Hôm nay,  

Puppy và Nàng

18/03/201300:00:00(Xem: 7710)
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.

Nếu không thấy bố ra patio sau nhà để ngắm cây redbud, mà ông vẫn gọi là hoa đào, thì hắn đã chẳng nhớ là tết Việt Nam sắp về.

Phải, cứ vào tháng này, khi những cánh hoa đỏ nở rộ trên những cành trơ trụi lá, ông đều cắt một nhánh nhỏ, mang vào trong nhà để trưng. Phần để đỡ nhớ tết Việt Nam, phần nữa là ông muốn chiều đứa con gái cưng, vì nó rất thích những bông hoa đỏ rực rỡ, nở chi chít trên cành này. Năm nay, không còn vợ và con gái, công việc cắt và trưng hoa chẳng còn làm ông thích thú. Hắn thấy ông trở vào nhà, thay quần áo, đi đến nhà thờ.

Ừ, vợ chồng lấy nhau đã được hơn hai chục năm, mà rồi kết cục cũng phải xa nhau. Người bố nhẹ lắc đầu! Vợ ông chẳng chịu được một thành phố nóng bức, khô hạn vào mùa hè, và tuyết lạnh vào mùa đông, kéo dài nhiều khi qua cả tháng Hai, trên phần đất "hương hỏa" của những thổ dân Da Đỏ này. Thành phố quả thực là buồn, buồn quá! Người vợ trẻ, kém ông mười lăm tuổi, đã không thấy ở đây một sự thích hợp nào cho làn da trắng mịn màng và mái tóc còn đen nhánh bồng bềnh như mây trời của người thiếu phụ. Bà năn nỉ chồng dọn về Calif. sống. Nhưng quả là thất vọng, vì ông rất thích sống ở thành phố mà ông cho là hiền hòa này, một phần vì công việc, và phần nữa là những sinh hoạt với xứ đạo ở đây.

Những xích mích của thời mới lấy nhau, mà vợ chồng cố nhường nhịn vì sự thương yêu hai đứa con còn nhỏ dại, giờ có dịp bùng phát mãnh liệt. Bây giờ thì hai đứa con đã lớn, có phải xa cha mẹ, cũng chẳng có gì đáng lo nghĩ nhiều như xưa. Bà vợ ly dị chồng, và được tòa phán quyết, hắn vẫn ở với bố, còn đứa em gái sẽ theo mẹ về bên California. Cũng may là chúng nó đã lớn, nên thông cảm cho sự đổ vỡ của cha mẹ.

Ngày xa nhau, mẹ hắn vẫn còn giận bố hắn, bà bỏ ra xe ngồi chờ đứa con gái đang bịn rịn chia tay bố và anh trai. Sự biệt ly nào cũng buồn, đứa em gái, sau khi ôm bố từ giã, quay lại ôm chặt thằng anh để sụt sùi... Biết tính thằng anh vụng về, con em đã giúi vào tay hắn nắm tiền mà nó để dành được.

-Anh nhớ mua cái cell phone tốt để gọi cho em...!

Từ đó anh em hắn xa nhau. Nhớ mẹ thì ít, nhớ đứa em gái thì nhiều, nên mỗi lần xếp sách trong thư viện nhà trường, hắn cố tình xếp chậm lại để chú ý đến nàng, đứa con gái Á châu xinh xắn, có vóc dáng giống như đứa em gái của hắn.

Nàng vừa câm, vừa điếc...!

Ừ, hắn quen nàng trong một lần đang xếp sách. Ngày ngày, sau giờ học, hắn tạt vào thư viện xếp sách vài ba tiếng kiếm thêm tiền chi tiêu. Lần đầu gặp nhau, trong một góc thư viện, là lúc nàng đang cố ấn cái đầu con chó nhỏ vào trong backpack bên cạnh chỗ ngồi. À, thì ra nàng mang theo vào thư viện một con chó nhỏ. Chắc hẳn nàng là một học sinh rất mới của trường, vì hắn chưa thấy nàng ở đây bao giờ.

Con chó thấy hắn đến gần, sửa lên một tiếng "g...â...âu.." định mệnh. Phải, đúng là định mệnh để hai đứa quen nhau vì tiếng chó làm quen!
vu-cong-ynh_1
Hắn mỉm cười, nhìn vào mắt nàng, nhắc nhở:

- No pets allowed..., lady!

Ánh mắt đẹp, nhưng hốt hoảng của người con gái, làm cho hắn sững sờ ngay từ lúc đầu gặp gỡ, hắn nhẹ lắc đầu lập lại:

- No pets...here!

Đứa con gái, một tay ấn đầu con chó, tay kia lắc lắc, rồi chỉ vào tai, vào miệng, thốt lên những lời ú ớ... Hắn hiểu ra tình trạng tật nguyền, cũng như những hành động lúng túng đến tội nghiệp của cô.

Vậy là hai đứa quen nhau!

Hắn bút đàm với nàng hàng ngày, để biết nàng đã sống trong một cô nhi viện của những trẻ tật nguyền bên Việt Nam. Dù câm, điếc, nhưng nàng lại có biệt tài cảm nhận và diễn tả trọn vẹn những dòng nhạc, mà nàng đã được các nữ tu dạy từ những năm 6,7 tuổi. Lúc đó, tai nàng chưa bị điếc nặng như bây giờ. Những nốt nhạc piano như những cánh thiên thần, bay nhảy, múa lượn trong suốt cuộc đời cô nhi, tuổi thơ bé bỏng của nàng.

Những cố gắng của người con gái đã làm xúc động phái đoàn công giáo Mỹ đến thăm cô nhi viện, nên nàng được tài trợ 2 năm ở Mỹ, chuyên tu về âm nhạc, có lớp dạy đặc biệt cho những người tật nguyền như nàng, tại trường đại học cộng đồng này.

Nàng được giáo phận gửi gắm tại một chung cư của những nữ tu Dominico bên cạnh một bệnh viện. Bà sơ già người Mỹ, đã về hưu, là hàng xóm tốt lành và đáng kính của nàng, cũng như con chó nhỏ bà cho, là bạn thân độc nhất của nàng trong những ngày trên xứ Mỹ. Giống chó nhỏ bé mà nàng chẳng biết loại gì, lại có thể nằm gọn trong lòng hai bàn tay xinh xắn của nàng như vậy.

Từ đó, mỗi buổi chiều thứ Bảy, hắn có dịp nghe tiếng đàn của nàng trong thánh lễ cho những người già ở một nursing-home phía Nam thành phố. Nhìn người con gái đang đắm chìm vào những thanh âm, như được viết ra cho riêng nàng, hắn thương cảm quá! "Giọng hát" của nàng chính là những nốt nhạc đang nhảy múa, mà linh hồn của âm thanh là những cảm xúc trên mười đầu ngón tay... Có tiếng bay bổng của chim trời trong nắng ấm, tiếng suối reo vui của ngàn hoa lá đua chen. Cũng có cả tiếng thở dài trầm lắng cô đơn của những ánh mắt già cỗi, đang nhìn ra cổng trung tâm mỗi buổi chiều tà, hay tiếng đập hồi hộp của những con tim yếu đuối, khi nghe bước chân lạc loài đến cửa phòng, mà cầu mong là tiếng bước chân của con cháu ghé thăm.

Nhờ vậy, hắn thấy tiếng nói đôi khi là thừa thãi, khi tâm hồn được đánh động bằng những cảm nhận trong sự thinh lặng. Hắn lần mò vào các websites để học sign-language, và giơ tay múa máy tập tành một mình, để có dịp bày tỏ tình cảm với người con gái mà hắn đem lòng thương yêu.

Một ngày cuối tuần, hắn đưa nàng về nhà, căn nhà mà chỉ còn hai người đàn ông từ ngày mẹ và em gái ra đi. Bố hắn ngạc nghiên quá, vì từ lâu, ông vẫn luôn phải nhắc nhở thằng con vụng về, bất cẩn của ông, mà mỗi khi hắn làm việc gì, ông chỉ còn biết giơ hai tay lên:

"...Giời ạ!"

Hắn hiểu đó là tiếng than với Trời của bố. Hắn thấy thương ông nhiều hơn và tự nhủ sẽ không làm như vậy để ông buồn nữa. Nhưng hôm nay, hắn thấy được sự hãnh diện của ông về đứa con trai, khi có nàng bên cạnh. Ông dụi mắt vài ba lần như không dám tin vào thằng con "gà tồ" hình như đang có một đứa con gái để ý thương yêu!

Cũng từ đó, những buổi trưa Chúa Nhật, là những niềm vui đến với bố con hắn nhờ bàn tay nấu nướng của nàng. Từ hồi mẹ ra đi, bây giờ hắn mới có được những bữa ăn ngon như vậy. Ông bố gật đầu khen đứa con gái Việt Nam ngoan hiền và xinh đẹp. Làm ông nhớ hơn đến đứa con gái ở xa của ông. Mặc dầu vẫn hàng tháng gởi tiền qua nhà bank cho con gái, nhưng ông dự trù tháng này sẽ gởi thêm cho con bé có tiền chi tiêu. Ông mỉm cười... Ừ, con nào cũng là con, ông cầu mong sẽ có được đứa con dâu như người con gái này.

Sau khi hắn đưa nàng về nhà, trở về, ông nói với hắn:

- Lấy vợ đi con.

Hắn cười với bố:

- Hì..Hì, bố đã chẳng nói con là ba mươi tuổi mới lấy vợ là gì?

- Ừ, nhưng gặp được người tốt, thì lúc nào lấy cũng được. Có những dịp may chỉ đến một lần trong đời thôi con ạ.

Rồi như vẫn còn đang nghĩ đến người con gái, ông tiếp:

- Con lấy nó, đỡ bị vợ cằn nhằn... Hơn nữa, con ăn nói vụng về giống bố, vợ con chẳng để ý đến những lời nói đó của con.
vu-cong-ynh_2
Hắn tưởng ông nói chơi, vì ông biết nàng bị tật nguyền, nàng không nói... mà cũng ngại chẳng muốn nghe ai. Nhưng nhìn khuôn mặt nghiêm trang của bố, hắn biết là ông đang nói thiệt. Hắn thầm cảm ơn những cảm tình tốt đẹp mà ông dành cho nàng. Hắn càng cảm kích hơn khi ông đưa tiền, hất hất đầu, giục hắn đi mua quà cho người con gái. Hắn nghĩ ngay đến một món quà mà hắn đang mong muốn.

Hắn gọi qua cho em gái để tâm sự và xin ý kiến. Giọng thanh thoát, rõ ràng, và thân thương của đứa em làm thằng anh thấy vui thích và cảm động về cái cell phone mà con em đã cho tiền để mua. Tôn trọng ý kiến của em, lần này, hắn đã mua chiếc nhẫn, như kiểu dáng mà con em đã chỉ vẽ.

Ừ, bố hắn nói đúng, dịp may một lần trong đời. Chỉ còn hơn ba tháng nữa, hết khóa học, nàng sẽ trở về Việt Nam, nên chiều nay, sau giờ tan học, hẳn sẽ phải mạnh dạn để ngỏ lời yêu thương, cầu hôn nàng. Mong được nàng đón nhận.

Hắn thò tay vào túi áo jacket đang mặc để biết chắc chắn chiếc nhẫn còn nằm trong đó. Từ ngày hai đứa quen nhau, hắn thấy mình có vẻ cẩn trọng hơn. Tuy nhiên vẫn chưa cẩn trọng đủ, vì sáng nay, sau khi ngắm nghía chiếc nhẫn mà hắn rất ưng ý, chẳng biết đã để chiếc hộp đựng nhẫn ở đâu, mà giờ hắn lại phải lấy napkin bọc chiếc nhẫn, bỏ vào túi áo...

Chiếc nhẫn đính hôn
Cũng là nhẫn cưới
Dù hộp nhỏ không còn
Nhưng nhẫn ơi
Napkin ủ ấm em như tim anh cùng ủ...

Hắn đưa nàng đến lớp, đậu xe trên đỉnh dốc của parking. Chiều xuống sớm, dưới chân là thung lũng của thành phố đã lên đèn. Trước khi vào lớp, nàng đưa con chó nhỏ cho hắn giữ. Trời lạnh quá, con chó, dù ở trong xe đang mở máy sưởi, mà như vẫn còn run, hắn tội nghiệp, đặt nó vào túi jacket cho ấm. Con vật nhỏ tỏ vẻ biết ơn, rúc đầu cuộn tròn trong túi như nuốn ngủ.

Có gì ấm ấm vừa thấm vào da bụng. Hắn giật mình... Ôi, puppy của nàng! Dòng nước tiểu của con vật đã làm ấm cả một vùng bụng của hắn. Thôi chết rồi, ướt luôn cả chiếc nhẫn quí giá mà hắn nâng niu. Hắn giận dữ, lôi con vật ra, hất nhẹ nó ra khỏi cửa xe...

Ôi cục cưng, cục cưng của nàng!

Bị hất xuống đất, con vật nhỏ sợ hãi như vẫn chẳng biết là mình có lỗi gì. Nó rùng mình, kiễng chân, cào cào vào cửa xe, và kêu lên những tiếng ư ử.

Trời trở lạnh bất ngờ hôm nay, vài sợi tuyết mỏng đã bắt đầu rơi. Hắn lại thấy tội ngiệp con chó. Mở cửa xe ra, hắn ôm nó trở vào trong xe. Sau đó, hắn thò tay vào túi, kéo miếng giấy napkin ướt nhẹp ra.

Không có nước để rửa, hắn đành chùi chiếc nhẫn vào tay áo. Chùi cho kỹ là được! Hắn an ủi mình như vậy. Con chó không nói, hắn không nói, thì nàng chẳng biết là chiếc nhẫn đã được ướp đẫm "hương hoa" từ con vật thương yêu đâu! Ừ, không sao, hắn sẽ... hân hoan xỏ chiếc nhẫn vào ngón tay nàng như mơ ước.

Thôi, chẳng hề chi - Puppy
Ta sẽ lo dọn dẹp
Sẽ bỏ đi tờ napkin ướt nhẹp
Mà hân hoan xỏ tay nàng nhẫn cưới,
Nhưng đừng bắt ta...hôn đắm đuối...bàn tay
Giời ạ...!

Hắn bắt chước, giơ hai bàn tay khỏi đầu, bật lên tiếng than Trời như bố.

Từ xa, bóng dáng của nàng đang đến gần. Mái tóc như được đính bằng hàng ngàn bụi tuyết mỏng manh. Hắn nhanh nhẹn đón nàng vào trong xe. Con cho nhỏ nhảy tót vào lòng nàng. Ánh đèn parking sáng đủ để làm khung cảnh trong xe thêm ấm cúng, và làm tăng thêm nét rạng rỡ, từ đôi mắt đẹp của nàng, đang chứa đựng muôn vàn ngọn sáng lung linh trong sương tuyết của thành phố dưới chân đồi. Hắn lấy đôi tay thô dề của hắn, ủ ngoài hai bàn tay nhỏ nhắn đang lạnh ngắt, nàng nhìn hắn mỉm cười biết ơn...

Giờ phút quan trọng đã tới! Hắn thu hai tay về, hai tay nắm lại, ôm chéo trước ngực làm hiệu, rồi sau đó đưa nắm tay ra theo mẫu tự "ILY" ... "I love you!"

Đứa con gái tròn mắt, ngạc nghiên với dấu hiệu mà nàng chẳng biết hắn đã học được ở đâu và từ bao giờ!

Hắn rút chiếc nhẫn trong túi, rồi lại chầm chậm múa may diễn tả "...Em yêu, hãy lấy anh!"

Sau đó, hắn cầm tay đứa con gái để cảm nhận được bàn tay nàng đang run run trong tay hắn. Dường như nàng đang sững sờ quá, vì không thấy nàng lắc, mà cũng chẳng thấy nàng gật đầu. Hắn...xỏ chiếc nhẫn vào ngón tay run rẩy đó. Đôi mắt nàng đang mở lớn, bỗng từ từ khép lại, nhẹ gục đầu, long lanh giọt nước mắt.

Hắn xúc động, cúi xuống... hôn vào đôi bàn tay.

Vũ Công Ynh

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tác giả tên thật David Huỳnh, cư dân Los Angeles, là một "chức sắc" của Hội Đi Câu tại Hoa Kỳ, từng nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 với loạt bài kể chuyện đi câu đủ nơi, đủ loại, từ cá sấu gar Houston tới cá tầm California, câu tới Alaska, sang Mễ, qua tận Thái Lan, và nay thì câu về đến quê cũ.
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi."
Nếu viết về con rồng, thật dễ có văn chương bay bướm, kiến thức bao trùm thiên hạ, ai đọc cũng phục lăn. Vì sao? Vì con rồng chẳng hề có trên thế gian, chẳng ai thấy, nên cứ viết tào lao thiên địa, không ai bắt bẻ được. Giống như chuyện ma. Có hàng triệu chuyện ma mà chẳng ai thấy ma bao giờ.
Alice Springs? Gớm! Cái phố nhỏ như mắt muỗi, có đốt đuốc cháy mười ngày cũng chẳng nom thấy đâu trên bản đồ nước Úc.
"Hơn bốn mươi năm sau khi xuất hiện, Dương Nghiễm Mậu vẫn còn là nhà văn avant-garde đối với văn học Việt Nam bởi những suy tưởng và cách đặt vấn đề của ông vẫn còn nguyên những mấu chốt bí mật, nhiều truyện ngắn với lối cấu trúc rất lạ, chưa ra khỏi vòng trăn trở tìm tòi của người viết hôm nay." (Thụy Khuê viết về Dương Nghiễm Mậu, Con Người Nội Soi)
Nếu bạn có một người yêu, yêu rất yêu, bạn có muốn nói về người ấy không, có muốn giới thiệu người ấy cho cả “thế giới” biết không. Tôi chắc chắn bạn sẽ “lật đật” nói rằng có. Không cần hỏi, tôi đã thấy cả triệu người trên mặt đất này đã và đang làm việc đó.
Tác giả là một luật gia và nhà hoạt động văn hoá xã hội của miền Nam trước 1975. Ông sinh năm 1934, tại Nam Định. Tốt nghiệp Đại học Luật khoa Saigon 1958. Du học tu nghiệp tại Mỹ 1961-62. Nghề nghiệp tại Saigon: Chuyên gia luật pháp tại Quốc hôi VNCH (1958-62),
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Mới đây, Khánh Vân đã hoàn tất việc đón ba má, và vợ chồng người em trai sang đoàn tụ. Bài tết năm nay của cô là chuyện vui.
Tác giả Ngô Mai Hương là phu nhân của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, một nhà hoạt động dân chủ đang bị nhà nước cộng sản cầm tù tại Việt Nam. Ngày 7-4-2012, khi vừa từ Hoa Kỳ về Sàigon, ông Quân bị bắt tại phi trường và nhà nước cộng sản hiện đang cố dàn dựng một phiên toà ghép tội. Trước thềm năm mới, bài viết nói lên ý chí đi tới và niềm tin ở tương lai tốt đẹp.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.