Hôm nay,  

Tưởng Niệm Việt Dzũng

20/12/201400:38:00(Xem: 5100)

Tưởng Niệm Việt Dzũng

Tuyết Băng

blank

“Chiều nay ai ra mộ vắng.

Thắp dùm tôi nắm hương tàn.

Thương người nằm sâu đất lạnh.

Đang buồn quê hương nát tan.”

 

Ngày 20 tháng 12 năm 2013, Anh ra đi thật bất ngờ, thật vội vã. Những hàng tin đưa đến Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia trên toàn thế giới rằng Anh, Việt Dzũng, vĩnh biệt mọi người.  Bất chợt nghe tin dữ và tôi bắt gặp mình khóc. Thật ra tôi chỉ biết anh qua những tác phẩm anh đã viết và hát. Có những người đã được gặp anh, nghe anh nói chuyện và cất tiếng hát cùng anh nhưng tôi thì không. Tôi biết anh từ rất lâu, từ những ngày tôi còn ở lại Việt Nam sau khi Cộng Sản chiếm đóng. Có những lúc mệt mỏi và thất vọng tưởng chừng như đánh gục tôi, chính trong lúc này, tôi đã biết anh.

 blank

Cái giọng hát không trau chuốt nhưng rất dể ngấm sâu vào tâm hồn, anh hát những tiếng hát chân thật và đầy sức đấu tranh thúc đẩy những người còn bị cầm giam dưới xích xiềng Cộng Sàn đứng vững trên đôi chân mang nặng gông cùm.  Như là bài hát trước năm 1975 "Ta như giống dân di tràn trên lò lửa hồng. Mặt lạnh như đồng cùnh nhìn về miền xa xăm..” lời anh hát là động lực tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho những người tưởng chừng kiệt sức chống lại nhục hình của Cộng Sản.  Những ngày sống không có tự do trong cái gọi là “thiên đường Cộng Sản" tôi không thể nào quên những thời khắc thật đầy cảm xúc khi nghe Việt Dzũng hát trên tầng sóng đài phát thanh BBC hay VOA . "Ai có nghe thấu lời kinh khổ. Sao cúi mặt gục đầu ngủ quên…”

 blank

Làm sao quên được khi mỗi đêm lặng lẽ rà đài với hi vọng được nghe một mảnh tin tức từ phía bến bờ tự do hay nghe được bài hát tiếng có tiếng không là có thể nhóm lên cho mình một niềm hi vọng dù rất nhỏ nhoi. Trong khoảnh khắc đó, tôi biết anh. “Gửi về cho anh dăm bao thuốc lá.  Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay… hay  Em gửi về Anh một cây bút máy, anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh”.

 blank

Anh rời khỏi quê hương khi còn rất trẻ, khi đất nước chông chênh và sụp đổ. Tuy anh không bị nhục nhằn đày ải bởi Cộng Sản nhưng anh đã nếm được cay đắng trong từng giọt nước mắt và mồ hôi của một người mất quê hương. “Con gửi về cho cha vài viên thuốc ngủ. Cha chôn cuộc đời trong tử tù chung thân”.  Không chỉ mình tôi đã có những cảm xúc này đối với Việt Dzũng. Biết bao người bạn đồng trang lứa, những thanh niên có cha, chú hay anh là chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, tuy không phải trải cảnh tù đày nhưng cũng bị trừng phạt bởi Cộng Sản về cả mặt tinh thần và vật chất.

 

Anh thấu hiểu cảm nghĩ của những người cha bị lưu đày, những người mẹ lam lũ bôn ba và những đứa con cùng mẹ cha gánh chịu đoạ đày.

 blank

Trong lúc cuộc đời không có một tia hi vọng, không ánh lên một hứa hẹn nào.  Những câu hát chân tình của Việt Dzũng là niềm hi vọng và an ủi.

 

Tiếng hát đã chừng như thêm sức mạnh để chống sự khốn khó nhục nhằn biết vì có một người chiến hửu đồng cam cộng khổ với mình. “Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy.  Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình… Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần trong giấc ngủ da vàng.”.

 blank

Khi tôi còn ở lại Việt Nam, tôi thường hay ao ước sẽ có một ngày tôi sẽ là người được gửi về cho cha, cho mẹ hay cho người thân thương của mình những chiếc kim may, vài viên kẹo ngọt hay dăm gói chè xanh để chia xẻ và xoa dịu bớt nổi khổ đau của họ. Nhưng bây giờ, khi tôi làm được điều mơ ước này, thì mới hiểu được cái nổi khắc khoải của một người Việt mất quê hương. Có rất nhiều người nếu không qua thực tế trải nghiệm thì không thể hiểu được hay cảm nhận được những khó khăn cùng khổ của người khác. Việt Dzũng thì khác, anh đau cái đau mất nước và anh xót cho dân tộc của anh bị tù đày.  Anh khóc cho dân tộc bị mất đi tự do mặc dù anh sống trong tự do. Có mấy ai hiểu được khi anh nói lên ý nghĩ “Thà chết trên biển Đông một ngày đã hào hùng. Em giăng buồn chật cứng biển gầm.  Thà chết trên biển Đông dập vùi chiếc thuyền đò. Anh nghe chừng giông gió cũng thua Tự Do.” Khi nói lên hai chữ "Tự Do" nghe sao đơn giản nhưng khi thật sự mất đi tự do thì cái giá phải trả thật quá đắt cho một dân tộc.

 

Đã gần một năm anh ra đi. Hôm nay tôi và cộng đồng cùng gặp nhau để tưởng nhớ tới anh. Một hội trường nhỏ nhưng ấm áp và tươm tất.  Người đến tham dự là những người yêu thương anh. Nhìn di ảnh của anh tôi nghe lòng ấm lạ, cái cảm giác như gặp một người thân. Gần bốn mươi năm anh đem hết tâm quyết ra để kêu gọi mọi người cùng nhau đấu tranh cho nhân quyền và tự do, dân chủ của Việt Nam. Anh đánh thức lòng yêu nước và tình đồng bào trong mỗi người Việt Nam.  Anh thương cho những người Việt Nam đang quá khổ đau và khao khát tự do.  Anh trăn trở với sự thống khổ của người Việt Nam đang còn ở lại.  Anh không ung dung thừa hưởng một cuộc sống đầy đủ vật chất vì những người anh yêu thương vẫn còn quá khốn khổ.  Anh thấp thỏm lo âu khi nghĩ về những người Việt phải vất vã đêm đêm chôn dầu vượt biển. “Thuyền trôi xa, về đâu ai biết. Thuyền có về ghé bến tự do.”  Khi chính quyền CS Việt Nam tuyên bố tử hình khiếm diện anh, Việt Dzũng đã trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn. Từ đó anh đã không chết trong lòng muôn ngàn người Việt Nam.

 blank

Tôi nghe chút thắt lòng khi nhìn vợ của anh, chị Bebe Vũ Hoàng Anh, bước ra chào mọi người. Dáng chị nhỏ nhắn và tôi thấy được chị đang cố gắng gánh trên đôi vai một gánh nặng vô hình. Một mảnh tang nhỏ chị mang trên áo nói lên được những đau xót vô vàng chị phải gánh chịu khi mất đi anh. Chị cúi chào mọi người và nói lời cám ơn. Trong tiếng nói nhẹ nhàng có pha lẫn những giọt nước mắt, chị kêu gọi mọi người hãy sống với tinh thần Việt Dzũng.  Có lẽ là chị cảm động nên khóc và có lẽ chị khóc là vì bắt gặp lại được sự chân tình của mọi người đến tham dự.

 

Không khí thật vui và đầm ấm, sự ấm áp như một gia đình.  Cha Đinh Xuân Long, người chủ xướng và tổ chức buổi lễ tưởng niệm Việt Dzũng, đọc lời cầu nguyện an bình cho mọi người. Cha nói: “Có những người sống cuộc đời như người đã chết nhưng có người tuy chết đi nhưng vẫn sống trong cuộc đời hay trong lòng của mọi người...”

 blank

Cha cùng với những thân hào cư sĩ đã nói về Việt Dzũng và  nhắc nhở mọi người về những hi sinh, thành quả mà anh Việt Dzũng đã làm. Tuy anh ra đi bất ngờ nhưng vẫn còn bao nhiêu người yêu thương anh ở lại, chúng ta nên tiếp nối công việc đấu tranh của anh. Như Anh đã kêu gọi người người đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho Việt Nam nói riêng và cho những dân tộc sống cuộc sống không tự do, dân chủ. Sẽ không bao giờ những người trẻ Việt Nam, những người sinh ra và trưởng thành trên đất nước Mỹ hiểu hay cảm nhận được khi nghe "Nhớ quá quê xưa, bao nhiêu năm rồi đó”; nếu như chúng ta không tiếp tục lưu giữ truyền thống đặc thù của người Việt Nam – cần cù nhẫn nại và kiên cường. “Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người. Làm người huy hoàng phải chọn làm người Việt Nam”.  Việt Dzũng chỉ để lại cho chúng ta một số ít những bài nhạc nhưng anh đã để lại một gia tài lớn lao về tinh thần đấu tranh và yêu dân tộc.  Anh không chết trong lòng những người Việt Nam yêu thương anh.  Xin đừng để mai sau, con cháu chúng ta trở thành vô tình khi đứng trước bảng tên của một con đường mang tên Việt Dzũng mà không có một ý niệm hay hiểu biết gì về người mang tên Việt Dzũng.

 

Anh là một người Việt Nam đã sống cho quê hương và dân tộc, một người “gạt lệ ra đi, làm thân lữ thứ.” Tình yêu của anh cho Việt Nam sẽ là một tình yêu bất tử và tinh thần Việt Dzũng sẽ tồn tại trong trái tim chúng ta. Chúng ta không thương khóc anh nhưng chúng ta sẽ nhớ anh và tiếp tục những việc gì còn chưa hoàn tất khi anh đột ngột ra đi. Hãy hi vọng có một ngày chúng ta có thể nói với thế hệ kế tiếp “Con là tương lai, là gió mát. Hãy nhớ đường Mẹ về lại nơi cuối trời”.

 blank

Không chỉ lãng mạn như "Tôi muốn mời Em về, thăm lại Hà Nội xưa. Cổ Ngư chiều đổ lá, trong mưa buồn lưa thưa. Tôi muốn mời Em về, thăm lại Sài Gòn xưa. Duy Tân chiều say nắng, uống môi nồng hương xưa.” Hay chua xót như.. "Tôi muốn mời Em về, thăm lại Việt Nam. Đạp lên máu lên xương đồng bào.  Mời Em về qua làng chiều mưa, Nhìn em bé ngây ngô trần truồng, chủ nghĩa nào cũng đã mỏi mòn ! Em chỉ mơ một bát cơm ngon..”.  Mà sẽ có một ngày khi chúng ta tự hào cùng anh đi về thăm lại Việt Nam, quê cha đất tổ của chúng ta. Và sẽ vẫn tự hào vì chúng ta là những người Việt Nam. “Việt Nam tên gọi lòng người. Việt Nam hai tiếng nói sau cùng khi lìa đời”.

 

20/12/2014

Tuyết Băng

(Tác giả Tuyết Băng là phó CT ngoại vu CĐNVQG Greenville SC)


.

 


.
,

Ý kiến bạn đọc
20/12/201419:15:41
Khách
Anh sống mãi trong lòng người tỵ nạn vì lý tưởng và trái tim vô vụ lợi..Vô cùng thương tiếc.
20/12/201417:54:14
Khách
Thương Tiếc Việt Dzũng!

Một năm Việt Dzũng ra đi
Triệu người thương tiếc, sầu bi vơi đầy
Khóc anh nỗi nhớ còn đây
Tài hoa bạc mệnh đong đầy trong anh!

Ra đi đời vẫn còn xanh
Nửa đời gục ngã, lưu danh Cộng Hoà
Nghe tin, tiếng khóc vỡ oà
Đến nay, nỗi nhớ chưa nhoà trong tôi

Thương anh, tranh đấu một đời
Chút Quà đã gởi xa vời Quê Hương
Lời Kinh Đêm tỏ tình thương
Từ nay buồn bã con đường tên anh!

Hoàng Hạc
20/12/201415:15:11
Khách
Làm sao qquuên đuọc ngày đáng nhớ này? Chúng tôi o bao giờ qquuen anh VD và tinh thần đấu tranh kiên cuòng bất khuất của anh!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm nào 30 tháng 4 cũng là ngày quan trọng đối với mọi người Việt. Người gọi đó là ngày “thống nhất đất nước”, người thì coi là ngày “quốc hận”. Năm nay là năm thứ 50, dù đứng ở phía nào, chính kiến nào, ngày này lại càng có ý nghĩa đặc biệt. Đặc biệt bởi con số “50” tròn trịa; đặc biệt vì dù được xem là ngày đất nước thống nhất, lòng người vẫn chia xa; đặc biệt cũng là bởi vết thương không lành, còn đầy tủi hờn chưa vơi của nửa còn lại – quốc hận.
Cuộc vui nào rồi cũng tan, buổi sum họp nào rồi cũng phải chia lìa, cho dù cuộc vui, cuộc họp mặt ấy hoan hỷ, thanh tịnh và tràn đầy ý nghĩa. Lễ Phật đản chung ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã khép lại, quý thầy đã quay về bổn tự, quý đồng hương Phật tử về lại nhà và tiếp tục công việc mưu sinh. Đất trời Hoa Thịnh Đốn vẫn trong xanh và cao rộng như tư thuở tạo thiên lập địa. Ấy vậy mà dường như có điều chi khác lạ? Phải chăng là đồng vọng âm thanh và hình ảnh của những ngày lễ Phật đản sinh?
Khi có hỏa hoạn, Bạn phải gọi Sở Cứu Hỏa. Khi Bạn đang ở trong tâm trạng khủng hoảng về tinh thần thì Bạn cần phải làm gì? Hãy liên hệ với OC Links để được tư vấn.
Ngày 4/1/2025, trong phòng House Press Gallery của Capitol Hill, giữa hàng trăm dân biểu chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức, có một người đàn ông gốc Việt, nắm chặt tay cậu con trai nhỏ của ông, đứng trò chuyện với các dân biểu, thượng nghị sĩ khác. Vài tiếng sau đó, cùng với các dân biểu đắc cử trên khắp tiểu bang nước Mỹ, ông đưa tay tuyên thệ, chính thức trở thành dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên đại diện cho Little Saigon trong 50 năm qua.
Trong chuyên mục này, chúng tôi sẽ nâng cao nhận thức về bệnh loãng xương, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tầm soát sớm và chẩn đoán kịp thời, đặc biệt tập trung vào phụ nữ lớn tuổi trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, người Hawaii bản địa và người dân đảo Thái Bình Dương.
Mời tham dự buổi thuyết trình Tư Tưởng Tích Cực Trong Bài Học Tứ Thánh Đế do gia đình Thiền Thực Nghiệm tổ chức vào ngày 4 tháng 5 năm 2025
Chương trình nhạc kịch 50 Nhật Ký Của Mẹ diễn ra vào lúc 6:30 PM ngày 26/04/2025 tại hội trường báo Người VIệt. Vào cửa miễn phí.
Liên tục trong tuần lễ vừa qua, tất cả các giáo xứ trên toàn thế giới đều đồng loạt cử hành Tam Nhật Thánh và cao điểm là Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Tại Giáo phận Orange, hàng ngàn giáo dân giáo xứ Saint Barbara và Westminster đã hân hoan tham dự ba ngày thánh thiêng, quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo:
Nhân kỷ niệm 50 năm kết thúc cuộc chiến ở Việt Nam, cũng là 50 năm xây dựng cộng đồng người Việt hải ngoại, Khoa Lịch sử trường Đại học California, Irvine tổ chức một chuỗi sự kiện trong 3-ngày: từ ngày 7 tới ngày 9 tháng Năm năm 2025.
Trong khuôn viên đại lý xe Carvana số 13950 Springdale ST, Thành Phố Westminster vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu ngày 18 tháng 4 năm 2025, Dân Biểu Tiểu Bang Ông Tạ Đức Trí Địa Hạt 70 đã long trọng tổ chức lễ khánh thành bảng “Little Saigon Freeway” được dựng trên Xa Lộ 405 đoạn ngang qua Thành Phố Westminster. Buổi lễ diễn ra với sự tham dự rất đông đống hương, một số đại diện các Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn Thể, quý vị nhân sĩ, một số quý vị dân cử tại địa phương và San Jose, qúy cơ quan truyền thông.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.