Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Thật Vậy, Chúng tôi Muốn Bãi bỏ Lực Lượng Cảnh sát

28/06/202011:40:00(Xem: 2255)


Bởi vì cải cách sẽ không diễn ra.


14kaba_sub2-superJumbo-v5

Tác giả: Mariame Kaba. Original Text NYT

Bà Kaba là một nhà vận động chống lại việc hình sự hoá các vấn nạn xã hội.

Link Chia Sẻ: https://bit.ly/we-mean-abolitionhttps://s3-us-west-2.amazonaws.com/secure.notion-static.com/71aaa801-9b15-48ab-b13b-51c53375e8f4/14kaba_sub2-superJumbo-v5.jpg



Quốc hội Dân Chủ Hoa Kỳ muốn việc xét nhận và truy tố hành vi sai trái của cảnh sát trở nên dễ dàng hơn; Joe Biden muốn cấp thêm ngân sách cho bên cảnh sát 300 triệu đô la. Nhưng những nỗ lực giải quyết vấn đề bạo lực cảnh sát bằng cải cách dân chủ đã thất bại trong gần một thập kỷ qua.

Quá đủ rồi. Chúng ta không thể cải cách lực lượng cảnh sát. Cách duy nhất để giảm bớt bạo lực cảnh sát là giảm bớt sự tiếp xúc giữa cảnh sát và người dân.

Không có một thời kì nào trong lịch sử Hoa Kỳ mà bên cảnh sát không phải là một lực lượng bạo lực đàn áp người da đen. Hệ thống cảnh sát ở miền Nam Hoa Kỳ xuất phát những nhóm tuần tra tự phát nhằm bắt giữ người nô lệ bỏ trốn để trả lại cho chủ nô hồi những năm 1700-1800. Tại miền Bắc Hoa Kỳ, những sở cảnh sát địa phương đầu tiên đã giúp dập tắt các cuộc đình công lao động và những cuộc nổi dậy chống lại giai cấp thượng lưu. Ở tất cả mọi nơi, cảnh sát đã đàn áp những nhóm người chịu thiệt thòi, hòng duy trì hiện trạng xã hội bất công.

Vì vậy, khi chúng ta thấy một viên cảnh sát ghì đầu gối vào cổ của một người đàn ông da đen cho đến chết, đó là kết quả đương nhiên của hệ thống cảnh sát tại Hoa Kỳ. Mỗi khi cảnh sát hành hung một người da đen, anh ta chỉ coi như là đang thực hiện nhiệm vụ của mình.

Tại thời điểm hiện tại, với hai tuần biểu tình trên khắp nước Hoa Kỳ, một số người kêu gọi cắt ngân sách cảnh sát, trong khi một số khác lập luận rằng việc đó sẽ làm mất an toàn cho chúng ta.

Điều thứ nhất tôi muốn chỉ ra là: cảnh sát không làm những việc mà người dân nghĩ là nhiệm vụ của họ. Phần lớn thời gian cảnh sát chỉ trả lời những đơn khiếu nại về tiếng ồn, đưa giấy phạt giao thông và đỗ xe, và xử lý những vấn đề không liên quan đến tội phạm. Chúng ta đã được dạy rằng cảnh sát “bắt kẻ thủ ác, đuổi theo kẻ cướp nhà băng, tìm ra kẻ giết người hàng loạt," theo lời Alex Vitale, điều phối viên của Dự Án về Trị An và Công Lý Xã Hội tại Brooklyn College, đã nói trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Jacobin. Tuy nhiên, đây chỉ là chuyện huyễn tưởng, như ông đã nói. Mỗi năm, phần lớn cảnh sát chỉ bắt một ca trọng tội. Nếu họ bắt được hai ca, thì đã được coi như là “cảnh sát của tháng.”

Chúng ta không thể chỉ đơn giản là thay đổi yêu cầu công việc của cảnh sát đề họ tập trung vào những tội phạm tệ hại nhất là được. Cảnh sát không được thiết lập để làm việc đó.

| Điều thứ hai nữa, một thế giới “an toàn" không phải là một thế giới trong đó cảnh sát kiểm soát cộng đồng da đen và những cộng đồng khác bằng việc đe dọa, bắt bớ, cầm tù, và giết hại.

Tôi đã vận động cho việc bãi bỏ cảnh sát trong nhiều năm rồi. Cho dù quan niệm của bạn về quyền lực của cảnh sát là gì - dù bạn muốn bãi bỏ cảnh sát hay là chỉ muốn cảnh sát hành xử bớt thô bạo - thì đây là một yêu cầu tất cả chúng ta có thể lập thực hiện: cắt số lượng cảnh sát còn một nửa và cắt ngân cảnh sát xuống một nửa. Giảm bớt cảnh sát lại có nghĩa là giảm bớt lại cơ hội cho cảnh sát trấn áp và giết người dân. Ý tưởng này đang thu hút nhiều ủng hộ ở thành phố Minneapolis, Dallas, Los Angeles, và các thành phố khác.

Biết lịch sử rất có lợi, không phải vì lịch sử cho mình một bảng hướng dẫn cách hành động để làm theo trong hiện tại, mà vì nó giúp ta biết đặt những câu hỏi tốt hơn cho tương lai của mình.

Năm 1894, Uỷ ban Lexow đã tiến hành cuộc điều tra lớn đầu tiên về hành vi sai trái của cảnh sát ở thành phố New York. Trong thời đó, khiếu nại thông thường nhất là về việc cảnh sát “đánh đập với dùi cui" - “nhóm tuần tra thường xuyên đánh đập người dân với dùi cui hoặc gậy,” như sử gia Marilynn Johnson đã viết.

Hội Đồng Wickersham được thành lập để tìm hiểu về hệ thống hình tư pháp hình sự và xem xét vấn đề thi hành luật Cấm Rượu. Trong năm 1931, họ công bố một bản cáo trạng nghiêm khắc, trong đó bao gồm những bằng chứng về những kỹ thuật thẩm vấn rất hung ác. Nó quy trách nhiệm cho sự thiếu chuyên nghiệp của cảnh sát.

Sau những cuộc nổi dậy nội thành năm 1967, Hội Đồng Kerner phát hiện ra “hành xử của cảnh sát là động thái then chốt cuối cùng đã khiến bạo lực bùng phát ở 12, trong tổng số 14, các cuộc nổi dậy được khảo sát.” Bản báo cáo của họ đã liệt kê một số đề xuất giờ đã trở nên quen thuộc với chúng ta, như là “xây dựng niềm tin với cộng đồng” cho cơ quan thực thi pháp luật và xét lại hoạt động cảnh sát “tại những khu người da màu, để đảm bảo hành vi đúng đắn.”

Những hội đồng này đâu có ngăn được bạo lực; họ chỉ được tạo ra để đóng vai trò “chống nổi dậy" mỗi khi bạo lực cảnh sát khiến người dân biểu tình. Những lời kêu gọi cải cách giống như vậy được đưa ra trong vụ Rodney King bị cảnh sát đánh đập tàn bạo hồi năm 1991 và cuộc nổi dậy tiếp theo, và lại được đưa ra thêm những lần nữa sau hai vụ sát hại của Michael Brown và Eric Garner. Bản báo cáo cuối cùng của Lực Lượng Đặc Nhiệm của Chính Phủ về Hệ Thống Cảnh Sát của Thế Kỉ 21, thiết lập dưới thời Obama, dẫn đến một số các chỉnh sửa về thủ tục như là: khoá huấn luyện về xu hướng phân biệt chủng tộc tiềm ẩn, cuộc trao đổi giữa cảnh sát và cộng đồng, một số chỉnh sửa về chính sách sử dụng vũ lực, và hệ thống để sớm xác định những người cảnh sát có vấn đề.

Vậy nhưng kể cả một thành viên của lực lượng đặc nhiệm đó, Tracy Meares, đã lưu ý trong năm 2017, “hệ thống cảnh sát như hiện tại phải bị bãi bỏ trước đã rồi mới thay đổi được."



Những cải cách này dựa vào một triết lý: càng nhiều quy định, càng ít vũ lực. Nhưng cảnh sát thường vi phạm quy định. Hãy nhìn đến những gì xảy ra trong ba tuần qua - cảnh sát cắt vỏ bánh xe, đẩy ngã cụ ông vào camera, bắt giam và làm nhà báo và người biểu tình bị thương. Những cảnh sát này không bị kỷ luật, như Daniel Pantaleo, cựu cảnh sát thành phố NY, kẻ đã siết cổ và sát hại Eric Garner: hắn còn vẫy tay chào cá máy chụp hình quay việc đó. Hắn biết rằng hiệp hội cảnh sát sẽ ủng hộ hắn và hắn đã đúng. Hắn vân giữ được việc làm thêm 5 năm nữa.

Minneapolis đã thực thi nhiều “biện pháp thực hành tốt nhất" nhưng họ đã không đuổi Derek Chauvin ra khỏi lực lượng cảnh sát, cho dù kẻ này đã bị khiếu nại vì hành vi sai trái 17 lần trong gần như 2 thập niên. Kết quả sau cùng là cả thế giới đã coi hắn ghì đầu gối vào cổ của George Floyd trong gần 9 phút.

Dựa vào đâu mà chúng ta cho là những cải cách tương tự sẽ có hiệu quả? Chúng ta phải thay đổi yêu cầu của mình. Cách bảo đảm nhất để giảm bớt bạo lực cảnh sát là giảm bớt quyền lực của cảnh sát, qua việc cắt ngân sách và số lượng cảnh sát.

Nhưng xin đừng hiểu lầm tôi. Ý chúng tôi không phải là bỏ bê những cộng đồng mình để họ tự đối phó với bạo lực. Chúng tôi không chỉ muốn đóng hoàn toàn những sở cảnh sát. Chúng tôi muốn làm cho hệ thống cảnh sát trở nên lỗi thời.

Chúng ta nên chuyển hướng hàng tỷ đô la, hiện đang dành cho sở cảnh sát, sang cung cấp chăm sóc y tế nhà ở, giáo dục, và việc làm tốt. Nếu làm vậy, thì sẽ giảm bớt nhu cầu cho cảnh sát ngay từ đầu.

Chúng ta có thể thiết lập những biện pháp khác để đối phó với các vấn đề phát sinh trong xã hội. “Nhân viên chăm sóc cộng đồng" được huấn luyện có thể thực hiện kiểm tra sức khoẻ tâm thần nếu ai cần giúp đỡ. Các thành phố có thể sử dụng mô hình “công lý phục hồi” thay vì ném người ta vào tù.

Còn hiếp dâm thì sao? Các lối tiếp cận hiện tại không hề chấm dứt được vấn đề này. Thực tế là phần lớn những kẻ hiếp dâm sẽ không phải bước chân vào phòng xử án. ⅔ số nạn nhân của bạo hành tình dục sẽ không báo cho ai. Những người báo cảnh sát thì thường không hài lòng về cách xử lý.

Thêm vào đó, chính cảnh sát cũng là những kẻ gây bạo hành tình dục một cách thường xuyên và đáng sợ. Một nghiên cứu năm 2010 cho biết: trong các loại hành vi sai trái của cảnh sát, hành vi sai trái tình dục đứng thứ hai trong tổng số những hành vi thường xuyên bị báo cáo. Trong năm 2015, báo Tin Tức Buffalo tìm ra thông tin là cứ mỗi năm ngày thì một cảnh sát bị bắt vì hành vi quấy rối tình dục.

Khi mà người ta, chủ yếu là người da trắng, nghe đến một thế giới không có cảnh sát, là họ hình dung ngay ra một xã hội đầy bạo lực như hiện tại, chỉ đơn thuần là không có lực lượng hành pháp -- và họ rùng mình.Xã hội chúng ta đã bị gieo vào đầu lối suy nghĩ rằng phải giải quyết vấn đề bằng kiểm soát và bắt bớ bỏ tù, đến mức nhiều người không thể tưởng tượng ra cách nào khác ngoài nhà tù và cảnh sát để làm giải pháp cho bạo lực và các nguy cơ.

Những người như tôi, muốn bãi bỏ nhà tù và cảnh sát, thì lại phải có suy tưởng về một xã hội khác, một xã hội được xây dựng dựa trên tính hợp tác thay vì tính cá nhân, với sự hỗ trợ lẫn nhau thay vì chỉ tự bảo vệ quyền lợi cá nhân. Đất nước mình sẽ như thế nào nếu có hàng tỷ đô la dư dả để chi tiêu cho nhà ở, thực phẩm, và giáo dục cho tất cả mọi người? Những thay đổi xã hội này sẽ không diễn ra ngay lập tức, nhưng những cuộc biểu tình gần đây cho thấy là nhiều người đã sẵn sàng vẽ nên một diện mạo khác về sự an toàn và công lý.

Khi mà những đường phố thôi không còn biểu tình và lại có người đề nghị một lần nữa nên tuyển dụng thêm cảnh sát người da đen hoặc tạo ra thêm những hội đồng công dân thẩm định, tôi hy vọng chúng ta sẽ nhớ rằng những cải cách đó đã từng thất bại rồi.

Dịch bởi: Victoria Huỳnh | victoria.tn.huynh@gmail.com Chỉnh sửa: Ly Thuy Nguyen | thuyly.nguyen88@gmail.com VSAN for Black Lives Matter & Abolition Project.

Ghi chú của người dịch:

  • abolition: “chủ nghĩa bãi bỏ," từ này được sử dụng để mô tả phong trào “bãi bỏ nhà tù/bãi bỏ cảnh sát” (thập niên 1980-giờ). Những người trong phong trào này được gọi là “nhà bãi bỏ" (abolitionists).
  • Hệ thống nhà tù và cảnh sát tại Mỹ đều có nguồn gốc từ chế độ nô lệ. Hơn nữa, nhiều luật pháp hình sự được viết vì chính quyền Mỹ muốn kiểm soát và đàn áp cộng đồng da đen. Hệ thống nhà tù hiện tại có thể được coi là chế độ nô lệ mới: phần lớn tù nhân là người da đen và phần lớn tù nhân bị bắt buộc phải lao động với mức lương ít như là nô lệ.
  • Theo những nhà hoạt động và nhà lý thuyết như là Mariame Kaba và Angela Davis, chúng ta không thể cải cách các những hệ thống vốn được thiết lập dựa trên việc đàn áp người da Đen. Nếu chúng ta muốn sống trong một xã hội không phân biệt chủng tộc thì phải bãi bỏ hoàn toàn những hệ thống đó. Việc bãi bỏ không có nghĩa là những nhà hoạt động này muốn đánh mất sự trật tự và sự an toàn. Những nhà hoạt động này thấy rằng cảnh sát không bảo vệ người dân, thêm vào đó còn kiểm soát, gây phiền nhiễu, và sát hại người da màu. Hơn nữa, nhà tù không giúp tù nhân cải thiện bản thân, còn gây tổn thương và lạm dụng đối với những tội phạm cấp thấp.
  • Nhà bãi bỏ đòi thay những hệ thống đó với một số hệ thống nhân đạo hơn. Họ muốn “bãi bỏ" căn nguyên của tội phạm - nạn nghèo đói, nạn vô gia cư, thiếu giáo dục, bị bệnh tâm thần - để chúng ta không cần hệ thống cảnh sát và nhà tù nữa.

  • Từ khóa :
  • BLM
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
26/04/202400:00:00
Mới nghe qua thì tưởng chỉ đơn thuần là mấy lời bông phèng với chuyện gái trai thế nhưng, thực sự, câu ca dao hiện đại hậu tháng Tư 1975 này là lời gan ruột của những thành phần tinh hoa ở miền Nam, giới khoa bảng thiên tả và ngụy hòa, sau bao nhiêu năm mơ về miền Bắc với niềm hy vọng “chờ nhìn quê hương sáng chói”, đã cay đắng nhận ra rằng nàng Thúy Kiều mình ngày đêm mơ tưởng chỉ là một thứ Thị Nở, cái kẻ không chỉ “xấu ma chê quỷ hờn” mà còn khiến đất nước ngày càng tăm tối hơn.
23/04/202415:32:00
Hôm qua, 22 tháng 4 là Ngày Trái Đất, khởi nguồn từ 1970 nhằm hỗ trợ bảo vệ môi trường, bảo vệ tự nhiên.
22/04/202417:22:00
Trump được bàn dân thiên hạ đặt cho một biệt danh là vua nói dối (Lying King). Theo Washington Post, tổng số tuyên bố sai trái hoặc gây hiểu lầm của Trump là 30,573 trong 4 năm làm tổng thống. Trump còn một khuyết điểm nghiêm trọng hơn nữa là việc làm không đi đôi với lời nói. Chỉ còn hơn sáu tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Đây là lúc kiểm điểm lại một số sự kiện đã và đang xảy ra trong vài năm qua liên quan cựu Tổng Thống Donald Trump và sẽ là một ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa vào tháng 11 sắp tới. Bài báo này sẽ khá dài vì Trump có nhiều khuyết điểm mà độc giả cử tri cần phải biết và có thể sẽ không có phần tham khảo vì tôi đã phải tham chiếu vài chục tài liệu hoặc là tôi sẽ chỉ liệt kê khoảng 10 tài liệu quan trọng nhất. Xin độc giả thông cảm.
21/04/202417:38:00
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
14/04/202417:09:00
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật?
12/04/202400:00:00
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
12/04/202400:00:00
Sức mạnh răn đe hạt nhân là thứ hữu dụng – ít nhất là cho đến nay. Muốn hiểu rõ hơn, chỉ cần nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Hoa Kỳ và Châu Âu trang bị vũ khí cho các đồng minh nhưng không dám triển khai quân đội đối đầu trực tiếp với Nga. Tương tự, Nga cũng không có gan gây hấn trực tiếp với các quốc gia phương Tây. Nỗi sợ hãi và kiêng dè lẫn nhau khiến các cường quốc hạt nhân không công khai gây chiến trực tiếp; như đã từng ngăn Chiến Tranh Lạnh trở nên nảy lửa, dù đã có rất nhiều xung đột gián tiếp nổ ra. Răn đe hạt nhân cũng giúp hạn chế số lượng quốc gia phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân – hiện nay chỉ có 9 quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân, và số quốc gia có có khả năng phát triển các loại vũ khí hủy diệt này còn ít hơn thế.
10/04/202407:58:00
Cha và mẹ của học sinh 15 tuổi ở Michigan đã bị tòa tuyên án từ 10 tới 15 năm tù vì tội đã mua súng cho con trai và cậu bé này đã dùng nó để thảm sát bốn học sinh tại Oxford High School. Còn cậu bé bị án tù chung thân không ân xá. Công tố viên đã buộc tội cặp vợ chồng này đã không để súng tại một nơi có khóa an toàn và không có hành động ngăn cản khi có biểu hiện con mình sẽ có hành động điên cuồng...
05/04/202400:00:00
Trái với những lời đàm tiếu hay tiếng cười khẩy trước hình ảnh thất thểu của ông thạc sĩ triết học khi từ chủ tịch… chuyển sang cựu chủ tịch, tôi lại hình dung ra cả một tương lai học thuật huy hoàng. Được làm vua, thua làm nhà nghiên cứu, nếu mất một Chủ tịch Võ Văn Thưởng chán phèo mà được một triết gia họ Võ với tầm cỡ thế giới thì, xét ra, nước nhà cũng có phần khá hơn, không có miếng cũng có tiếng. Nhìn lại lịch sử theo hướng này thì có ông Trần Văn Giàu nhưng so ra thì thạc sĩ cựu chủ tịch phải hơn. Một thời là Bí thư Xứ ủy, toàn quyền sinh sát ở cõi Nam kỳ, oai phong, hiển hách; đùng một cái ông Giàu bị điều ra Bắc làm con cá nằm trên thớt, lẻ loi, bất lực, chỉ biết lao đầu vào việc nghiên cứu để cuối cùng trở thành… sử gia
04/04/202411:21:00
Chúng ta đang chứng kiến những nghịch cảnh “đấu thầu dân chủ” trong cuộc sống Bầu Cử Tổng Thống 2024 vốn chỉ dựa theo thủ đoạn tuyên truyền, quảng cáo mị dân, mà xa lìa những nguyên tắc điều hành tổ chức chính trị, hay danh dự và trách nhiệm lãnh đạo của những người ứng cử viên trong đảng phái chính trị đã được ghi nhận từ Hiến Pháp Hoa Kỳ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.