Hôm nay,  

Hãng Tàu Thâu Tóm Hãng Ta

04/05/201400:00:00(Xem: 3392)
Còn những gì doanh nghiệp Trung Quốc chưa mua được tại Việt Nam? Hay ngắn gọn gơn, có những gì tại Việt Nam mà không thể mua được dù là đồng tiền, nhan sắc và tên tuổi?

Dĩ nhiên, trừ lòng yêu nước nồng nhiệt ra... Điều chúng ta quan ngại là nền kinh tế VN đang gặp cơ nguy bị nuốt chửng bởi đàn anh Phương Bắc.

Bài viết tưạ đề “Liệu Trung Quốc có thâu tóm ngành than Việt Nam?” của tác giả Hoàng Mai trên mạng Bauxite VN làm chúng ta khựng lại một chút để suy nghĩ: lẽ ra nhà nước cần lắng nghe lời nói phải từ lâu rồi.

Tác giả Hoàng Mai nhận định Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) có thể bị bán đứt cho Trung Quốc. Bài viết ghi nhận:

“2. Liệu Trung Quốc có thâu tóm ngành than Việt Nam?

Đây là câu hỏi cần phải được đặt ra trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà chủ trương của Chính phủ là “cho nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết từ mức 49% lên tận 60%”(3), nghĩa là nắm phần (quyền) chi phối, và được toàn quyền quyết định phương án kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu không có sự quyết tâm của những người yêu nước, thì hoàn toàn có thể Trung Quốc sẽ mua đứt KTV. Sở dĩ, có thể khẳng định được như vậy là bởi vì:

1. Việc Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã từng buộc phải để Trung Quốc vào khai thác Bô xít tại Tây Nguyên, cho thấy sự phụ thuộc đối với Bắc Kinh. Do đó, sự thua lỗ của KTV là cái cớ để Trung Quốc nhảy vào thâu tóm bằng được KTV (Lấy lý do sẽ tạo việc làm và “ổn định đời sống” cho hơn 100.000 CB-CVN ngành than, và cùng với “tay trong”, thì Trung Quốc sẽ chiếm được toàn bộ ngành than Việt Nam).

2. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã từng có ý định “đề xuất cho thuê đất 120 năm”; Không khó để nhận ra, ai là người “tham mưu” cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về đề xuất này. Một việc làm mà phóng viên Trường Giang trong bài báo nói trên đã phải thốt lên: “Với những nơi tiền tiêu trọng yếu này, việc rước người nước ngoài vào “trấn giữ” 120 năm quả thật quá mạo hiểm và chưa từng có trong lịch sử bảo vệ biên giới, lãnh thổ của nước ta”.

3. Nếu như để Trung Quốc thâu tóm được KTV, thì chỉ trong vòng 10 đến 20 năm, Trung Quốc sẽ khai thác cạn kiệt các mỏ than tại Quảng Ninh và chuyển về Trung Quốc bằng đường biển [chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2013 đã xuất khẩu lậu 2 triệu tấn than sang Trung Quốc]. Việt Nam xem như sẽ xóa sổ ngành than sau khoảng 20 đến 25 năm nữa...”(ngưng trích)

Bài viết còn nêu nhiều dữ kiện đáng sợ: khi KTV, tỉnh Quảng Ninh bị thâu tóm, tất nhiên Vịnh Bắc Bộ, tam giác quân sự Du Lâm-Vũng Áng-Cửa Việt ở phía Nam sẽ bị khống chế...

Tác giả Hoàng Mai nêu vấn đề, tại sao không ưu tiên cho Việt kiều về mua cổ phần các doanh nghiệp Việt Nam? Hay là, mời doanh nghiệp Nhật Bản vào mua?

Đó là ngành than...

Chúng ta có thể nhớ lại một bản tin DĐDN hồi tháng 2-2014 kể rằng “Trung Quốc 'âm thầm' thâu tóm DN Việt,” trong đó bản tin nêu sự kiện:

“Thông tin Cty TNHH Firstland (Trung Quốc) mới đây đã hoàn tất giao dịch, trở thành cổ đông lớn của Tổng Cty Cổ phần Bảo Minh (BMI) với tỷ lệ sở hữu 5,63% một lần nữa khiến giới đầu tư càng khẳng định về xu hướng “thâu tóm” của các DN Trung Quốc.

Lượng cổ phiếu Firstland đã mua bằng lượng cổ phiếu VietnamAirlines đăng ký thoái vốn hồi đầu tháng 1. Như vậy, Firstland đã ôm gọn phần cổ phiếu BMI mà VietnamAirlines bán.”

Chưa hết, bản tin lúc đó cũng nói về thâu tóm cổ phần nhiều công ty khác trong đó có:

“Cuối tháng 12/2013 vừa qua, Gaoling - một quỹ của nhà đầu tư Trung Quốc cũng đã chi 40 triệu USD để mua 6,2 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn thứ 2 của Vinacafe Biên Hòa. Sau thương vụ trên, 90% cổ phần của Vinacafe Biên Hòa nằm trong ba tổ chức là Cty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) với 53,2%, tiếp đến là Gaoling (23,3%) và TCty Cà phê Việt Nam (12,8%).

Trước đó cũng phải kể đến một số thương vụ M&A có giá trị lớn do Cty Trung Quốc tiến hành, dưới dạng mua cổ phần chi phối có thể kể đến như Tập đoàn C.P Pokphand mua lại 70,82% cổ phần của C.P Việt Nam với giá 609 triệu USD; Tập đoàn SW Kingsway Capital mua lại 10% vốn cổ phần của VinaCapital với mức giá khoảng 19 triệu USD.”

Cũng hồi đầu năm, vào tháng 1-2014, Báo Đầu Tư kể rằng ngành Bất Động Sản VN đang bị Trung Quốc thâu tóm.

Báo Đầu Tư viết:

“Ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam nhận xét, ngoài Dự án Tokyu (Bình Dương) là đáng kể thì lượng vốn FDI đầu tư vào bất động sản không sôi động như các năm trước, nhưng lại có tiến triển khá về giải ngân.

“Năm 2014 chúng tôi nhận thấy tiềm năng khá lớn từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc... Tuy nhiên, chính là nhà đầu tư đến từ Trung Quốc mới có thể tâm điểm của mọi chú ý. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều các yêu cầu mua lại các dự án bất động sản từ Trung Quốc”, ông Troy Griffiths cho biết...”

Tại sao để cho Trung Quốc khống chế kinh tế Việt Nam?

Tại sao không chuyển đổi thể chế và mời Việt kiều vào?

Ai sẽ chịu trách nhiệm khi ngành than vào tay TQ, khi tỉnh Quảng Ninh “bị sáp nhập TQ về mặt kinh tế,” và khi các doanh nghiệp ở Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai... lặng lẽ đón các ông chủ mới từ Thượng Hải sang?

Và ai sẽ trả lời những câu hỏi nêu trên?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.