Thứ Năm tuần này là ngày Lễ Tạ Ơn ở nước Mỹ. Mình không hiểu thâm
sâu về văn hóa Mỹ, nhưng đọc bài “Mừng Lễ Tạ Ơn” của Tâm Diệu trên
Thư Viện Hoa Sen, nay trích lại vài điểm cụ thể.
Bài viết “Mừng Lễ Tạ Ơn” trích như sau:
“Hàng năm người Hoa Kỳ dành ngày Thứ Năm trong tuần lễ cuối của
tháng Mười Một để cử hành lễ Tạ Ơn. Ngày lễ Tạ Ơn cũng còn được
gọi là "Ngày Gà Tây" và theo thống kê cho biết mỗi năm có
hơn 270 triệu con gà tây bị giết làm thức ăn, trong đó có 78 triệu con
lên bàn ăn vào ngày lễ Tạ Ơn. Trong dịp lễ này, ngoài món gà tây
nướng, còn có các món khoai lang, bắp ngô và bí đỏ...
...Con người sinh ra và sống ở đời là đã chịu rất nhiều những ơn
huệ của nhau. Ơn cha mẹ, ơn chúng sinh, ơn mưa, ơn nắng, ơn cỏ cây hoa
lá và ơn sơn hà xã tắc (quốc gia xã hội), ơn những người đã dày
công lập quốc và mở mang bờ cõi, ơn công lao những lòng dũng cảm giữ
gìn an ninh và những nhà khoa học, miệt mài nghiên cứu tìm tòi để thăng
tiến cuộc sống tiện ích cho mọi người. Chúng ta nhớ ơn chúng sinh,
nhớ ơn quốc gia xã hội, trong đó bao gồm ơn dân tộc và quốc gia đã
cưu mang chúng ta, đã cho chúng ta thừa hưởng những di sản tinh thần
quý báu như dân chủ và tự do, cùng là những tiện nghi công cộng vật
chất. Khi ăn hột bắp hay hạt gạo chúng ta còn nhớ đến người cấy
trồng huống hồ khi chúng ta lái xe an toàn trên xa lộ, bay trên không
trung an lành nhanh chóng, hay đi tầu thuyền trên các hải lộ, mà không
nhớ đến tiền thuế đóng góp của những thế hệ trước chúng ta đã tạo
dựng nên quốc gia này. Mỗi người chúng ta dù muốn dù không cũng cần
đến người khác, tất cả đều có liên hệ hỗ tương với nhau, nên chúng
ta cần sống với tấm lòng biết ơn lẫn nhau...
...Ngày lễ Tạ Ơn đã trở thành một ngày lễ được dân Mỹ tôn trọng
nhiều nhất, bất kể tôn giáo và nguồn gốc dân tộc. Qua đó, người ta
xem sự biết cảm ơn lòng tốt của người xung quanh là điều không thể
thiếu vắng trong sinh hoạt xã hội. Với cái nhìn sâu rộng, người ta
muốn mang trọn vẹn ý nghĩa cảm tạ vào trong mùa Thanksgiving. Nó
không đơn giản chỉ là một ngày quốc lễ, mà là một phần của nền văn
hoá Hoa Kỳ. Có lẽ ngày lễ Tạ Ơn là cơ hội thuận tiện cho chúng ta
bày tỏ lòng biết ơn nhau, không chỉ riêng với đấng thiêng liêng tôn
giáo, với Tứ Ân trong Phật Giáo, mà với mọi người thân như: cha mẹ,
vợ chồng, anh chị em, bạn bè, tình nhân và những người gần gũi trong
sinh hoạt hằng ngày. Nếu được, hãy trao nhau một món quà nho nhỏ, hay
chỉ một câu nói cám ơn chân tình qua tấm thiệp hay email để biểu lộ
tấm lòng nhớ nhau và biết ơn nhau. Những nghĩa cử cao đẹp này sẽ
mang lại hạnh phúc và niềm vui trong cuộc sống cho mọi người quanh
ta...”(ngưng trích)
Trân trọng cảm ơn tác giả Tâm Diệu và Thư Viện Hoa Sen đã giải thích.
Toàn văn bài này hiện lưu ở: http://thuvienhoasen.org/.
Dòng cuối, xin trân trọng cảm ơn tất cả các độc giả đã góp ý với
người viết, các phê bình để sửa chữa và các lời khen tăng. Từ một
góc bàn viết, xin gửi lời chúc mừng Lễ Tạ Ơn tới tất cả trần gian
này, nơi chúng ta ra đời, lớn dậy, được nuôi dưỡng, mang ơn từ gia
đình tới xã hội, từ thầy cô tới tổ quốc nghìn xưa...
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.