Thiệt hết nước nói: đã nghèo, lại còn trợ cấp cho nhà giàu.
Đó là ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam, chúng ta siết cổ nông dân Việt để lấy gạo bán rẻ cho quốc tế -- nghĩa là, chúng ta đang tài trợ cho quốc tế.
Báo Tiền Phong có bản tin tựa đề “Xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới: Việt Nam đang trợ cấp cho nước ngoài,” nội dung viết như sau:
“Theo nhóm nghiên cứu Liên minh Nông nghiệp, với chính sách xuất khẩu gạo hiện nay, vô hình trung, Việt Nam đang trợ cấp cho người tiêu dùng nước ngoài qua lúa gạo. Các chuyên gia cũng kiến nghị nên bỏ 5% VAT với gạo tiêu thụ trong nước để tạo điều kiện phát triển thị trường nội địa.
Ông Lương Văn Tài, nông dân trồng lúa ở xã An Hòa, huyện Châu Thành (An Giang) chia sẻ tại hội thảo về tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo hôm 21/10: Nước ta xuất khẩu gạo lớn, nhưng chất lượng không cao, do quá nhiều loại giống.
Theo ông Tài, nên dẹp bớt các đơn vị làm giống đang làm nhiễu thị trường. “Nông dân cứ thấy loại nào bán được thì trồng thôi, chứ đâu biết chất lượng ra sao. Nông dân ham tiền, nhưng không ham lúa nhiều”- ông Tài nói...” (ngưng trích)
Câu hỏi tới đây là, tại sao lại xử ép nông dân Việt để mua gạo giá rẻ?
Do vậy, báo Kinh Doanh & Pháp Luật ghi nhận tình hình mới: Gạo Việt Nam xuất vào Mexico bị tăng thuế mạnh.
Có phải vì VN phá giá vô lý? Hay VN bán giá rẻ vô lý?
Bản tin này viết:
“Mexico vừa công bố sẽ áp thuế nhập khẩu gạo 20% và thuế nhập khẩu thóc là 9% vào nước này từ ngày 9/1/2015.
Ngày 10/12/2014, Mexico đã công bố trên Công báo Liên bang sẽ áp dụng trở lại biểu thuế nhập khẩu gạo 20% và thuế nhập khẩu thóc là 9% vào Mexico, có hiệu lực từ ngày 09 tháng 01 năm 2015.
Theo Hội đồng lúa gạo Mexico, lượng gạo, thóc nhập khẩu tăng lên do giá rẻ đã ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo trong nước. Tính đến hết tháng 9/2014, Mexico nhập khẩu gần 200 nghìn tấn gạo trắng xay xát, trong đó nhập từ Việt Nam là 65 nghìn tấn, Hoa Kỳ gần 60 nghìn tấn, Uruguay hơn 40 nghìn tấn và Thái Lan hơn 30 nghìn tấn.
Với lý do bảo vệ sản xuất trong nước, Hội đồng lúa gạo Mexico (CMA) đã liên tục gây sức ép và đề nghị Chính phủ Mexico áp dụng trở lại biểu thuế nhập khẩu thóc-gạo, đã bị cắt giảm theo Nghị định công bố ngày 18/6/2007...”(ngưng trích)
Cuối cùng, chỉ nông dân VN là thê thảm.
Đó là ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam, chúng ta siết cổ nông dân Việt để lấy gạo bán rẻ cho quốc tế -- nghĩa là, chúng ta đang tài trợ cho quốc tế.
Báo Tiền Phong có bản tin tựa đề “Xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới: Việt Nam đang trợ cấp cho nước ngoài,” nội dung viết như sau:
“Theo nhóm nghiên cứu Liên minh Nông nghiệp, với chính sách xuất khẩu gạo hiện nay, vô hình trung, Việt Nam đang trợ cấp cho người tiêu dùng nước ngoài qua lúa gạo. Các chuyên gia cũng kiến nghị nên bỏ 5% VAT với gạo tiêu thụ trong nước để tạo điều kiện phát triển thị trường nội địa.
Ông Lương Văn Tài, nông dân trồng lúa ở xã An Hòa, huyện Châu Thành (An Giang) chia sẻ tại hội thảo về tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo hôm 21/10: Nước ta xuất khẩu gạo lớn, nhưng chất lượng không cao, do quá nhiều loại giống.
Theo ông Tài, nên dẹp bớt các đơn vị làm giống đang làm nhiễu thị trường. “Nông dân cứ thấy loại nào bán được thì trồng thôi, chứ đâu biết chất lượng ra sao. Nông dân ham tiền, nhưng không ham lúa nhiều”- ông Tài nói...” (ngưng trích)
Câu hỏi tới đây là, tại sao lại xử ép nông dân Việt để mua gạo giá rẻ?
Do vậy, báo Kinh Doanh & Pháp Luật ghi nhận tình hình mới: Gạo Việt Nam xuất vào Mexico bị tăng thuế mạnh.
Có phải vì VN phá giá vô lý? Hay VN bán giá rẻ vô lý?
Bản tin này viết:
“Mexico vừa công bố sẽ áp thuế nhập khẩu gạo 20% và thuế nhập khẩu thóc là 9% vào nước này từ ngày 9/1/2015.
Ngày 10/12/2014, Mexico đã công bố trên Công báo Liên bang sẽ áp dụng trở lại biểu thuế nhập khẩu gạo 20% và thuế nhập khẩu thóc là 9% vào Mexico, có hiệu lực từ ngày 09 tháng 01 năm 2015.
Theo Hội đồng lúa gạo Mexico, lượng gạo, thóc nhập khẩu tăng lên do giá rẻ đã ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo trong nước. Tính đến hết tháng 9/2014, Mexico nhập khẩu gần 200 nghìn tấn gạo trắng xay xát, trong đó nhập từ Việt Nam là 65 nghìn tấn, Hoa Kỳ gần 60 nghìn tấn, Uruguay hơn 40 nghìn tấn và Thái Lan hơn 30 nghìn tấn.
Với lý do bảo vệ sản xuất trong nước, Hội đồng lúa gạo Mexico (CMA) đã liên tục gây sức ép và đề nghị Chính phủ Mexico áp dụng trở lại biểu thuế nhập khẩu thóc-gạo, đã bị cắt giảm theo Nghị định công bố ngày 18/6/2007...”(ngưng trích)
Cuối cùng, chỉ nông dân VN là thê thảm.
Gửi ý kiến của bạn