Hôm nay,  

Ly Dị

04/11/201400:00:00(Xem: 5685)

Lời tác giả: Đây là câu chuyện của hai kẻ yêu nhau nhưng không thể sống chung trong hoàn cảnh xã hội Mỹ phóng tác qua bài hát "Les Divorces" của Michel Delpech. Mọi chi tiết đều tưởng tượng và nếu có trùng hợp ngoài đời sẽ chỉ là sự ngẫu nhiên. Quý vị có thể nghe bài “Les Divorces” qua you tube sau đây: www.youtube.com/watch?v=5SYWl-LnevY

*

Hôm nay, ngày Thứ Hai đầu tuần...

Thân nghỉ sở làm để đến gặp Dung, người vợ mà chàng sắp ly hôn. Xe vừa đậu bên lề đường, chàng tần ngần lặng nhìn căn nhà vợ chồng đã mua cách đây gần thập niên và thấy lòng quặn đau, một cảm giác chao đảo khó diễn tả! Mái ấm này có kiến trúc đương thời, xây hai tầng bề thế vẫn dãi nắng dầm mưa chẳng mảy may thay đổi thế mà tiếc thay, lòng người ở nơi đó sau nhiều năm tháng chung sống lại lộ rõ những khác biệt nên ngang trái từng ngày lún sâu vào chuyện nhân duyên... Mấy ai đoán trước được đường đời trăm vạn nẻo mai này sẽ chuyển hướng số phận chúng ta về đâu? Khi xưa, cũng đã tưởng nơi đây mãi mãi là chỗ “vạn đại Dung Thân” như tên vợ và tên chồng hai chữ ghép lại thành một ý nghĩa nhàn hạ... ngờ đâu nửa đường đứt gánh và cảnh biệt ly đang đến gần.

Lúc còn bé Thân theo cha mẹ di tản từ quê nhà đến Canada rồi lớn lên gặp Dung ở miền nắng ấm Cali. Hai người kết duyên và chàng hân hoan định cư “ở rể” đất nước này nên gia đình vừa dọn vào nhà mới là Thân trồng ngay Cây phong “Japenese Trident Maple” ở mặt tiền. Giản dị như câu nói “chúng ta đi mang theo quê hương” chỉ vì quốc kỳ Canada cũng gọi là Lá phong và hơn hết nó còn là chứng tích cho sự đổi đời, đổi cả nơi chốn hãnh diện đi theo tiếng gọi tình yêu của chàng. Mối tình đầu thường đẹp như văn chương diễn tả nhưng luôn mang sẵn khuyết điểm vì thiếu kinh nghiệm ít hay nhiều. Lần đầu yêu Dung, cả một quãng đời trôi nổi... Con tim bỗng dưng cô đơn, sớm chiều cảm thấy lẻ loi vì vắng hình bóng nàng nên dẫu nghìn dặm xa cách, Thân cũng nhanh chóng chuyển về Orange County hay “Quận Cam” cho thỏa niềm mơ ước sống cùng người yêu dưới một mái nhà.

Thế rồi dòng đời âm thầm trôi nhưng thực tế tình yêu và cuộc sống có bao giờ êm đềm chung một giấc mơ đâu? Khi hai tâm hồn bị đau thương xô xát tận cùng, Thân đành phải dọn ra riêng cách đây vài tháng để chuyện vợ chồng hạ hồi phân giải nhưng oái oăm thay, chính sự ly thân tạm thời đó lại nẩy sinh tâm trạng hoài nghi bất an cho cuộc tình đang hồi sôi động nên quan hệ hai người bị bế tắc... mỗi ngày một thêm lạnh lùng cách xa.

Cuối cùng thì mất mát khổ hạnh vẫn quy vào bé Liên, cô con gái duy nhất của Dung với Thân. Từ nay và mãi về sau, nó sẽ không còn thấy cha mẹ chiều chiều ngồi bên nhau âu yếm cười đùa. Năm nó mới chào đời, tiếng khóc rộn rã ngày đêm lại là tiếng cười hạnh phúc của gia đình nhưng chẳng bao lâu, nó thường thấy cảnh bố gắt gỏng và mẹ lúc to tiếng lúc nức nở che mặt ủ rũ nằm khóc một mình...

Bố nó thích kể chuyện vui rồi làm tàu bay nhấc bổng tấm thân bé nhỏ ấy lên để được nghe tiếng pháo cười rũ rượi. Mẹ thì hay ôm nó vào lòng hôn lấy hôn để... có khi mạnh quá nên nó thường cau có tỏ vẻ bất bình! Tuổi nhỏ thấy cái gì cũng lắp bắp đặt câu hỏi nên cả bố và mẹ đều dặn dò dạy bảo đủ điều... Những lúc ấy, nhìn nó dương cặp mắt nai ngơ ngác, chăm chú nghe cắt nghĩa chuyện lạ trên đời mà thấy thương yêu vô cùng. Liên như con mèo con đáng mến tuổi vừa lên năm, bề ngoài xinh xắn giống con chó bông quanh quẩn trong nhà. Nhớ năm xưa, Dung đã đồng ý với chồng đặt tên con là “Lien” theo ngoại ngữ Tây phương là mối liên kết sắt son vợ chồng nhưng bây giờ chuyện đời “mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên” biết làm sao hơn? Tuy nhiên ở hoàn cảnh hiện tại, vai trò của Liên vẫn là gạch nối chính đáng giữa hai người vì mọi khó khăn sắp xếp chuyện ly dị này đều đặt trọng tâm vào đời sống tương lai sẽ chỉ còn nửa mẹ nửa cha của nó.

Sáng nay từng bước ngập ngừng trên lối đi trở lại nhà, cây Trident Maple Nhật Bổn thân nhỏ, lá nhỏ rụng đầy sân tưởng như đang nhìn Thân nhỏ lệ rồi theo tiếng gió vi vu thì thào xin chàng đừng bỏ nó ở lại một mình dẫu cho cuộc bể dâu này ngày mai sẽ biến đổi ra sao. Trời tháng mười đã vào thu, lá phong “đinh ba” theo mùa đổi thành vàng nâu, vài cành có lá sớm điểm màu úa đỏ giống màu máu tim tan vỡ khác gì tâm hồn chàng ngay giờ phút này... Nghiệm thấy đúng như câu nói của người bản xứ: “You will never know true happiness until you have truly loved and you will never understand what pain really is until you have lost it” tạm hiểu là: “Yêu chân tình mới hiểu được thế nào là hạnh phúc lứa đôi rồi khi mất nó sẽ thấm nỗi đau thương... đoạn trường ai có qua cầu mới hay.”

Thân ngần ngại thò tay bấm nút chuông căn nhà của mình như một người khách lạ. Quả tình “người khách lạ” thân quen hôm nay có hẹn với bà chủ nhà để kiểm điểm và cùng bàn bạc vấn đề ly dị đã gần hồi chung cuộc. Cửa mở... giản dị bộ y phục gọn gàng Dung hững hờ đứng trước Thân như chờ đợi sẵn, vẻ phờ phạc có lẽ vì những đêm không ngủ lộ rõ trên khuôn mặt giai nhân. Nàng nhìn vội vào mắt Thân, chào nhanh không thành tiếng rồi muốn dấu nỗi tuyệt vọng, cúi đầu lặng lẽ quay gót trở vào. Thân khựng lại vài giây, hoang mang nghĩ đến đôi môi, ánh mắt ấy đã bao lần chới với chia sẻ cùng chàng những nụ hôn dài ngừng thở mới chỉ hơn một năm thôi thế mà sáng nay như gáo nước lạnh đã hòa tan tất cả vào cõi vô thường. Xót xa, bất lực... Tâm hồn cảm thấy bị xát muối và mất tự chủ, chàng theo vợ vào phòng khách với trạng thái nửa hoang vắng nửa thất lạc trước cảnh cũ người cũ. Hít một hơi dài cho tỉnh người, chàng ngồi bất động đưa mắt nhìn Dung dò hỏi bao nhiêu “breaking news” nào nữa sẽ sắp xảy ra đây?

Một phút lặng thinh, Thân lên tiếng cố tình làm tan băng tuyết đang ở giữa biên giới ly dị và tình yêu. Lời “tỏ tình” cho dù muộn màng nhưng ý nghĩa nhất vẫn là thăm hỏi cô con gái đáng thương đáng tội...

- Em đưa bé Liên đến trường rồi à?

- Dạ! Ban sáng dắt nó đi học sớm để tiện cho việc gặp anh hôm nay.

- Nếu chuyện hai đứa mình thanh toán xong, em dự tính sẽ ở lại căn nhà này với nó?

- Ủa... Em đã nói rõ với anh ý định ấy rồi mà! Anh quên à?

- Vẫn biết thế nhưng anh nghe phong phanh em đang quen một người đàn ông khác nên...

- Ai nói với anh? Những chi tiết này anh nên hỏi thẳng em chứ...

- Thỉnh thoảng có dịp ghé ngang qua nhà, anh hay thấy chiếc xe lạ đậu trên “driveway” và mỗi lần đi chơi với bé Liên, nó cứ thắc mắc kể lể về người đàn ông bạn của mẹ rồi không ngừng hỏi anh...

- Úi giời! Đi nghe tâm sự con nít thì anh đổ thóc giống ra ăn... Sẽ chỉ làm vấn đề thêm rắc rối...

- Do những sự kiện không rõ ràng ấy, xét ra anh cần có luật sư và dĩ nhiên em cũng vậy.

- Ok... Anh tính sao cũng được.

Dung vừa nói xong lời cuối có tính “ba phải” và ít nhiều thách đố, nàng khoanh tay trước ngực nhìn Thân... Nhận thấy bản chất gay go trong vấn đề ly dị bắt đầu xuất hiện... hết tình thì đến tiền mà hai người như đang ở hai hành tinh khác nhau nên chàng tìm cách tránh né sang chuyện bé Liên:


- Mỗi tuần một ngày trường bé Liên không có lớp, anh sẽ cố xin nghỉ ở nhà với con để em khỏi gửi nhờ ông bà ngoại nữa. Ngoài ra lúc nào bận rộn, em cũng có thể báo trước rồi anh sẽ đến đón nó. Riêng cuối tuần thì anh và em...

Nói đến đây, Thân ngừng lại vì bất ngờ thấy hai hàng lệ lóng lánh vừa từ khóe mắt Dung chảy dài trên má. Thói đời, nước mắt đàn bà vẫn là loại vũ khí tâm lý đặc biệt có hiệu lực nhưng ở thời điểm này, đối diện với nỗi buồn của vợ, chàng nghĩ rằng nàng đang khóc vì hoàn cảnh ly tan khó giải quyết hơn là xót xa cho chuyện tình yêu đã mất! Khi duyên kiếp lỡ làng, lòng người thiển cận thường nhìn sự việc như vừa xảy ra mới ngày một ngày hai rồi thiên vị trách móc chỉ một bên chứ thực tế, chuyện ly dị thường có cả một “tiểu sử” gay cấn... bất đồng về tình cảm và vật chất giữa hai người kéo dài nhiều năm nhiều tháng.

Dung là một phụ nữ thông minh dễ dàng có địa vị khả quan ngoài xã hội. Thân luôn tin rằng sau chàng, nàng sẽ nhanh chóng vươn lên khỏi vũng lầy và tìm được hạnh phúc cho riêng mình. Tuy thế, đàn bà dù cương quyết đến đâu cũng vẫn chất chứa tính yếu mềm. Người đàn ông như Thân trưởng thành ở một nước văn minh, thay vì ghen tuông ngược dòng định mệnh, chàng thực tâm cầu mong nàng sẽ sanh thêm một bé trai cho Liên với người yêu mới tâm đầu ý hợp để nó có chị có em vui đùa... Khốn thay vì thấp thoáng có sự hiện diện ngẫu nhiên của người thứ ba vào lúc này mà vấn đề ly dị trở thành phức tạp. Đó chính là một “dilemma”!

Tỏ bầy như thế tưởng như Thân vẫn còn yêu vợ? Có lẽ... nhưng yêu mà không sống được với người mình yêu cũng là một trường hợp thường xảy ra trong đời sống tân tiến ngày nay. Bỗng chàng nhớ câu “anonymous” quen thuộc: “If you love someone, let them go. If they return to you, it was meant to be. If they dont, their love was never yours to begin with” tạm dịch là: “Nếu yêu ai hãy cứ để người ấy tự do ra đi... Họ trở lại nghĩa là đã yêu mình chân thật còn không thì coi như người ấy chưa bao giờ thật sự có tình yêu với mình”.

Bạn bè có người tốt kẻ xấu, lạ lùng thay họ tự coi như có bổn phận... mỗi người đứng ở một vị thế trong câu chuyện đổ vỡ thương tâm này. Người đứng bên này kẻ đứng bên kia cứ thế dèm pha nói xa nói gần, có khi lời lẽ bàn bạc đầy tính kích động làm thương tổn hoặc tạo thù oán giữa vợ chồng Thân mà dửng dưng vô tình. Nghĩ thế nên chàng muốn dặn dò Dung lời yêu thương tế nhị:

- Em à... Sự thể đã như thế này rồi! Mai đây hai đứa mình cho dù ở hoàn cảnh đối nghịch nào cũng ráng đừng để tâm thù hằn ghét bỏ nhau em nhé! Nếu xảy ra chắc chắn sẽ là điều đáng tiếc vì lòng anh không bao giờ muốn. Em hứa với anh được không?

Dung vẫn lặng yên, bâng quơ nhìn xuống không trả lời. Bằng giọng dụi dàng Thân nói tiếp:

- Chuyện gì phải đến sẽ đến thôi... Ngày mai ngày mốt trước quan tòa, anh sẽ nhắm mắt tự nguyện nghe theo lời luật sư mà quên đi những điều tốt đẹp trong chuyện hai đứa mình để lên án buộc tội em. Mong em hiểu đó chỉ là hoàn cảnh bắt buộc và...

Câu nói đứt quãng... chàng ngừng vì Dung vừa vụt quay đi, dấu mặt vào hai tay khóc nấc thành tiếng. Mủi lòng, tiến lại gần định ôm lấy vai Dung tìm cách an ủi nhưng tức thì Thân lùi lại vì sợ sẽ có phản ứng cự tuyệt... Băn khoăn một hồi lâu, chàng mới cất tiếng:

- Quả tình là xấu hổ và xấu xa vì hai đứa phải trả tiền cho kẻ lạ sử dụng mọi phương tiện đổ lỗi cho nhau để tìm thắng lợi nhưng em...

Thân rung lên vì xúc động, lời nói chất chứa đau thương nên nghe như tiếng lòng bị dồn nén khóc thầm... Sau vài giây ngập ngừng lấy hết can đảm, từng lời chàng thốt ra chậm chạp:

- Em ơi! Hãy nhìn thẳng vào mắt anh và hứa với anh rằng... Một lần cuối... mặt đối mặt để anh nói với em điểu này! Hứa với anh... là đám mây đen không ngừng ở đây, nó nhanh chóng bay đi rồi mọi chuyện sẽ thay đổi khá hơn... mọi chuyện sẽ thay đổi tốt hơn bây giờ. Quả tình... nghĩ xem... chúng ta cũng đâu còn giải pháp nào khác đâu?

Dung ngước mắt lên nhìn Thân, cặp mắt như nhỏ lại vì sưng nước và bờ môi mọng đỏ vì chất muối mặn chảy vào. Nàng duỗi người trong lòng ghế lắng nghe Thân nhưng tuyệt đối không thêm thắt lời nào.

- Một lần cho tất cả và hai đứa mình đều phải ý thức rằng cuộc ly hôn dù có mất mát... nó cũng là điều tốt cho tương lai...

Thời gian qua nhanh, thấm thoát đã đến giờ bé Liên tan trường và nhất là chàng nhận thấy Dung giữ yên lặng vì suy tư hay mệt mỏi... Nàng tỏ vẻ không còn muốn nghe thêm nên Thân vội đứng lên nói câu giã từ và đề nghị sẵn xe đậu ngoài đường, chàng sẽ đến trường đón bé Liên...

Trên đường về nhà, chàng cố tình đậu xe cách xa cả một dẫy phố để có dịp tản bộ với Liên. Nó tung tăng chạy nhảy sau những giờ gò bó trong lớp, tâm hồn non dại chưa biết tháng ngày khổ hạnh đang chờ đợi vì cảnh thiếu cha hay thiếu mẹ. Nó đi bên cạnh Thân vừa cười vừa nói không ngừng vì tình cờ hôm nay được bố đón ở trường. Trong đôi mắt nai tơ ấy, có lẽ hình ảnh chàng vẫn còn là thần tượng tuyệt đối... Với ý nghĩ tích cực đó, chàng tự hứa sẽ giúp con gái có cuộc sống hài hòa dù ở bất cứ hoàn cảnh bất thường nào. Đến trước cửa nhà, chàng hôn con tha thiết thật lâu, trao bàn tay nó cho Dung, chào nàng rồi lặng lẽ bước ra khỏi tổ ấm năm xưa...

Nhớ đến nhà văn nữ Spanish - Cuban Anais Nin với những lời cuối để chôn cuộc tình: “Love never dies a natural death. It dies because we dont know how to replenish its source. It dies of blindness and errors and betrayals. It dies of illness and wounds. It dies of weariness, of withering, of tarnishing” hiểu là: “Tình yêu không chết tự nhiên bất ngờ. Nó chết vì chúng ta không biết bổ sung nguồn sống. Chết vì mù quáng, sai lầm và phản bội. Chết vì bệnh hoạn, bị thương tổn. Chết vì chán chường mệt mỏi, héo tàn hay nhơ nhuốc”. Thân tự hỏi chẳng biết chuyện tình của mình ở vào trường hợp nào? Một lý do, hai lý lẽ hoặc tất cả những lời buộc tội của Anais Nin đang sắp sửa chôn đi mối tình đầu một thời hoa mộng của chàng và Dung?

Tuy thế, quan trọng hơn cả vẫn là vấn đề luật sư. Kinh nghiệm của vợ chồng một người bạn của Thân, ra tòa ly dị xong xuôi thì cả gia tài mất hết... Có lúc họ thấy hai vị luật sư ngồi bên nhau đánh chén trong một nhà hàng sang trọng để cùng bàn bạc (?). Người bản xứ ở đây thường nhận xét: “Love is grand, divorce is a hundred grand” ý muốn nói “Love is grand (i.e. great) but divorce will cost you a hundred grand (i.e. one hundred thousand dollars). Đây là một lời nói đùa chơi chữ có ý nghĩa như câu chuyện kể trên... Hy vọng vợ chồng chàng đã cùng hiểu rõ vấn đề trước khi tiến xâu vào cuộc tranh cãi.

Thân quay lại nhìn cây Phong Nhật Bổn và muốn nhắn nó hãy cứ nhẫn nại ở yên chỗ cũ. Lá thu rụng rồi xuân đến lại mọc lá xanh. Cuộc đời là cõi đi về! Tất cả đều giống nhau và ở đâu cùng thế... Tình yêu biết đâu chừng cũng thế... Cũng là cõi đi về có nhau ở vào một thời điểm khác biết đâu chừng? Que sera, sera...

2014/10/25

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.