Hôm nay,  

Nhà Văn Vũ Khắc Khoan

14/09/201500:00:00(Xem: 4357)

Trong tuần này có một ngày đáng ghi nhớ: ngày 12-9-1986 là ngày nhà văn Vũ Khắc Khoan từ trần.

Ông là một kỹ sư, nhưng nổi tiếng nhờ các tác phẩm nghệ thuật. Ông viết truyện ngắn, soạn kịch, nghiên cứu Phật học, và bản thân ông đã thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam ở Minnesota.

Tác phẩm của Vũ Khắc Khoan có giá trị đặc biệt, thơ mộng nhưng tha thiết, đau xót với những băn khoăn của ngươì trí thức thời loạn, và rồi mang nét cổ kính nghiêm túc khi noi1í về Phật giáo.

Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27 tháng 2, 1917 tại Hà Nội.

Mất ngaỳ 12 tháng 9, 1986 (69 tuổi).

Ông sinh tại Hà Nội, theo học trường Bưởi, nhập học trường Y khoa nhưng rồi đổi sang Cao đẳng Canh nông. Ông tốt nghiệp kỹ sư canh nông sau chuyển sang văn học và lịch sử, dạy học ở trường trung học Chu Văn An.

Ông là tác giả những vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948), Thành Cát Tư Hãn, và Giao thừa (1949). Hai vở Giao thừa và Thằng Cuội đã được trình diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội vào những năm 1951 và 1952. Bài vở của ông cũng được đăng trên báo Phổ thông và Quan điểm.

Sau năm 1954 ông di cư vào Nam ông đóng góp cho các báo Tự do, Quan điểm rồi chủ nhiệm nguyệt san Vấn đề. Ông là giám đốc kịch nghệ ở Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ ở Sài Gòn.

Ông tỵ nạn sang Mỹ năm 1975, định cư ở Minnesota nơi ông dạy Pháp văn ở đại học Minnesota rồi mất tại đó. Trong thời gian tại Mỹ ông thành lập Hội Phật giáo Việt Nam ở Minnesota.

Nhà phê bình Thụy Khuê trong bài viết “Vũ Khắc Khoan, con ngưòi và tác phẩm” trên đaì RFI năm 2008 đã ghi nhận:

“Vũ Khắc Khoan là ngòi bút đặc biệt giao hòa triết lý Đông Tây, cổ điển và hiện đại trong tác phẩm văn học một cách tài tình. Sáng tác ít, nhưng mỗi tác phẩm đều đạt tới mức cổ điển. Cổ điển trong cái nghĩa đẹp nhất: không theo thời thượng mà tìm đến những giá trị phi thời gian. Có thể nói ông là trường hợp "văn dĩ tải đạo" độc đáo nhất trong văn học Việt Nam. Cái đạo ở đây là tư tưởng, là những vấn đề đặt ra cho người trí thức tiểu tư sản ở thời kỳ chia đôi đất nước, nói riêng, và con người của mọi thời, nói chung, trực diện với nghệ thuật và cuộc sống.

Độc giả trong nước ngày nay có lẽ không mấy người biết Vũ Khắc Khoan là ai. Mặc nhiên ông là một trong những tác giả lớn của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Vì vậy, vấn đề chung của giới nghiên cứu văn học hiện nay, là không thể chỉ đóng khung trong một số tác gia quen thuộc, được nhà nước chính thức công nhận nữa, mà phải mở cửa rộng hơn, ra ngoài vòng chính thống, để đưa người đọc vào toàn cõi văn học Việt Nam thế kỷ XX. Đó là điều kiện sinh tồn, và là lý do hiện hữu của công việc nghiên cứu phê bình....

...

1954, trước bối cảnh chia đôi đất nước, thành phần "trí thức tiểu tư sản" của Vũ Khắc Khoan ở trong cái thế như thế nào? Thế ấy, Vũ Khắc Khoan gọi là "trên đe dưới búa", "tư bản đè xuống, vô sản vùng lên": người trí thức tiểu tư sản "Khoan tôi" ở trong thế kẹt: Họ thuộc giai tầng lưng chừng, không giầu mà chẳng nghèo, không theo hai cực mà bị chúng ép lại. Truyện Thần Tháp Rùa viết về cái thế kẹt ấy của người trí thức tiểu tư sản ở thời điểm sắp chia đôi đất nước: chọn con đường nào cũng khó. Tác giả lồng thời sự trong không khí cổ kính của Thăng Long tự nghìn năm trước: Thư sinh họ Đỗ lên Kẻ chợ trọ học và dạy học, đứng trước những đảo điên của thời cuộc, chàng giữ thái độ lừng khừng khiến có người hỏi: "Hiện nay thiên hạ chia đôi, không trắng thời đen, mà nghe ông nói thì thật không biết là đen hay trắng." Đỗ trả lời: "Tại sao lại cứ bắt buộc phải là đen hay trắng?"

Phong cách nghệ thuật của Vũ Khắc Khoan là đem việc hôm nay lồng vào bối cảnh hôm qua, đem những chuyện thời sự như việc viên thị trưởng Thẩm Hoàng Tín ra lệnh bắt Rùa để triển lãm, việc cầu Thê Húc gẫy đôi... làm "điềm" báo hiệu sự chia đôi đất nước. Những yếu tố thực đó, được thể hiện trong văn qua những hình ảnh hư ảo tuyệt vời của thời cổ tích, ông viết: "Dưới ánh trăng nguyên tiêu, Đỗ đứng lặng nhìn Rùa. Đỗ chợt thấy mắt rùa như mờ lệ. Đỗ hỏi: Cũng biết thùy lệ ư?"

Dùng thể văn biền ngẫu, hàm súc, trau chuốt, chữ đắt giá, tạo vẻ đẹp cổ kính của một thời lồng trong nhiều thời. Đem những băn khoăn của hôm nay lồng trong không khí cổ điển của hôm qua. Qua bốn đoản văn Thần Tháp Rùa, Trương Chi, Thiên Thai và Người đẹp trong tranh, Vũ Khắc Khoan đã "dùng" nghệ thuật để nói lên tư tưởng của mình về cuộc hiện sinh phi lý, về ảo tưởng thiên thai không bao giờ có thật, về cái thế sâu xé của người nghệ sĩ giữa hai thế lực: trưởng giả và thuyền chài (tư bản-vô sản), về sự lựa chọn khó khăn của người nghệ sĩ giữa tác phẩm để đời và lạc thú trước mắt trong cuộc sống sinh thực và phồn thực. Thần Tháp Rùa chao đảo giữa thực tế chính trị lịch sử của Việt Nam thời năm tư và của Việt Nam hôm nay, hơn ba mươi năm sau ngày thống nhất đất nước. Tác phẩm bắc cầu giữa huyền thoại và đời sống, giữa xưa và nay, để đưa ra thực tế của văn bản nghệ thuật....

...Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn Việt nam đã hoà đồng hai yếu tố khó nhất trong một tác phẩm văn học: triết học và văn chương, làm cho tác phẩm, tuy chở tư tưởng triết học, nhưng đọc vẫn thú vị, thanh thoát như một áng văn xuôi đầy chất thơ. Chính ở chỗ đó, mà người nghệ sĩ Vũ Khắc Khoan đã hoà đồng được thiên thai và thế tục, được thiên đàng và trần thế, điều không thể làm được trong thực tại cuộc đời, chỉ có thể hiện hữu trong tưởng tượng và nghệ thuật.”

Xin trân trọng cảm tạ nhà văn Vũ Khắc Khoan, và nhà bình luận Thụy Khuê... Những dòng chữ của họ Vũ sẽ bất tử trong dòng chảy văn học VN.

Ý kiến bạn đọc
16/09/201521:14:29
Khách
Hoc thay, nhung khong biet thay con la 1 ky-su. Xin tuong nho "ThânTp Rua"
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.