Phùng Khắc Khoan hiệu Nghị Trai, tự Hoàng Phu, quê ở làng Bùng, huyện Thạch Thất, Hà Tây (nay Hà Nội). Nên sau khi đỗ đạt người ta gọi ông là Trạng Bùng. Ông là người cùng mẹ với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1552, thời nhà Mạc ông đi thi đỗ Tam trường, nhưng không muốn làm quan cho họ Mạc. Ông lặn lội vào Thanh Hoá theo phò trợ Lê Trung Tông, được bổ nhiệm làm Ngự danh ký lục.
Năm 1580, ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ, giữ chức Đô cấp Thị trung, thời gian sau bị bãi chức nhưng chẳng bao lâu triệu dụng phong chức Hồng lô Tự Khanh, rồi Thị lang Bộ công. Năm 1597, ông được cử làm chánh sứ dẫn đầu một sứ bộ sang triều Minh (Tàu). Ông luôn bảo tồn quốc thể, đã hùng biện áp đảo các quan lại triều Minh, nên vua nhà Minh cũng phải đồng ý về lý luận vững vàng của ông.
Ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng nhà Lê: Thừa chính các xứ Thanh Hóa, Thượng thư bộ Công, Thượng thư bộ Hộ... Ông là một công thần có nhiều thành tích với nhà Lê, trong công cuộc chống nhà Mạc. Sau đó, ông xin về trí sĩ tại quê nhà. Ông mất ngày 24-9-1613, thọ 86 tuổi.
Ông là một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà ngoại giao xuất sắc, một nhà thơ văn phong phú, ông đã để lại cho hậu thế:
- Ngôn chí thi tập
- Lâm tuyền vãn
- Mai Lĩnh sứ hoa thi tập.
Ông quan niệm văn thơ phải sâu sắc, ngòi bút phải linh hoạt sáng sủa, hồn thơ nên thắm thiết trang trải hồn nước:
Hạ bút vững vàng, mưa gió động
Hồn thơ sâu sắc, quỷ thần kinh
Cảm phục: Phùng Khắc Khoan
Phùng Khắc Khoan đi sứ Bắc Kinh!
Hào hùng tranh luận giữa triều Minh
Giữ gìn quốc thể, không nhân nhượng
Lỗi lạc văn thơ, nặng nghĩa tình!
Nguyễn Lộc Yên
- Từ khóa :
- Hà Nội
- ,
- Thanh Hoá
- ,
- Phùng Khắc Khoan
Gửi ý kiến của bạn