Ông thầy bắt rắn Sapera nói rắn được huấn luyện múa theo tiếng sáo, sau 1 thời gian sẽ được thả vào rừng. Nhưng, ông Kumar, Phó Chủ Tịch Quỹ Bảo Vệ Thiên Nhiên, nói rằng số lượng rắn ngày càng giảm vì xu thế đô thị hóa cũng như vì thuốc sát trùng sử dụng ở nông thôn.
Dân bắn rắn lại cho rắn uống sữa, mà theo các nhà khoa học, rắn không uống sữa, nhiều con rắn đã chết ngộp trong xô sữa. Tại Ấn Độ, vào năm 1972, nhà hoạt động bảo vệ động vật Maneka Gandhi đã bảo trợ đạo luật bảo vệ hoang dã, theo đó, nghề bắt rắn bị cấm.
Riêng làng Morband có tới 300 người bắn rắn, có người bắt đầu hành nghề từ 5 tuổi. Ông Prabhu Nath, một chuyên viên bắt rắn 70 tuổi, cho biết chính quyền đã buộc giới bắn rắn thả rắn ra, khiến cho ông và các đồng nghiệp mất nghề mưu sinh, vì họ không được đi học, cũng không có nghề nghiệp nào.
Trong công chúng Ấn Độ, nhiều người còn cho rằng nghề bắn rắn là 1 truyền thống đặc biệt của Ấn Độ, gắn liền với hình ảnh lăng mộ cổ Taj Mahal, không nên dẹp bỏ.