Bạn thân,
Bán ráo hết, bán sạch hết... Tiền thu vào để đâu không biết. Vì đó là bí mật của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vậy.
Báo Người Đưa Tin của Hội Luật Gia Việt Nam kể về chuyện các gầm cầu Hà Nội bị rao bán -- mà hội này gọi là Khi gầm cầu bị... "chặt, chém" -- và tiền không biết đưa vào túi ai.
Trên nguyên tắc, theo bản tin, luật hiện hành quy định cấm bất cứ mọi hoạt động kinh doanh dưới gầm cầu.
Nhưng thực tế, các gầm cầu trong lòng TP.Hà Nội hiển nhiên trở thành "khu công nghiệp" hỗn độn trăm thứ nghề...
Mà chuyện xẻ thịt là công khai, không bí mật gì. Nghĩa là, hiểu rằng tiền rao bán gầm cầu này phải chia cho các sếp lớn...
Báo Người Đưa Tin kể về cầu Thanh Trì, cây cầu lớn nhất bắc qua sông Hồng của Hà Nội, bây giờ nơi phần gầm của cầu vượt dẫn lên cây cầu đang có nguy cơ biến thành một "khu công nghiệp" hỗn độn trăm thứ nghề.
Bản tin viết:
“Chỉ tính riêng một đoạn gầm cầu phía đầu bán đảo Linh Đàm có chiều dài gần 2km (đoạn từ ngã ba rẽ bán đảo Linh Đàm đến đường Giải Phóng) các cơ sở kinh doanh, sản xuất đua nhau mọc lên như nấm.
Theo ghi nhận của PV báo Người Đưa Tin, ngoài các điểm trông giữ xe đang vây rào, buộc thép phân định địa bàn, các gara ô tô, điểm rửa xe cũng vô tư công khai quây lô, cắm biển. Không chỉ vậy, nhằm đáp ứng cho một "khu công nghiệp" mới đang hình thành, các loại hình dịch vụ khác... đua nhau mở ra như sự định cư hiển nhiên đã được cấp phép. Việc sản xuất, kinh doanh của các cơ sở này không chỉ tạo nên tình trạng lộn xộn, gây ô nhiễm môi trường, mà việc tự ý treo biển hiệu, quảng cáo ở đây làm mất mỹ quan đô thị. Sáng tạo hơn, nhiều hộ còn tự ý quây tôn, dựng nhà thép, tạo nên một khu biệt lập cho riêng mình, khiến không ít người khi qua đây cũng phải giật mình vì tưởng khu vực này đã được cấp... sổ đỏ cho các doanh nghiệp...
Một ông chủ đang thuê đất ở gầm cầu Thanh Trì bật mí: "Mỗi doanh nghiệp ở đây đang phải thuê với mức giá từ 12.000 -15.000 đồng/m2/tháng. Nhưng đó là mức giá ký trên giấy, còn bên ngoài, tùy mối quen thân mà mỗi ông phải chi thêm từ 5.000 - 7.000 đồng/m2/tháng". Tuy nhiên, thuê của ai? và cách thức thanh toán ra sao thì không được tiết lộ, vì đó là... "tối mật"....”
Than ôi, thấy rồi, bán nước có người còn dám bán... sá gì chuyện chiếc cầu.
Bán ráo hết, bán sạch hết... Tiền thu vào để đâu không biết. Vì đó là bí mật của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vậy.
Báo Người Đưa Tin của Hội Luật Gia Việt Nam kể về chuyện các gầm cầu Hà Nội bị rao bán -- mà hội này gọi là Khi gầm cầu bị... "chặt, chém" -- và tiền không biết đưa vào túi ai.
Trên nguyên tắc, theo bản tin, luật hiện hành quy định cấm bất cứ mọi hoạt động kinh doanh dưới gầm cầu.
Nhưng thực tế, các gầm cầu trong lòng TP.Hà Nội hiển nhiên trở thành "khu công nghiệp" hỗn độn trăm thứ nghề...
Mà chuyện xẻ thịt là công khai, không bí mật gì. Nghĩa là, hiểu rằng tiền rao bán gầm cầu này phải chia cho các sếp lớn...
Báo Người Đưa Tin kể về cầu Thanh Trì, cây cầu lớn nhất bắc qua sông Hồng của Hà Nội, bây giờ nơi phần gầm của cầu vượt dẫn lên cây cầu đang có nguy cơ biến thành một "khu công nghiệp" hỗn độn trăm thứ nghề.
Bản tin viết:
“Chỉ tính riêng một đoạn gầm cầu phía đầu bán đảo Linh Đàm có chiều dài gần 2km (đoạn từ ngã ba rẽ bán đảo Linh Đàm đến đường Giải Phóng) các cơ sở kinh doanh, sản xuất đua nhau mọc lên như nấm.
Theo ghi nhận của PV báo Người Đưa Tin, ngoài các điểm trông giữ xe đang vây rào, buộc thép phân định địa bàn, các gara ô tô, điểm rửa xe cũng vô tư công khai quây lô, cắm biển. Không chỉ vậy, nhằm đáp ứng cho một "khu công nghiệp" mới đang hình thành, các loại hình dịch vụ khác... đua nhau mở ra như sự định cư hiển nhiên đã được cấp phép. Việc sản xuất, kinh doanh của các cơ sở này không chỉ tạo nên tình trạng lộn xộn, gây ô nhiễm môi trường, mà việc tự ý treo biển hiệu, quảng cáo ở đây làm mất mỹ quan đô thị. Sáng tạo hơn, nhiều hộ còn tự ý quây tôn, dựng nhà thép, tạo nên một khu biệt lập cho riêng mình, khiến không ít người khi qua đây cũng phải giật mình vì tưởng khu vực này đã được cấp... sổ đỏ cho các doanh nghiệp...
Một ông chủ đang thuê đất ở gầm cầu Thanh Trì bật mí: "Mỗi doanh nghiệp ở đây đang phải thuê với mức giá từ 12.000 -15.000 đồng/m2/tháng. Nhưng đó là mức giá ký trên giấy, còn bên ngoài, tùy mối quen thân mà mỗi ông phải chi thêm từ 5.000 - 7.000 đồng/m2/tháng". Tuy nhiên, thuê của ai? và cách thức thanh toán ra sao thì không được tiết lộ, vì đó là... "tối mật"....”
Than ôi, thấy rồi, bán nước có người còn dám bán... sá gì chuyện chiếc cầu.
Gửi ý kiến của bạn