Đôi khi nhiệt tâm cũng có hại, hay ít nhất cũng sẽ chệch đường vô
ích. Đó là việc tập Thiền kiểu hành xác; tuy đáng khâm phục vì làm
được việc khó làm, nhưng có cơ nguy gây ngộ nhận.
Thông tấn VietnamNet đăng theo tin của báo Một Thế Giới, bản tin tựa đề “Đặng Lê Nguyên Vũ lên rừng tuyệt thực 49 ngày.”
Thực ra, tên của anh Đặng Lê Nguyên Vũ ai cũng biết, cũng thán phục, đã là một đại doanh gia, người có những suy nghĩ tuyệt vời trong kinh doanh... Bản tin viết:
“Khi tôi đến M’drăk, Đắklắk, thì ông vua cà phê đã nhịn ăn đến ngày thứ 34 cùng một nhóm gần chục người, trong đó có nhà văn Lưu Trọng Văn...
...Tôi biết đến cuộc “tuyệt thực” này trong lần ngồi trò chuyện cùng Đặng Lê Nguyên Vũ và anh Nguyễn Công Khế từ giữa tháng 11.2013. Anh Vũ cần một khoảng thời gian tịnh tâm, thiền và nhịn ăn trong 49 ngày để tinh thần minh mẫn, nghĩ những việc lớn. Thực phẩm duy nhất của cuộc “trường chinh” này chỉ là món nước mè đen.”(ngưng trích)
Như thế, đã nhịn ăn tới 34 ngày rồi. Nhưng xin chú ý: các khóa Thiền Vipassana kéo dài 10 ngày cũng không để tuyệt thực, mà lại cho ăn trước ngọ. Do vậy, nhịn ăn như thế nhỡ có rủi ro về sức khỏe, là Thiền sẽ bị mang tiếng...
Theo tác phẩm “The Story of Buddha”của Johnathan Landaw -- bản dịch là “Cuộc Đời Của Đức Phật,” do Hòa Thượng Thích Trí Chơn dịch, lưu ở Thư Viện Hoa Sen, có nói về 6 năm tu khổ hạnh của Đức Phật, có kể chuyện tuyệt thực:
“...Sa môn Tất Đạt Đa ngày càng hành hạ thân xác mình nhiều hơn. Ban đầu ông chỉ ngủ vài giờ mỗi đêm; nhưng sau đó người chấm dứt hoàn toàn không ngủ nghỉ gì hết. Thường khi sa môn dùng mỗi ngày một bữa ăn thanh đạm, nay người cũng không ăn nữa. Ông chỉ dùng vài hạt ngũ cốc cốc và trái nạc do gió thổi vào vạt áo của người.
Sa môn ngày càng trở nên ốm gầy. Thân thể của ông mất đi vẻ đẹp trong sáng, bao phủ đầy bụi đất và bẩn thỉu. Nhìn sa môn chẳng khác gì một bộ xương đang sống...”(ngưng trích)
Do vậy, do vậy... khi nghĩ rằng tuyệt thực là cần thiết, xin cẩn trọng. Nhịn ăn là việc khó làm, rất đáng khâm phục, nhưng phải cẩn trọng... vì có khi chệch đường vậy.
Thông tấn VietnamNet đăng theo tin của báo Một Thế Giới, bản tin tựa đề “Đặng Lê Nguyên Vũ lên rừng tuyệt thực 49 ngày.”
Thực ra, tên của anh Đặng Lê Nguyên Vũ ai cũng biết, cũng thán phục, đã là một đại doanh gia, người có những suy nghĩ tuyệt vời trong kinh doanh... Bản tin viết:
“Khi tôi đến M’drăk, Đắklắk, thì ông vua cà phê đã nhịn ăn đến ngày thứ 34 cùng một nhóm gần chục người, trong đó có nhà văn Lưu Trọng Văn...
...Tôi biết đến cuộc “tuyệt thực” này trong lần ngồi trò chuyện cùng Đặng Lê Nguyên Vũ và anh Nguyễn Công Khế từ giữa tháng 11.2013. Anh Vũ cần một khoảng thời gian tịnh tâm, thiền và nhịn ăn trong 49 ngày để tinh thần minh mẫn, nghĩ những việc lớn. Thực phẩm duy nhất của cuộc “trường chinh” này chỉ là món nước mè đen.”(ngưng trích)
Như thế, đã nhịn ăn tới 34 ngày rồi. Nhưng xin chú ý: các khóa Thiền Vipassana kéo dài 10 ngày cũng không để tuyệt thực, mà lại cho ăn trước ngọ. Do vậy, nhịn ăn như thế nhỡ có rủi ro về sức khỏe, là Thiền sẽ bị mang tiếng...
Theo tác phẩm “The Story of Buddha”của Johnathan Landaw -- bản dịch là “Cuộc Đời Của Đức Phật,” do Hòa Thượng Thích Trí Chơn dịch, lưu ở Thư Viện Hoa Sen, có nói về 6 năm tu khổ hạnh của Đức Phật, có kể chuyện tuyệt thực:
“...Sa môn Tất Đạt Đa ngày càng hành hạ thân xác mình nhiều hơn. Ban đầu ông chỉ ngủ vài giờ mỗi đêm; nhưng sau đó người chấm dứt hoàn toàn không ngủ nghỉ gì hết. Thường khi sa môn dùng mỗi ngày một bữa ăn thanh đạm, nay người cũng không ăn nữa. Ông chỉ dùng vài hạt ngũ cốc cốc và trái nạc do gió thổi vào vạt áo của người.
Sa môn ngày càng trở nên ốm gầy. Thân thể của ông mất đi vẻ đẹp trong sáng, bao phủ đầy bụi đất và bẩn thỉu. Nhìn sa môn chẳng khác gì một bộ xương đang sống...”(ngưng trích)
Do vậy, do vậy... khi nghĩ rằng tuyệt thực là cần thiết, xin cẩn trọng. Nhịn ăn là việc khó làm, rất đáng khâm phục, nhưng phải cẩn trọng... vì có khi chệch đường vậy.
Gửi ý kiến của bạn