Hôm nay,  

Đạo Thơ, Chôm Thơ

03/07/201300:00:00(Xem: 5142)
Nói ngắn gọn, “đạo thơ” là “trộm thơ” – là lấy thơ người khác, chép lại, đề tên mình là tác giả.

Tuy nhiên, các nhà văn, nhà thơ lúc nào cũng vẫn nhân đạọ, nên không phản ứng gay gắt. Thêm nữa, hình như luật pháp Việt Nam không xem như là điều cần phải trừng phạt.

Hãy nhìn thấy như thế là bất công lớn, dưới mắt một em học trò tiểu học, trung học. Nếu em học trò tiểu học, chép bài văn từ bạn mình, đề tên mình, là bị thầy cô phạt liền, cho hạng bét. Nếu em học trò trung học đó thi tốt nghiệp phổ thông, bị bắt quả tang chép bài văn từ bạn hay từ phao... là bị thi rớt liền, ở liạ một năm.

Rõ ràng cũng bất công lớn với một anh “trộm chó” – vì thấy rõ, nhiều anh “đạọ khuyển” đã bị đồng bào đánh chết, đốt rụi xe máy... Nhưng chưa có anh “đạọ thơ” nào bị đánh cho bầm tay về cái tội copy thơ người khác và gõ tên mình vào. Hay phải chăng, nên đặt câu hỏi nghiêm túc: có phaỉ vì chó có giá hơn thơ? Thế tại sao trộm chó là bị dân đánh chết và đốt rụi xe máy, còn “chôm thơ” lại hạ cánh an toàn?

Do vậy, “trộm thơ” cũng bất công với một anh “trộm tình” – vì trộm tình ở mức độ nặng là bị truy tội hiếp dâm, ở mức độ nhẹ là mang tiếng “quất ngựa truy phong” hay bị chụp mũ “bạc tình lang” và vân vân. Nếu “trộm tình” từ cô nàng vị thành niên, là vô tù nưã chớ... Nhưng “chôm thơ” lại được những người bênh vực la vì “cảm xúc đồng điệu” hay là “chỉ bị ảnh hưởng” thôi.

Trời ạ, không ngờ thơ rẻ tới mức bị chôm là thoát nạn hay sao?

Báo Tiền Phong có bài của Lê Xuân, tưạ đề “Đạo thơ trong cuộc thi thơ,” kể chuyện:

“Cuộc thi thơ ĐBSCL lần V năm 2012 do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức, bạn đọc phát hiện có bài lọt tốp 11 bài vào chung khảo là đạo thơ. Tác giả này còn đạo thơ vài lần khác nữa.

Bạn đọc Huỳnh Nguyễn ở An Giang phát hiện bài thơ Về đồng mùa nước nổi, lọt tốp 11 bài vào chung khảo giống tới 80% bài Trở lại đồng tứ giác của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài in trong tập Ngan ngát hương xưa.

Tác giả Cao Phú Cường giải thích rằng giữa ông và nhà thơ Trịnh Bửu Hoài có “cảm xúc đồng điệu” nên hai bài thơ có phần giống nhau. Tác giả viết thư tay dài 4 trang gửi Ban tổ chức và một số nơi để “kêu oan”.

Ngay sau đó, bạn đọc Lê Văn phát hiện tác giả này còn đạo bài thơ Ngắn dần viên phấn của Vương Thảo (in vào những năm 90 của thế kỷ XX) để in trên blog văn An Giang.

Trước sự việc dồn dập, ông Cao Phú Cường gọi điện xin lỗi nhà thơ Trịnh Bửu Hoài vì “đọc lâu ngày nên quên” và mượn một số câu chữ, hình ảnh…

Năm 2008 khi tôi và nhà thơ Bùi Văn Bồng dự trại sáng tác ở Đà Lạt, nhà thơ- bác sĩ - đại tá Trần Thanh Chường (Bệnh viện 121) từ Cần Thơ gọi điện cho biết: “Trên lucbat.com có bài thơ Áo bà ba của Cao Phú Cường sao rất giống bài Áo bà ba của Bùi Văn Bồng”...”

Câu chuyện còn được bài báo kể dài dòng thêm, với nhiều chi tiết hơn. Nhưng tới đây, câu hỏi là, giống 80% có nên gọi là “chôm thơ” hay không? Hay chỉ là “cảm xúc đồng điệu”?

Và khi mượn một số câu, một số chữ... thì có nên gọi là “chôm thơ” hay không?

Hãy để các chàng Sở Khanh giảỉ thích cho các nàng hiểu rằng, chàng chỉ trộm tình của nàng có vài tuần lễ, vài tháng... rồi là quất ngựa truy phong... cũng chưa trộm tình tới 80% đời nàng nữa. Sao lại bị nàng căm thù, hận tình đen bạc? Trộm tình 80% là bị nàng thù suốt đời, còn chôm có 80% bài thơ lại thoát nạn... mới lạ.

Tương tự, em học trò “đạọ văn” bạn mình chỉ 50% cũng bị đánh rớt, sẽ không bao giờ hiểu nổi vì sao lại có chuyện một thầy giáo chôm tới 80% bài thơ của người khác.

Mới lạ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.