Hôm nay,  

Tưởng Niệm Việt Dzũng

20/12/201400:38:00(Xem: 4668)

Tưởng Niệm Việt Dzũng

Tuyết Băng

blank

“Chiều nay ai ra mộ vắng.

Thắp dùm tôi nắm hương tàn.

Thương người nằm sâu đất lạnh.

Đang buồn quê hương nát tan.”

 

Ngày 20 tháng 12 năm 2013, Anh ra đi thật bất ngờ, thật vội vã. Những hàng tin đưa đến Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia trên toàn thế giới rằng Anh, Việt Dzũng, vĩnh biệt mọi người.  Bất chợt nghe tin dữ và tôi bắt gặp mình khóc. Thật ra tôi chỉ biết anh qua những tác phẩm anh đã viết và hát. Có những người đã được gặp anh, nghe anh nói chuyện và cất tiếng hát cùng anh nhưng tôi thì không. Tôi biết anh từ rất lâu, từ những ngày tôi còn ở lại Việt Nam sau khi Cộng Sản chiếm đóng. Có những lúc mệt mỏi và thất vọng tưởng chừng như đánh gục tôi, chính trong lúc này, tôi đã biết anh.

 blank

Cái giọng hát không trau chuốt nhưng rất dể ngấm sâu vào tâm hồn, anh hát những tiếng hát chân thật và đầy sức đấu tranh thúc đẩy những người còn bị cầm giam dưới xích xiềng Cộng Sàn đứng vững trên đôi chân mang nặng gông cùm.  Như là bài hát trước năm 1975 "Ta như giống dân di tràn trên lò lửa hồng. Mặt lạnh như đồng cùnh nhìn về miền xa xăm..” lời anh hát là động lực tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho những người tưởng chừng kiệt sức chống lại nhục hình của Cộng Sản.  Những ngày sống không có tự do trong cái gọi là “thiên đường Cộng Sản" tôi không thể nào quên những thời khắc thật đầy cảm xúc khi nghe Việt Dzũng hát trên tầng sóng đài phát thanh BBC hay VOA . "Ai có nghe thấu lời kinh khổ. Sao cúi mặt gục đầu ngủ quên…”

 blank

Làm sao quên được khi mỗi đêm lặng lẽ rà đài với hi vọng được nghe một mảnh tin tức từ phía bến bờ tự do hay nghe được bài hát tiếng có tiếng không là có thể nhóm lên cho mình một niềm hi vọng dù rất nhỏ nhoi. Trong khoảnh khắc đó, tôi biết anh. “Gửi về cho anh dăm bao thuốc lá.  Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay… hay  Em gửi về Anh một cây bút máy, anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh”.

 blank

Anh rời khỏi quê hương khi còn rất trẻ, khi đất nước chông chênh và sụp đổ. Tuy anh không bị nhục nhằn đày ải bởi Cộng Sản nhưng anh đã nếm được cay đắng trong từng giọt nước mắt và mồ hôi của một người mất quê hương. “Con gửi về cho cha vài viên thuốc ngủ. Cha chôn cuộc đời trong tử tù chung thân”.  Không chỉ mình tôi đã có những cảm xúc này đối với Việt Dzũng. Biết bao người bạn đồng trang lứa, những thanh niên có cha, chú hay anh là chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, tuy không phải trải cảnh tù đày nhưng cũng bị trừng phạt bởi Cộng Sản về cả mặt tinh thần và vật chất.

 

Anh thấu hiểu cảm nghĩ của những người cha bị lưu đày, những người mẹ lam lũ bôn ba và những đứa con cùng mẹ cha gánh chịu đoạ đày.

 blank

Trong lúc cuộc đời không có một tia hi vọng, không ánh lên một hứa hẹn nào.  Những câu hát chân tình của Việt Dzũng là niềm hi vọng và an ủi.

 

Tiếng hát đã chừng như thêm sức mạnh để chống sự khốn khó nhục nhằn biết vì có một người chiến hửu đồng cam cộng khổ với mình. “Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy.  Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình… Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần trong giấc ngủ da vàng.”.

 blank

Khi tôi còn ở lại Việt Nam, tôi thường hay ao ước sẽ có một ngày tôi sẽ là người được gửi về cho cha, cho mẹ hay cho người thân thương của mình những chiếc kim may, vài viên kẹo ngọt hay dăm gói chè xanh để chia xẻ và xoa dịu bớt nổi khổ đau của họ. Nhưng bây giờ, khi tôi làm được điều mơ ước này, thì mới hiểu được cái nổi khắc khoải của một người Việt mất quê hương. Có rất nhiều người nếu không qua thực tế trải nghiệm thì không thể hiểu được hay cảm nhận được những khó khăn cùng khổ của người khác. Việt Dzũng thì khác, anh đau cái đau mất nước và anh xót cho dân tộc của anh bị tù đày.  Anh khóc cho dân tộc bị mất đi tự do mặc dù anh sống trong tự do. Có mấy ai hiểu được khi anh nói lên ý nghĩ “Thà chết trên biển Đông một ngày đã hào hùng. Em giăng buồn chật cứng biển gầm.  Thà chết trên biển Đông dập vùi chiếc thuyền đò. Anh nghe chừng giông gió cũng thua Tự Do.” Khi nói lên hai chữ "Tự Do" nghe sao đơn giản nhưng khi thật sự mất đi tự do thì cái giá phải trả thật quá đắt cho một dân tộc.

 

Đã gần một năm anh ra đi. Hôm nay tôi và cộng đồng cùng gặp nhau để tưởng nhớ tới anh. Một hội trường nhỏ nhưng ấm áp và tươm tất.  Người đến tham dự là những người yêu thương anh. Nhìn di ảnh của anh tôi nghe lòng ấm lạ, cái cảm giác như gặp một người thân. Gần bốn mươi năm anh đem hết tâm quyết ra để kêu gọi mọi người cùng nhau đấu tranh cho nhân quyền và tự do, dân chủ của Việt Nam. Anh đánh thức lòng yêu nước và tình đồng bào trong mỗi người Việt Nam.  Anh thương cho những người Việt Nam đang quá khổ đau và khao khát tự do.  Anh trăn trở với sự thống khổ của người Việt Nam đang còn ở lại.  Anh không ung dung thừa hưởng một cuộc sống đầy đủ vật chất vì những người anh yêu thương vẫn còn quá khốn khổ.  Anh thấp thỏm lo âu khi nghĩ về những người Việt phải vất vã đêm đêm chôn dầu vượt biển. “Thuyền trôi xa, về đâu ai biết. Thuyền có về ghé bến tự do.”  Khi chính quyền CS Việt Nam tuyên bố tử hình khiếm diện anh, Việt Dzũng đã trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn. Từ đó anh đã không chết trong lòng muôn ngàn người Việt Nam.

 blank

Tôi nghe chút thắt lòng khi nhìn vợ của anh, chị Bebe Vũ Hoàng Anh, bước ra chào mọi người. Dáng chị nhỏ nhắn và tôi thấy được chị đang cố gắng gánh trên đôi vai một gánh nặng vô hình. Một mảnh tang nhỏ chị mang trên áo nói lên được những đau xót vô vàng chị phải gánh chịu khi mất đi anh. Chị cúi chào mọi người và nói lời cám ơn. Trong tiếng nói nhẹ nhàng có pha lẫn những giọt nước mắt, chị kêu gọi mọi người hãy sống với tinh thần Việt Dzũng.  Có lẽ là chị cảm động nên khóc và có lẽ chị khóc là vì bắt gặp lại được sự chân tình của mọi người đến tham dự.

 

Không khí thật vui và đầm ấm, sự ấm áp như một gia đình.  Cha Đinh Xuân Long, người chủ xướng và tổ chức buổi lễ tưởng niệm Việt Dzũng, đọc lời cầu nguyện an bình cho mọi người. Cha nói: “Có những người sống cuộc đời như người đã chết nhưng có người tuy chết đi nhưng vẫn sống trong cuộc đời hay trong lòng của mọi người...”

 blank

Cha cùng với những thân hào cư sĩ đã nói về Việt Dzũng và  nhắc nhở mọi người về những hi sinh, thành quả mà anh Việt Dzũng đã làm. Tuy anh ra đi bất ngờ nhưng vẫn còn bao nhiêu người yêu thương anh ở lại, chúng ta nên tiếp nối công việc đấu tranh của anh. Như Anh đã kêu gọi người người đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho Việt Nam nói riêng và cho những dân tộc sống cuộc sống không tự do, dân chủ. Sẽ không bao giờ những người trẻ Việt Nam, những người sinh ra và trưởng thành trên đất nước Mỹ hiểu hay cảm nhận được khi nghe "Nhớ quá quê xưa, bao nhiêu năm rồi đó”; nếu như chúng ta không tiếp tục lưu giữ truyền thống đặc thù của người Việt Nam – cần cù nhẫn nại và kiên cường. “Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người. Làm người huy hoàng phải chọn làm người Việt Nam”.  Việt Dzũng chỉ để lại cho chúng ta một số ít những bài nhạc nhưng anh đã để lại một gia tài lớn lao về tinh thần đấu tranh và yêu dân tộc.  Anh không chết trong lòng những người Việt Nam yêu thương anh.  Xin đừng để mai sau, con cháu chúng ta trở thành vô tình khi đứng trước bảng tên của một con đường mang tên Việt Dzũng mà không có một ý niệm hay hiểu biết gì về người mang tên Việt Dzũng.

 

Anh là một người Việt Nam đã sống cho quê hương và dân tộc, một người “gạt lệ ra đi, làm thân lữ thứ.” Tình yêu của anh cho Việt Nam sẽ là một tình yêu bất tử và tinh thần Việt Dzũng sẽ tồn tại trong trái tim chúng ta. Chúng ta không thương khóc anh nhưng chúng ta sẽ nhớ anh và tiếp tục những việc gì còn chưa hoàn tất khi anh đột ngột ra đi. Hãy hi vọng có một ngày chúng ta có thể nói với thế hệ kế tiếp “Con là tương lai, là gió mát. Hãy nhớ đường Mẹ về lại nơi cuối trời”.

 blank

Không chỉ lãng mạn như "Tôi muốn mời Em về, thăm lại Hà Nội xưa. Cổ Ngư chiều đổ lá, trong mưa buồn lưa thưa. Tôi muốn mời Em về, thăm lại Sài Gòn xưa. Duy Tân chiều say nắng, uống môi nồng hương xưa.” Hay chua xót như.. "Tôi muốn mời Em về, thăm lại Việt Nam. Đạp lên máu lên xương đồng bào.  Mời Em về qua làng chiều mưa, Nhìn em bé ngây ngô trần truồng, chủ nghĩa nào cũng đã mỏi mòn ! Em chỉ mơ một bát cơm ngon..”.  Mà sẽ có một ngày khi chúng ta tự hào cùng anh đi về thăm lại Việt Nam, quê cha đất tổ của chúng ta. Và sẽ vẫn tự hào vì chúng ta là những người Việt Nam. “Việt Nam tên gọi lòng người. Việt Nam hai tiếng nói sau cùng khi lìa đời”.

 

20/12/2014

Tuyết Băng

(Tác giả Tuyết Băng là phó CT ngoại vu CĐNVQG Greenville SC)


.

 


.
,

Ý kiến bạn đọc
20/12/201419:15:41
Khách
Anh sống mãi trong lòng người tỵ nạn vì lý tưởng và trái tim vô vụ lợi..Vô cùng thương tiếc.
20/12/201417:54:14
Khách
Thương Tiếc Việt Dzũng!

Một năm Việt Dzũng ra đi
Triệu người thương tiếc, sầu bi vơi đầy
Khóc anh nỗi nhớ còn đây
Tài hoa bạc mệnh đong đầy trong anh!

Ra đi đời vẫn còn xanh
Nửa đời gục ngã, lưu danh Cộng Hoà
Nghe tin, tiếng khóc vỡ oà
Đến nay, nỗi nhớ chưa nhoà trong tôi

Thương anh, tranh đấu một đời
Chút Quà đã gởi xa vời Quê Hương
Lời Kinh Đêm tỏ tình thương
Từ nay buồn bã con đường tên anh!

Hoàng Hạc
20/12/201415:15:11
Khách
Làm sao qquuên đuọc ngày đáng nhớ này? Chúng tôi o bao giờ qquuen anh VD và tinh thần đấu tranh kiên cuòng bất khuất của anh!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.