng còn rất nhiều thời gian trước mắt để chúng ta đáng sống.
Diane Sollee, người sáng lập ra tổ chức Smart Marriage cho rằng các cặp vợ chồng già đã chung sống, chịu đựng với nhau nhiều thập niên đều muốn chia sẻ những thành quả mà họ đã cùng tạo dựng được chung với nhau suốt cuộc đời.
Vậy tại sao các cặp vợ chồng già lại sanh tật bỏ nhau?
Các nỗi bất mãn, bực dọc chồng chất theo năm tháng, tuổi gìa, tình trạng mãn dục, mãn kinh, khiến tâm tánh thay đổi bất thường và khó khăn với nhau đến một lúc nào đó thì nổ ra.
Tiền bạc càng rũng rĩnh có sẵn, thì càng dễ bỏ nhau.
Người gõ không dám có ý kiến nầy nọ vì đây là một chuyện rất cá nhân, có thể xảy ra cho bất kỳ ai không phân biệt vua chúa, giàu nghèo hay giai cấp xã hội.
Nghỉ hưu cần phải có một thời gian điều chỉnh và thích ứng trong cuộc sống lứa đôi.
Cả vợ lẫn chồng phài tập sống lại với nhau trong bối cảnh hai người chớ không phải của một người.
Theo LInstitut national détudes démographiques INED (Pháp), ly dị ở lớp tuổi 60 đã tăng lên gấp hai từ năm 1985. Nguyên nhân do những khó khăn trong thời gian nghỉ hưu đem đến.
1-Vợ chồng cần cho nhau biết sự mong đợi ở người kia. Hoạch định những sinh hoạt chung nhưng vẫn giữ những sở thích của mình.
2-Nên ý thức rằng người kia cũng cần phải có những giây phút riêng tư (intimité) của họ.
3-Rất quan trọng cần có nhiều thời gian cạnh bên nhau nhưng không nhất thiết là cả hai đều phải làm chung một việc.
4-Lúc nghỉ hưu, vợ chồng đều quá rảnh rỗi. Họ có thể sử dụng thời gian quý báu đó một cách tự chủ (autonome) và khác biệt theo ý thích của họ nhưng đồng thời mỗi người phải biết tôn trọng điều ước muốn của người kia. Đây là cách hữu hiệu đễ ngừa thói quen (routine) theo năm tháng.
5- Để cho sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn ( làm việc/ nghỉ hưu) được êm ái, vợ và chồng cần phải tập quen sống với sự có mặt thường xuyên của người kia.
Kết luận
Nghĩ ra Phật giáo nói tu là cội phúc, tình là dây oan cũng đúng lắm.
Trong đời không có gì là vĩnh cửu hết. Tất cả đều là vô thường hư ảo. Có hợp thì có tan. Còn duyên còn nợ thì còn ở với nhau, còn hết duyên hết nợ thì ông đi đường ông, tui đi đường tui.
***
Hết nợ, tui thăng đây nè.
“Một ông bạn, suốt đời không có triệu chứng gì về đau tim cả. Chỉ có bà vợ hay la mắng rầy rà làm ông buồn mà thôi. Một hôm ông ngồi đọc báo chờ vợ trước siêu thị. Bà vợ đẩy xe ra cửa, và nạt ông chồng: “Còn ngồi đó nữa sao? Không phụ tôi đẩy xe ư? Đàn ông gì mà lười biếng quá”. Ông vội vã đến đẩy xe cho vợ, mới đi được mấy bước thì quỵ xuống. Bà vợ nạt: “Già rồi mà đi đứng còn hấp tấp, không ý tứ gì cả. Sao không đứng dậy, mà còn định nằm vạ đến bao giờ?” Thấy chồng nằm vạ lâu, bà cúi xuống kéo áo ông, thấy hai con ngươi đứng tròng. Bà hốt hoảng la lên. Nhưng không kịp nữa.
Ông đã bị đứng tim chết rồi. Chính bà kể lại và khóc lóc”.(ngưng trích Tràm Cà Mau)
Nhức nhối con tim
http://thoibao.com/nhuc-nhoi-con-tim/
Bye Bye, chấm hết./.
Montreal
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
Đã quyết không mong sum họp mãi,
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?” (Giây phút chạnh lòng- Thế Lữ)
Ngày nay tại các xã hội Tây phương, vụ vợ chồng già ly hôn, bỏ nhau sau 30-40 năm sống chung trong hạnh phúc, hòa bình chen lẫn với chiến tranh lạnh đã trở nên khá quen thuộc đối với không ít gia đình.
Cuộc sống của nhiều cặp vợ chồng lúc về già trở nên ngột ngạt. Chiến tranh lạnh và cảnh ông ở nhà trên thì bà ở nhà dưới, ông vô phòng gõ computer thì bà ngồi salon xem Paris by night hay lục đục dưới bếp. Bà lải nhải thì ông làm thinh cho yên chuyện là những cảnh đời rất phổ biến ở lớp người cao tuổi tại quê nhà và cả ngay tại hải ngoại.
“Phải chăng cưới hỏi là nguyên nhân của ly dị? Tình yêu làm mù lòa, cưới hỏi trả lại ánh sáng- Đàn ông cưới vợ vì mệt mỏi, đàn bà lấy chồng vì tò mò- Cả hai đều thất vọng”.(Oscar Wilde)
***
Rising grey divorce rates create financial havoc for seniors
By Linda Nguyen –The Globe and Mail
http://www.theglobeandmail.com/news/politics/rising-grey-divorce-rates-create-financial-havoc-for-seniors/article4553219/
Ly dị nóng và ly dị nguội
Tụi trẻ chia tay sau 5-7 năm thì người ta gọi là ly dị nóng (hot divorce), còn quý cụ ông bye bye cụ bà sau 30-40 năm thì đó là ly dị nguội (cold divorce).
Theo Gs Pepper Schwartz, professor of Sociology Univ of Washington, các cặp vợ chồng già tưởng họ hiểu rõ nhau hơn theo năm tháng, xích lại gần nhau hơn theo thời gian nhưng thật sự ra không phải như vậy đâu. Không ai hiểu ai hết.
Giữ mối quan hệ vợ chồng cho thật sự bền vững, luôn luôn tốt đẹp trong nhiều thập niên là chuyện không tưởng science fiction Avatar.
Theo US Census thì lối ½ cặp vợ chồng già đã quyết định chọn giải pháp rã hùn vì họ đã cạn tào ráo máng, không còn chịu đựng nổi cái bản mặt của nhau nữa.
Đây là cách tốt nhất để mình được yên thân.
Tây họ gọi những chuyện bực dọc qua lại giữa ông và bà là những irritants làm hại thần kinh, theo ngày tháng chồng chất thêm lên mãi, khiến ông hoặc bà chưa phát khùng là may.
Ngày nay ly dị không còn được xem như vấn đề cấm kỵ taboo nữa như thiên hạ ngày xưa thường hay nghĩ. Bởi lẽ nầy, các cặp vợ chồng già có khuynh hướng tha hồ bắt chước theo bọn trẻ, ở hổng được thì bỏ quách nhau đi cho khỏe thân. Hổng có ấm a ấm ớ hội tề, tại bị gì hết.
Gs Schwattz cho rằng ngày nay tiến bộ khoa học và ngành y khoa đã giúp con người sống thọ hơn xưa rất nhiều. Những năm bonus dư thừa đã tạo điều kiện cho quý cụ ông và cả quý cụ bà có cơ hội để hưởng thụ cuộc sống cho đúng nghĩa của nó.
Ly dị là giải pháp hay nhất để sống theo sự ích kỷ riêng tư của mình.
Ngày xưa cũng như ngày nay, không ít các cặp vợ chồng già đã ở với nhau 30-40 năm thường phải cắn răng cắn môi, cố gắng chịu đựng tánh ý gàn của nhau để tránh rắc rối cũng như để giữ thể diện gia đình. Nói một cách khác là họ muốn được bình an cho đến lúc đi theo ông theo bà.
Ngược lại,cũng có nhiều cụ nghĩ đến việc hưởng thụ, tìm những quan hệ tình cảm mới để tô điểm cho tuổi vàng ngọc golden years của họ được có thêm phần ý nghĩa.
Hiện tượng trâu già ngậm cỏ non là một thí dụ.
Họ nghĩ rằng mình chỉ có một đời sống mà thôi, tội gì không sống cho đáng sống.
Bà Gs Schwartz ,65 tuổi, đã ly dị chồng từ 20 năm nay cho rằng còn rất nhiều thời gian trước mắt để chúng ta đáng sống.
Diane Sollee, người sáng lập ra tổ chức Smart Marriage cho rằng các cặp vợ chồng già đã chung sống, chịu đựng với nhau nhiều thập niên đều muốn chia sẻ những thành quả mà họ đã cùng tạo dựng được chung với nhau suốt cuộc đời.
Vậy tại sao các cặp vợ chồng già lại sanh tật bỏ nhau?
Các nỗi bất mãn, bực dọc chồng chất theo năm tháng, tuổi gìa, tình trạng mãn dục, mãn kinh, khiến tâm tánh thay đổi bất thường và khó khăn với nhau đến một lúc nào đó thì nổ ra.
Tiền bạc càng rũng rĩnh có sẵn, thì càng dễ bỏ nhau.
Người gõ không dám có ý kiến nầy nọ vì đây là một chuyện rất cá nhân, có thể xảy ra cho bất kỳ ai không phân biệt vua chúa, giàu nghèo hay giai cấp xã hội.
Nghỉ hưu cần phải có một thời gian điều chỉnh và thích ứng trong cuộc sống lứa đôi.
Cả vợ lẫn chồng phài tập sống lại với nhau trong bối cảnh hai người chớ không phải của một người.
Theo LInstitut national détudes démographiques INED (Pháp), ly dị ở lớp tuổi 60 đã tăng lên gấp hai từ năm 1985. Nguyên nhân do những khó khăn trong thời gian nghỉ hưu đem đến.
1-Vợ chồng cần cho nhau biết sự mong đợi ở người kia. Hoạch định những sinh hoạt chung nhưng vẫn giữ những sở thích của mình.
2-Nên ý thức rằng người kia cũng cần phải có những giây phút riêng tư (intimité) của họ.
3-Rất quan trọng cần có nhiều thời gian cạnh bên nhau nhưng không nhất thiết là cả hai đều phải làm chung một việc.
4-Lúc nghỉ hưu, vợ chồng đều quá rảnh rỗi. Họ có thể sử dụng thời gian quý báu đó một cách tự chủ (autonome) và khác biệt theo ý thích của họ nhưng đồng thời mỗi người phải biết tôn trọng điều ước muốn của người kia. Đây là cách hữu hiệu đễ ngừa thói quen (routine) theo năm tháng.
5- Để cho sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn ( làm việc/ nghỉ hưu) được êm ái, vợ và chồng cần phải tập quen sống với sự có mặt thường xuyên của người kia.
Kết luận
Nghĩ ra Phật giáo nói tu là cội phúc, tình là dây oan cũng đúng lắm.
Trong đời không có gì là vĩnh cửu hết. Tất cả đều là vô thường hư ảo. Có hợp thì có tan. Còn duyên còn nợ thì còn ở với nhau, còn hết duyên hết nợ thì ông đi đường ông, tui đi đường tui.
***
Hết nợ, tui thăng đây nè.
“Một ông bạn, suốt đời không có triệu chứng gì về đau tim cả. Chỉ có bà vợ hay la mắng rầy rà làm ông buồn mà thôi. Một hôm ông ngồi đọc báo chờ vợ trước siêu thị. Bà vợ đẩy xe ra cửa, và nạt ông chồng: “Còn ngồi đó nữa sao? Không phụ tôi đẩy xe ư? Đàn ông gì mà lười biếng quá”. Ông vội vã đến đẩy xe cho vợ, mới đi được mấy bước thì quỵ xuống. Bà vợ nạt: “Già rồi mà đi đứng còn hấp tấp, không ý tứ gì cả. Sao không đứng dậy, mà còn định nằm vạ đến bao giờ?” Thấy chồng nằm vạ lâu, bà cúi xuống kéo áo ông, thấy hai con ngươi đứng tròng. Bà hốt hoảng la lên. Nhưng không kịp nữa.
Ông đã bị đứng tim chết rồi. Chính bà kể lại và khóc lóc”.(ngưng trích Tràm Cà Mau)
Nhức nhối con tim
http://thoibao.com/nhuc-nhoi-con-tim/
Bye Bye, chấm hết./.
Montreal
Đạo Phật thì ra đời cách đây hơn 2 ngàn năm òi. Điều này nói cho ta biết cái gì? Hơn 2K năm nay, bao nhiêu người tu theo Đao Phật? Bao nhiêu người thoát vòng sinh tử luân hồi? Tại sao dân số vẫn tăng ở các xứ này?
Kể ra từ lúc có mặt trên trái đất tới nay, trải qua vô lượng kiếp, đóng đủ thứ vai làm sao mà sạch được 3 nghiệp thân khẩu ý để giải thoát đây?
Nếu làm được thì dân số đâu có tăng kéo theo đói nghèo khổ sở vậy nè?
Không đúng đâu ông ơi, "tình là dây oan" hay không thì tôi không biết, chứ "tu là cội phúc" thì chẳng phải Phật giáo tí nào. Phật giáo quan niệm tu là để giác ngộ, giải thoát, để xuất thế gian, không còn dính mắc gì tới luân hồi sinh tử nữa. Tu để lấy phúc như ông Ng Du, chỉ là tu lấy cái tiểu quả thôi, không phải là cứu cánh đường tu