Nhưng, bạn hãy hình dung rằng nếu bạn có cơ duyên nào đó để có thể sống tới 200 năm, hay 300 năm… và rồi tất cả những người chung quanh đều chết dần đi. Nghĩa là, chung quanh bạn sẽ toàn là những người trẻ của những thế hệ hoàn toàn dị biệt vì bọn trẻ lớn lên, trưởng thành trong các môi trường hoàn toàn khác với môi trường bạn từng được trưởng thành.
Thậm chí, bạn hãy hình dung rằng ngôn ngữ bọn trẻ cũng di biệt với ngôn ngữ của người già mấy trăm năm như bạn. Dù là tiếng Việt, hay tiếng Anh… bạn sẽ nghe chung quanh những ngôn ngữ rất trẻ, rất mới, rất tân thời.
Chỉ nói chuyện mới hai hay ba thập niên thôi, bạn đã nghe bọn trẻ nói những chữ rất lạ như “chảnh,” hay chữ “vô tư,” hay chữ “đi phượt,” hay chữ “cực chất”… Nếu bạn sống thọ tới 200 năm, hay 300 năm… hẳn sẽ còn ngớ ra trước nhiều ngôn ngữ lạ nữa.
Nhưng giả sử như bạn sống thọ như thế, hãy hình dung rằng con cháu đã chết hết, chỉ còn chung quanh bạn là chắt hay chít… nghĩa là hậu duệ thế hệ thứ 5, thứ 6. Làm sao bạn có thể tin rằng thế hệ này sẽ chăm sóc cho bạn? Nghĩa là bạn sẽ phải nhờ tới chính phủ? Nhưng chính phủ nào có muốn chăm sóc cho các ông/bà cụ tuổi thọ cả 200 năm, hay 300 năm như thế?
Thế rồi, cơ may tốt nhất nghĩa là, bạn sẽ được chăm sóc bởi một robot do nhà dưỡng lão sắp xếp riêng để chăm sóc cho bạn. Bạn có tin rằng bạn biết cách điều khiển robot tân thời đó?
Nghĩa là, sống thọ cũng là bất tiện.
Hãy hình dung, giả sử rằng, bạn không đơn độc, nhưng sẽ có cỡ 100 người có khả năng sống thọ như thế. Thế là bạn đỡ cô đơn rồi. Nhưng hãy hình dung xem, tất cả các bô lão chung quanh bạn đối, những người 200 tuổi hay 300 tuổi đó, đều đang ngồi xe lăn, và trí nhớ đều mờ nhạc. Mắt thấy không tỏ tường, tai nghe không minh bạch, trí nhớ đầy sương mù thời gian…
Bạn có muốn sống thọ như thế hay không? Hẳn là bạn sẽ đáp là để suy nghĩ kỹ.
Tuy nhiên, nếu bạn sống thọ với sức khỏe tốt lành, không cần xe lăn, và mọi năng lực cũng xài tạm được. Hẳn là, sống thọ sẽ vui hơn (phần nào nhỉ?).
Một bản tin ngày 5 tháng 2-2015 trên tạp chí y khoa Medical Xpress, đưa ra nghiên cứu rằng tập thiền sẽ giúp làm chậm đà mất mát chất xám trong não bộ.
Bản tin nói rằng, kể từ 1970, tuổi thọ nhân loại toàn cầu đã tăng nhiều, trung bình tuổi thọ đã tăng thêm 10 năm.
Tuy nhiên, vấn đề là, khi con người vào giữa lứa tuổi 20s trở đi, não bộ bắt đầu suy thoái: sức nặng não bộ và dung tích não bộ cùng giảm. Khi đó, não bộ con người bắt đầu mất khả năng một số việc.
Như thế, khi con người sống thọ hơn, những năm kiếm them đó thường đến chung với cơ nguy tăng them về suy yếu tâm thần, và cả bệnh tâm thần.
May mắn, một cuộc nghiên cứu mới cho thấy tập thiền chánh niệm, một phương pháp cổ truyền của Phật giáo, có thể là một cách để giảm thiểu cơ nguy đó.
Nghiên cứu này thực hiện bởi một số giaó sư UCLA, thấy rằng tập thiền giúp bảo vệ chất xám trên não bộ, nơi chứa đượng các dây thần kinh.
Các nhà khoa học xem cụ thể về sự liên hệ giữa tuổi và chất xám. Họ so sánh 50 người đã ngồi thiền trong nhiều năm, và 50 người không tập thiền. Cả 2 nhóm đều mất chất xám khi tuổi lớn dần. Nhưng các nhà nghiên cứu tìm thấy trong những người có tập thiền, dung tích chất xám kh6ng giảm nhiều như những người không tập thiền.
Kết quả nghiên cứu này đăng trên tạp chí Frontiers in Psychology.
Tiến sĩ Florian Kurth, đồng tác giả nghiên cứu và là nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ ở viện đồ hình não bộ UCLA Brain Mapping Center, nói rằng các nhà nghiên cứu kinh ngạc vì mức độ dị biệt.
Tiến sĩ Eileen Luders, tác giả và là giaó sư não bộ học ở đaị học y khoa David Geffen School of Medicine tại UCLA, nói như thế, tuổi thọ cho thấy có cách không phải trả giá suy giảm não bộ -- và đó là thiền chánh niệm.
Mỗi nhóm trong nghiên cứu này gồm 28 đàn ông và 22 đàn bà tuổi từ 24 tới 77. Những người có tập thiền đã từng ngồi thiền từ 4 tới 46 năm, trung bình là 20 năm ngồi thiền.
Như thế, tuổi già không còn là cái gì đáng sợ nữa, nếu bạn ngồi thiền…
- Từ khóa :
- Trẻ Mãi Không Già
- ,
- Đông Phương
- ,
- Y học
- ,
- thiền
Gửi ý kiến của bạn