Tự do dân chủ không bao giờ là tặng phẩm của nhà cầm quyền, cũng không phải do trời cho mà có. Trái lại , dân chủ tự do là thành quả của một chuỗi tham gia, đấu tranh, và gìn giữ vì quyền lợi của chính mình, của gia đình mình , và của đất nước mình.
Ưu điểm của tự do dân chủ là tạo hạnh phúc. Nhưng ưu điểm kéo dài cũng có thể thành khuyết điểm, như uống thuốc bổ dài dài sẽ sanh bịnh. Sống êm đềm, đều đều, lâu ngày trong chế độ tự do dân chủ, người ta sẽ có cảm nghĩ xã hội tự nhiên yên vui như vậy, trời sanh ra thiện mỹ như vậy. Rồi cứ mải mê lo công ăn việc làm, nghỉ ngợi, giải trí vui chơi. Rồi lại lơ là, không quan tâm, tha thiết , không theo dỏi xem chánh quyền ra sao, ai đại diện mình và họ đại diện ra sao. Thậm chí có người chẳng thèm đi bầu. Có 1001 lý do, từ các các lý do thường tình như bận việc đến lý do đượm màu triết lý bình dân, " bầu làm gì, bầu cho ai, cũng vậy thôi."
Bịnh thờ ơ đi bầu, lãnh cảm chánh trị không phải chỉ xảy ra ở những nước mới có tự do dân chủ, mà rất phổ biến tại các nước dân chủ lâu đời như Hoa kỳ, Pháp, v.v. Tại Mỹ, cuộc bầu cử năm 1996 lớn cũng như cuộc bầu cử năm 2000 này, chỉ có non 50% cử tri đã ghi danh đi bầu. Trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 1998, tỷ lệ đi bầu sụt, chỉ còn dưới 20%. Tài liệu do Cơ quan thăm dò chánh thức , đáng tin của nhà nước, US Bureau of the Census, ghi nhận và phổ biến.
Đó là hiện tượng thoái hóa cuả tự do dân chủ mà người có trách nhiệm hết sức ưu tư. Nhưng có một số người thì rất cần , khai thác, và trục lợi hiện tượng tiêu cực ấy. Dân chúng càng thơ ơ với chánh trị càng lợi cho cho một số ít ngườ ấy.
Theo C. Wright Mills, một nhà xã hội học, năm 1956, phân tích, chánh trị tại Hoa kỳ tập trung vào tay một số rất ít người ở tầng lớp thượng thượng lưu. Họ nắm hầu hết tài nguyên quốc gia, nắm một số lớn quyền thế trong xã hội. Cụ thể hơnnhững người ấy cầm cán kinh tế, chánh quyền, và quân đội. Mills đặt tên cho hình thái chánh trị này là Power- elite model. Họ là ai" Đó là những người giàu tột đĩnh (nắm phần lớn các cổ đông của các đại công ty), những viên chức đầu ngành trong chánh quyền liên bang, tiểu bang, và các tướng chỉ huy cao cấp trong quốc phòng Mỹ.
Mills nêu một trường hợp điển hình là Tướng Alexander Haig. Ông từng làm chủ tịch quản trị một tập đoàn kinh tế lớn, tham gia nội các Reagan, và từng là tư lịnh trong quân đội . Haig không phải là trường hợp cá biệt duy nhứt.. Đa số các người tham gia nội các Clinton cũng thế. Mười trên muời ba người tham gia chánh phủ Clinton là các chủ tịch quản trị đại công ty, hết tham chánh lại trở về chức vụ quản trị kinh tế cũ; tài sản hàng triệu triệu Mỹ kim. Quyềân hạn, tài nguyên tập trung vào một số ít người như thế, liệu tiếng nói của người dân thường còn được nghe. Người dân thường còn có cơ hội đồng đều để ra tham gia việc nước giữa lúc chi phí tranh cử tính bằng đơn vị triệu đô la"
Kế đến, tự do dân chủ cũng có thể bị chiếm bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Đế quốc cưỡng chiếm bằng xâm lăng. Phát xít, Cộng sản chiếm bằêng bạo lực. Cách mạng võ trang là chiến lược nhà nghề của CS. Không có chiến tranh thì không có Đông Aâu, Trung quốc, Việt nam Cộng sản. Tài phiệt chiếm bằng tiền và thế lực. Quân phiệt chiếm bằng đảo chánh lật đổ.
Tất cả đều cùng một mục đích, biến nhân dân thành giai cấp bị trị, một hình thái nô lệ mới. Nô lệ xưa thì lên rừng tìm ngà voi, sừng tê giác, chèo chiến thuyền ( galères ), quay cối xay lúa mì, bị trừng phạt treo cổ, cắt tai, thích trán. Nô lệ ngày nay bị điều kiện hóa, nhồi sọ, có miệng mà không lời vì miếng cơm, manh áo. Có người đi xe hơi, ở nhà lầu vẫn là nô lệä như Bác sĩ Faust bán linh hồn cho quỷ Mephistophélès để có được tuổi thanh xuân. Kỹ thuật nô lệ hóa của Nazi và CS hạ con người xuống hàng thú vật (Goebel), huấn luyện con người làm trò hát xiệc(Pavlon).
Đó là cái giá phải trả cho thái độ an phận thủ thường,"tuỳ làng tội sao cũng được". Đó là điều CSVN hiện tại rỉ tai người dân. Buôn chui, bán lậu, cờ bạc, hút xách lở bị bắt có thể khoan hồng, giảm khinh được. Nhưng làm chánh tri, thì trời cứu cũng không được, "cha cũng không dám giúp." Chánh trị là lãnh vực cấm kỵ tối đa đối với dân. CSVN trước sau vẫn chủ trương như thế. Hậu quả ấy còn di lụy đối với một số người, dầu đã ra khỏi vòng kềm kẹp của CSVN lâu rồi, đang sống tự do dân chủ tại Mỹ. Hậu qủa di lụy ấy biến tướng từ thái độ thơ ơ,lãnh cảm chánh trị, đến hiểu lầm ý nghĩa củ chánh trị như một kỹ thuật bá đạo, tranh giành, bội tro, trét trấu nhau, vì tiền bạc, danh vọng cho cá nhân. Điều các chế độ độc tài như độc tài đảng trị CS muôn là chỉ có thế. Muốn nhân dân càng chê, càng sợ chánh trị, càng lợi cho họ. Một mình một chọ, múa gậy vườn hoang. Chánh trị là chuyện của nhà cầm quyền, dân đừng có xen vào mà mang họa vào thân.
Nói cho cùng bịnh lãnh cảm chánh trị và sự thơ ơ đi bầu của người Việt cũng có lý do. Trong thời Chiến Tranh Lạnh của thế giới nhưng nóng bỏng ở đất nước ta, bao nhiêu là cuộc bầu cử đạo diễn. Người thắng cử chiếm trên 75% tổng số phiếu, vẫn chưa hài lòng, muốn cao hơn nữa. Gần 100% càng tốt để khoa trương uy tín! Các công chức giữ thùng phiếu xem việc ăn gian phiếu theo "gợi ý" của chánh quyền là " bổn phận." Kết quả bầu gần như đã có trước khi cử tri bỏ phiếu. Bầu bán như vậy chán là phải. Và phải nói thẳng ra rằng Mỹ có phần trách nhiệm trong việc làm cho người dân chán bầu cử ở Việt Nam trước 75. Vì lý do thực dụng, cần người dễ sai, dễ bảo , Mỹ đã nuôi nhiều chánh quyền gọi là mạnh để đáp ứng nhu cầu chống Cộng. Và Mỹ cũng nhắm mắt làm ngơ, dưới chiêu bài không xen vào nội bo,ä để cho các chánh quyền này xào nấu bầu cử, lật xấp lật ngửa tự do dân chủ.
Bây giờ khối CS đã sụp đổ, Chiến tranh Lạnh không còn, Mỹ một mặt, hô hào toàn thế giới toàn cầu hóa kinh tế và dân chủ hóa chánh trị. Nhưng mặt khác, Mỹ lại đi với các chánh quyền không tự do dân chủ tý nào đối với dân trong nước. Vừa mới trợt vỏ dưa trong Chiến Tranh Lạnh với chánh quyền mạnh do Mỹ đạo diễn, ai mà không sợ trợt vỏ dừa trong thởi kinh tế toàn cầu. Bao lâu mà Mỹ chưa giúp nhổ mấy cái gai độc tài như VNCS, Cuba, Trung quốc, đang đâm vào con ngươi tự do dân chủ của các nước ấy, thì nhân dân khó mà tin Mỹ lắm.
Tự do dân chủ như một vườn hoa. Nó rất đẹp, rất quí. Nhưng nó đòi hỏi phải vun trồng, chăm sóc, chớ không thể cỡi ngựa xem hoa được. Thiếu dòm ngó là bị người xấu ăn cắp, phá khuấy. Tự do dân chủ không thể xin, không thể ngồi chờ sung rụng, trời cho mà có. Tự do dân chủ không do một người làm nên được. Tự do dân chủ là do đấâu tranh bằng nhân tài vật lực, bắng mồ hôi nước mắt, và nếu cần, bằng máu mới có. Tự do dân chủ không thể và không bao giờ do một người làm được. Một người bảo vệ được. Dù ở nước nhà hay ở hải ngoại, tự do dân chủ là chuyện của mỗi một người chúng ta.