Hôm nay,  

Mùa Lễ Tạ Ơn Trong Chúa Giê-Xu

11/28/201300:00:00(View: 6349)
Mùa lễ Tạ Ơn lại về, không khí lành lạnh tại Little Sài Gòn bắt đầu nhộn nhịp để chuẩn bị cho Mùa Giáng Sinh. Tôi chợt nhớ lại Mùa Giáng Sinh đầu tiên của gia đình chúng tôi tại Hong Kong. Rời Los Angeles, California thẳng tới Hong Kong. Chuyến bay đổi đời! Chúng tôi giã từ nước Mỹ lên đường sang Đông Nam Á hầu việc Chúa trong và ngoài các trại Tị Nạn để hàn gắn, chữa lành những vết thương lòng của người Việt Nam cũng như giúp đỡ đồng hương tìm tự do ở một đất nước thứ ba.

Từ Kowloon nhìn qua đảo Hong Kong, Shamsuipo kế bên Jubilee qua Kaitak, ghé Chi Ma Wan... xuyên Quảng Châu tới biên giới Việt Hoa, vượt biển một lần nữa đi Hải Nam (lần nầy không cần trốn). Bay sang Thái Lan vào Trại Phanat Nikhom và thăm trại tù Bangkok... Vượt biên lần nữa qua Mã lai bằng con tàu sắt. Từng trại một chúng tôi đã có cơ hội thăm viếng và làm việc. Thời gian trôi qua thật nhanh trên hai mươi năm sống trong và ngoài các trại Tị Nạn, Gia đình tôi bốn người. Thiên Phong, thằng con trai của tôi lúc đó mới 7 tháng, Thiên Giang, chị nó 2 tuổi. Mỹ Phượng, nhà tôi còn rất trẻ cùng đeo ba-lô từ giã Hoa Kỳ.

Khi rời đất Mỹ chúng tôi không nghĩ rằng mình sẽ nhớ đất nước nầy. Nhưng hàng năm kỷ niệm các buổi lễ July 4, Tạ Ơn, Mừng Chúa Giáng Sinh. Chúng tôi luôn nhớ về Nước Mỹ tự do và rất nhớ người thân. Gia đình tôi mười một Anh chị em sống bên Mỹ, luôn luôn tụ về vào những ngày lễ. Nhớ gà tây nướng, bột khoai tây, mức và bánh mì... cũng không quên một miếng bơ thật to, những món ăn nầy tôi không bao giờ thích ăn mà bây giờ lại nhớ lại thèm.

Ngày 1 Tháng 5 Năm 1975 gia đình tôi và gần 500 người tị nạn chen chúc rời Sài Gòn trên chuyến tàu đầy thử thách. Nhìn lại ngọn núi Vũng Tàu tôi đã rươm rướm nước mắt vì biết rằng từ đây tôi mất quê hương. Sau 24 ngày lênh đênh trên biển giữa đêm khuya một vùng ánh sáng hừng lên giữa biển khơi... tôi cũng như bao nhiêu người thức suốt đêm cứ nhìn về bầu trời đó, nó đẹp làm sao! Ôm người bạn nhỏ tôi thì thầm "Ráng lên! Tới bờ mình sẽ có thịt gà mà ăn" Ba-Tô nhìn tôi với nụ cười tươi rói, con chó phóc mà Bà Nội cho tôi.

tin-lanh-vnag2013-sl-xsm-1-resized
Hình chụp lưu niệm ở nhà thờ.

Đảo Guam gặp mùa bão nên những căn lều tạm không còn an toàn nữa. Chính phủ Mỹ phải di chuyển dân tị nạn càng sớm càng tốt. "Guam" cũng là tên cháu tôi mà "Ông Ngoại" Bố tôi đã đặt cho nó. Chị tôi vừa tới đảo mừng quá liền sinh sớm ra một đứa con, thiếu tháng nhưng rất dể thương. Vì có "Guam" cháu bé tí, nên cả nhà cả dòng họ, cả những anh chị em trong Chúa đều được ưu tiên đi trước đến California.

Những ngày đầu tiên đặt chân lên mảnh đất nầy lòng tôi bồi hồi phấn khởi. Sẵn sàng bước vào một hành trình mà tôi không biết ngày mai sẽ ra sao? Từ Camp Pendleton, Oceanside. trên chiếc xe van của nhà thờ "Christian Life Church" bảo trợ và chở mười chín người trong gia đình tôi, ba thế hệ đi Long Beach. Thật đây là chuyến xe cho cuộc đời mới.

Tôi xin cám ơn Trời và cám ơn đất nước nầy đã mở cửa cho chính tôi, gia đình tôi cũng như triệu người Việt Nam có nơi để sống, một đất nước êm ấm và tự do, America.

"Vì CHÚA đã xức dầu lựa chọn tôi, để tôi báo tin mừng cho những người nghèo khó; Ngài sai tôi đi rịt lành những tấm lòng tan vỡ, để công bố lệnh ân xá cho những kẻ bị tù đày, để rao lịnh phóng thích cho những người bị giam trong ngục tối, để công bố năm hồng ân của CHÚA."

Xin mời Quí Đồng Hương và đặc biệt những người bạn của chúng tôi ở các trại Tị Nạn HongKong, Thái Lan, Mã Lai đón đọc "Hai mươi mốt năm phiêu lưu ký" những bài viết của Cao Hữu Trí và bạn hữu. Chúng ta có thể "hẹn" gặp nhau, mặt đối mặt chuyện trò, cùng nhau đi ăn phở hay uống Cà phê hay Mì ly, cái gì cũng được... Tôi thường có mặt tại Nhà Thờ Phúc Âm trên đường Bushard giữa Hazard và Bolsa, Thành Phố Westminster. Tối Thứ Năm 7pm - 9pm và Chúa Nhật 3pm - 5pm mỗi tuần. Đây là địa chỉ liên lạc:

Westminster Christian Assembly

14642 Bushard Street

Westminster, CA 92683

Email: [email protected]

Cell: (714) 657-9726 Mục sư Cao Hữu Trí Kính Mời.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.