Hôm nay,  

NOBEL 2012: MẠC NGÔN CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG NÓI

01/02/201300:00:00(Xem: 2799)
NOBEL 2012: MẠC NGÔN CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG NÓI
Tin bên lề: Phát hiện quan chức Quảng Đông hối lộ giám khảo.

LÊ TA BÍCH ĐÀO
mac-ngon_1
mac-ngon_2
mac-ngon_3
Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn lãnh giải văn chương Nobel 2012. Huy hiệu Nobel bị băng keo dán miệng. Văn bằng Nobel tiếng Thụy Điển cho Mo Van.
Với trên dưới 200 tác phẩm đa dạng, đặc biệt nhào trộn những hiện thực, ảo giác, pha trộn chuyện kể dân gian với lịch sử xa xưa cũng như cận đại, nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn (Mo Van) đã giành được giải Nobel văn học 2012.

Ủy ban Nobel ca ngợi Mạc Ngôn có phong cách sáng tác độc đáo, so sánh ông với William Faulkner (Hoa Kỳ, Pulitzer 1955, 1963, Nobel 1949) hay Gabriel Garcia Marquez (Colombia, Nobel 1982)

Chính phủ Trung Cộng ca ngợi Ủy Ban Nobel Thụy Điển, vinh danh Mạc Ngôn, và ca ngợi ông rất xứng đáng, là nhà văn Trung Hoa đầu tiên được vinh dự này.

Họ không nói tới hai người Hoa khác, cũng đã được giải Nobel: Cao Hành Kiện, Nobel Văn Học năm 2000, sống lưu vong ở Pháp, có quốc tịch Pháp từ 1997, và Lưu Hiểu Ba, Nobel Hoà Bình tội bất đồng chính kiến, chống chế độ, đòi nhân quyền. Chính phủ TC đã có phản ứng mạnh với Ủy Ban, cũng như chối bỏ vinh dự trong hai trường hợp Cao Hành Kiện và Lưu Hiểu Ba.

“Nhân Dân Nhật Báo”, cơ quan ngôn luận của Đảng CS, viết: “các văn sĩ và nhân dân Trung Quốc đã chờ đợi quá lâu” (để được vinh dự này). “La Croix” (Pháp) cho rằng “thế giới văn chương của ông chứa đầy lịch sử xã hội và nhân văn Trung Quốc” “Mạc Ngôn là một nhân chứng của thời đại, những tác phẩm của ông nói lên những thay đổi đột ngột mà xã hội Trung Quốc đã và đang trải qua”.

Những nhà bất đồng chính kiến phê bình Mạc Ngôn “quá thân cận với tầng lớp lãnh đạo, dùng ngòi bút phục vụ chính quyền”

Chính tác giả Mạc Ngôn, trong hai lần trả lời phỏng vấn báo l’Humanité (năm 2004 và 2009) đã tuyên bố: “Tôi nghiêm khắc với bộ máy hành chính quan liêu, nhưng tôi chỉ phê bình với tư cách của một người viết văn. Tôi không phải là một nhà văn can thiệp trực tiếp vào các hoạt động chính trị” “Văn chương phải đứng ngoài chính trị”.

Tin ngoài lề: theo Mainichi Shimbun (Nhật Bản), thì theo một nguồn tin từ Hong Kong, một thành viên ban giám khảo giải Nobel văn học cho biết ông đã nhận được hối lộ gồm các bức thư pháp và tranh cổ từ một quan chức của tỉnh Sơn Đông. Vị giám khảo này đã trả lại toàn bộ số quà trên, nhưng nghe đâu vị quan chức Sơn Đông đã gửi những “quà” đó cho một giám khảo khác.

Trong một cuộc họp báo ởThượng Hải, ông Goran Malmqvist, nhà nghiên cứu Trung Quốc, dịch giả, và cũng là một giám khảo giải Nobel phát biểu, “chính trị hay tiền thưởng không liên quan gì ở đây, chất lượng của tác phẩm văn chương mới là tiêu chuẩn bình chọn”.

Mới đây, trong một buổi phỏng vấn với ký giả YuSie Rundkvis Chou, khi được hỏi về bối cảnh thuở nhỏ, Mạc Ngôn kể: bỏ học từ năm 11 tuổi, đi chăn bò, dê, cho nên gần gũi với thiên nhiên, thú vật, từng tin rằng thú vật, cỏ cây cũng đều có linh hồn. Đây, theo lời ông, là thời kỳ đói khổ nhất, cô đơn nhất trong đời ông, vì cả ngày chỉ trông thấy và nói chuyện cùng với cỏ cây, bò, dê, trong khi các bạn cùng tuổi ở trong lớp học, hoặc cãi cọ, hoặc nô đùa vui vẻ với nhau. Chính từ đây ông đã có những chất liệu sau này dùng vào trong các tác phẩm của ông. Thực thế, có thể nói toàn bộ tác phẩm của ông nói về đời sống dân quê cùng khổ, mà tiêu biểu vẫn là làng quê ông ở Cao Mật, Sơn Đông.
mac-ngon_4
Sách mới của Mạc Ngôn, mời đọc trang bên. Nguyên nhân nào dẫn ông vào nghề văn chương? Mạc Ngôn trả lời “tôi vẫn thường nói là “để được ăn bánh bao có thịt”, ông tiếp “không phải cao cả như người khác thường tuyên bố, như “đóng góp cho nền văn chương thế giới”, hay “tìm hiểu nhân loại”, “mục tiêu của tôi thực tế hơn, tầm thường hơn” rồi ông hồi tưởng, “khởi đầu, khi còn nhỏ tôi được gặp một nhà văn, bị đày tới làng tôi để được “cải tạo” thời cách mạng văn hóa, được nghe rằng viết văn thì sẽ được tiền mua bánh nhân thịt, dạo đó chúng tôi hầu như ngày nào cũng đói, nhà nào khá hơn cũng chỉ có thể ăn bánh nhân thịt vào dịp lễ lạc, có khi một năm một hay hai lần, vì thế giấc mơ tuổi nhỏ của tôi là sẽ viết văn để được ăn ngày ba bữa bánh có nhân thịt”...”nhưng bây giờ đã đạt tởi mức đó rồi, lại cũng có sẵn bánh trong tủ lạnh để có thể hâm nóng ăn khuya nữa”, ông nghĩ rằng sẽ không bị áp lực phải sáng tác nhanh và nhiều, sẽ có thể chú ý đến chất lượng hơn, và sẽ dùng tiền từ gỉải thưởng để giúp cho những người cần giúp đỡ, nhất là những người dân làng quê nhà ông ( bác bỏ tin đồn ông sẽ dùng tiền thưởng để mua nhà mới ở Bắc Kinh, vì “nhà Bắc Kinh quá đắt, chắc chỉ mua được một căn nhà không lớn – 100 mét vuông”)

Về bút hiệu Mạc Ngôn – (không nói), ông giải thich, “chữ Mạc cũng từ tên thật của ông, Quản Mạc Nghiệp – Guan Mo Ye, cũng có thể nói là để nhớ lời cha mẹ dạy: “làm trẻ con thì lắng nghe, không nói”, vì từ nhỏ là đứa trẻ hay nói nhiều, và cha mẹ căn dặn phải im lặng lắng nghe, để tránh rắc rối với hàng xóm và chức trách – (đó là vào thời cách mạng văn hóa), và ông cũng nhận thấy điều này giúp ích cho ông rất nhiều, vì “nghe nhiều, ghi nhận nhiều giúp cho nghề viết văn”.

Mạc Ngôn tóm lược quan điểm của ông: đờ sống quê nhà, những đau khổ, những oan khuất người dân quê đã phải chịu đựng. Ông “chỉ tả, mà không phê bình”. Ông bày tỏ quan tâm đến những tiến triển kỹ thuật quá nhanh, dẫn đến sự ô nhiễm môi trường và không khí, những dòng sông thời nhỏ đã từng tắm, bơi lội, câu cá, nay thành những vũng nước đen.

Để kết, ông ví văn chương không khác gì tóc con người: “có tóc nhiều dĩ nhiên rất tốt, nhưng như tôi đây, tóc không nhiều, cũng có sao đâu. Nhưng, khi con người chết đi, chôn xuống đất, một thời gian sau nếu đào lên, thì da thịt rữa nát thành đất, nhưng tóc vẫn còn. Vậy, văn chương, văn học là vĩnh cửu.”

Tác phẩm được nói tới nhiều nhất của Mạc Ngôn là “Phong nhũ phì đồn”, hay “Vú to mông nở”, chuyện về số phận bi thảm, cảnh đời của nhiều con người, qua nhiều thế hệ. Tác phẩm được độc giả Việt chú ý là “Ma Chiến hữu” nói về cuộc chiến Trung-Việt năm 1979.

Nhưng “Pow!” (tạm dịch “Ầm!”), tác phẩm mới nhất, ra mắt độc giả ngày 15 tháng 12, 2012, hai tháng sau ngày tác giả được vinh danh khôi nguyên giải Nobel Văn Học 2012.


Sách “POW!”, theo nhà xuất bản Seagull Books, là một tiểu thuyết. Sách dày 386 trang, bìa cứng, nguyên tác là Hoa ngữ, bản tiếng Anh do giáo sư nghiên cứu về Hoa ngữ Howard Goldblatt, Đại học Notre Dame, Indiana, Hoa Kỳ, thực hiện. Ông Goldblatt đã dịch nhiều tác phẩm của Mạc Ngôn, có lẽ nhờ thế mà độc giả Anh ngữ biết tới những tác phẩm này.

Tóm lược cả cuốn sách “POW!” là lời kể lể lan man của một người trẻ tuổi, đan xen với những cảm nghĩ quá khứ, hiện tại trộn lẫn.

Tiêu đề “POW!” có thể tạm dịch “Ầm”, hay “Nổ” ý nói đứa trẻ hay nói dối, khoác lác, là nhân vật chính trong truyện.

Theo chính lời bạt của Mạc Ngôn, đây là:

- Có vẻ như nhân vật chính đang tả lại cảnh đời của y, thật ra là tôi đã mượn lời y để tạo lại tuổi thơ của tôi, với những vô vị của cuộc sống, những đấu tranh vô bổ, và quãng thời gian dành cho viết lách.

- Đó là đứa trẻ luôn luôn nói dối, nói những lời vô trách nhiệm, chỉ nói lấy có. Mục tiêu đời sống của hắn chỉ là kể lể. Ý thức hệ ư? Về điều này, tôi chẳng có gì để phát biểu. Tôi hãnh diện vì mình không có ý thức hệ, nhất là khi viết lách.

- Theo hướng nhìn đó thì cốt truyện “POW!” thật ra chẳng có gì. Mục đích của kể chuyện chỉ là kể chuyện. Khi viết truyện này thì tôi là người trong truyện. Viết xong rồi, thì thôi.

Xin mời đọc một trích đoạn từ POW:

POW! Thèm Thịt

Bạch Thầy, nơi quê con, người ta gọi những trẻ con hay nói dối, huyênh hoang là những tên “nổ”, hay “ầm”, nhưng con xin trình bày toàn sự thật không che giấu.

Khi con lên năm, cha con bỏ đi theo dì La Hoang. Họ đi đâu không ai biết. Mẹ con dĩ nhiên giận như điên, nhưng cương quyết vươn lên bằng cách làm việc cật lực, và hà tiện tối đa, để cho mọi người thấy: không chồng, bà ta sống tốt hơn khi có chồng, tên vô dụng, chỉ biết ăn xài, là cha con.

Như thế nhà thì lạnh, bữa cơm thì đạm bạc không hề có thịt, trong khi cha còn ở nhà thì vì ông thích ăn ngon, cho nên cứ vài ba ngày thì mang về nhà một chiếc đầu heo.

Vì đó mà con ưa thích, thèm thuồng được ăn thịt hơn mọi thứ khác trên đời. Khổ nỗi, làng quê con là nơi sản xuất thịt để phân phối khắp nơi, con thấy, biết có nhiều thứ thịt: trâu bò dê cừu chó lợn....

Con xin kể hết, không giấu diếm nửa lời. Hồi đó con thèm được ăn thịt đến nỗi nếu có ai cho con ăn thịt, con không ngần ngại gọi ông ta bằng “cha”, hay cúi mọp lạy, hay làm cả hai chuyện, cũng được luôn.

Làng nơi con sinh ra tên là “Làng Đồ tể”, nhìn đâu cũng thấy thịt, nào là thịt trên móc, thịt trên bàn, thịt còn bê bết máu, hay đã rửa sạch, thịt hun khói hay chưa hun khói, nào là thịt có tiêm thêm nước để tăng trọng lượng, nào là thịt ướp phoóc môn, (formaldehyde) để giữ được lâu...

Vậy mà con thì gầy như que củi, không được ăn miếng thịt nào.

Buổi sáng, trong nhà lạnh giá đông, giường lò cũng lạnh ngắt vì thiếu than củi đốt, con cuộn mình trong chăn mà vẫn run, tai thì nghe mẹ hét lên đánh thức, tới tiếng thứ ba mà con chưa ra khỏi giường thì bà sẽ tung chăn con ra, lấy cán chổi mà đánh, miệng thì gầm gừ như con thú, mà chẳng nghe ra lời gì, chỉ thỉnh thoảng vài từ cho con là “chó lộn giống”, “đồ con rùa”, cha con là “ngựa”, “voi”...đến phiên dì La Hoang thì từ ngữ của bà trở nên phong phú, sáng tạo hơn hẳn. Thì ra bà khởi đầu, mắng mỏ con, rồi qua người chồng tệ bạc, nhưng đó chỉ là mở màn, trọng tâm của những lời chửi rủa nặng nề, tục tĩu là dành cho dì La Hoang, ngoài “chó cái”, còn nhiều nữa, rồi từ từ, miệng chửi tay nhịp cán chổi chậm dần, hết đánh chửi thì bà khóc bù lu bù loa.

Con thèm ăn thịt, nếu được có thịt mà ăn thì cha mẹ có cãi nhau, thậm chí đánh nhau, con cũng không quan tâm.

Rồi một hôm, cha con trở về, dắt theo đứa con gái nhỏ, là em của con, do dì La sinh ra. Cha xin lỗi mẹ, hứa sẽ sống đàng hoàng để đền bù lại cho mẹ. Chúng tôi lại là một gia đình, nay có thêm em gái. Tới đầu năm thì con phải đi học. Thật khổ sở biết bao phải ngồi yên một chỗ trong 45 phút, mà đâu phải chỉ một lần; bảy lần như thế. Cô giáo hỏi con: “có tám trái lê, chia cho 4 trẻ em, con chia thế nào?” Con trả lời: “chia gì, dùng quả đấm mà tranh nhau, đứa nào mạnh hơn thì được nhiều”.

Cha con làm việc trong hãng thịt. Được theo vào làm việc, con mới biết ra, trong nghề, có người phất lên nhờ những mánh khóe làm tăng trọng lượng thịt lên, bơm, xịt hóa chất để giữ cho thịt sau nhiều ngày vẫn còn tươi như mới...Con cũng được làm phụ trong hãng...

Có hôm con chui lỗ cống lén vào bếp. Trong bếp, trên lò, một nồi hầm to tướng đang sôi. Trong nồi nào là chân giò heo, đùi chó, đùi cừu, cả đuôi heo, đuôi bò. Con nhìn thấy chú Bếp đi vào, thử xem thịt chín chưa, móc một tảng lớn ra khỏi nồi, đem cất riêng, cẩn thận nhìn trước, ngó sau, rồi bắc ghế đứng lên, đái vào nồi. Con nói “tôi thấy hết rồi”. Bếp hối lộ con bằng đùi thịt sạch cất riêng trước đó. Tai con nghe từng tảng thịt kêu gọi, mời mọc. Con ăn rồi ăn nữa. Trước đây con thích thịt, nhưng đến bây giờ mới thật là yêu thịt. Con ăn rồi lại ăn cho đến khi đứng lên không nổi, phải cố gắng hai ba lần. Đi khạng nạng ra về.

Rồi biến cố tới, mất chỗ làm, lại đói, không có tiền, không có thịt mà ăn.

Có thời, thèm quá, con gia nhập đám dân bắt trộm mèo. Con biết dân thành thị rất yêu thích mèo, nuôi cưng cho đến khi mèo mập như heo, thấy chuột là run. Bọn bắt mèo, một người cầm vợt, một người cầm búa. Nấp chờ. Khi một người úp vợt, lưới chụp được một con, thì người kia chạy lại nện cho con vật một búa. Hôm đó được hai túi mèo đem bán cho nhà hàng.

Rồi có một lần, con chưa kịp ra tay thì đã bị tóm. Họ dẫn con tới gặp những người bị mất mèo. Đàn ông có, đàn bà có, có bà nhà giàu đeo đầy vàng ngọc, có cả những đứa nhỏ khóc lóc vì mất thú cưng. Họ xông vào cấu véo, đá, đánh con. Đàn ông thì đá vào chân, vào dái, ôi mẹ ơi đau quá, đàn bà trẻ con thì kéo tai, vặt mũi, móc mắt...một bà già cào mặt con, rồi cạp, cắn đầu con một miếng...rồi con ngất đi, khi tỉnh lại thấy mình nằm trong đống rác... con nghĩ tới cha, tới mẹ, và nghĩ tới những miếng thịt đã được ăn thời làm trong xưởng thịt.

Lê Tạ Bích Đào
giới thiệu, trích dịch

Nhấn Vào Đây Để Tải Tập Tin PDF

vietbao-xuan-2013_190x229
Trong US $9 + $5 shipping=$14
btn_buynowCC_LG

CANADA $9+$18 shipping =$27
btn_buynowCC_LG

Ngoài US + CANADA: $36
btn_buynowCC_LG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tác giả tên thật David Huỳnh, cư dân Los Angeles, là một "chức sắc" của Hội Đi Câu tại Hoa Kỳ, từng nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 với loạt bài kể chuyện đi câu đủ nơi, đủ loại, từ cá sấu gar Houston tới cá tầm California, câu tới Alaska, sang Mễ, qua tận Thái Lan, và nay thì câu về đến quê cũ.
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi."
Nếu viết về con rồng, thật dễ có văn chương bay bướm, kiến thức bao trùm thiên hạ, ai đọc cũng phục lăn. Vì sao? Vì con rồng chẳng hề có trên thế gian, chẳng ai thấy, nên cứ viết tào lao thiên địa, không ai bắt bẻ được. Giống như chuyện ma. Có hàng triệu chuyện ma mà chẳng ai thấy ma bao giờ.
Alice Springs? Gớm! Cái phố nhỏ như mắt muỗi, có đốt đuốc cháy mười ngày cũng chẳng nom thấy đâu trên bản đồ nước Úc.
"Hơn bốn mươi năm sau khi xuất hiện, Dương Nghiễm Mậu vẫn còn là nhà văn avant-garde đối với văn học Việt Nam bởi những suy tưởng và cách đặt vấn đề của ông vẫn còn nguyên những mấu chốt bí mật, nhiều truyện ngắn với lối cấu trúc rất lạ, chưa ra khỏi vòng trăn trở tìm tòi của người viết hôm nay." (Thụy Khuê viết về Dương Nghiễm Mậu, Con Người Nội Soi)
Nếu bạn có một người yêu, yêu rất yêu, bạn có muốn nói về người ấy không, có muốn giới thiệu người ấy cho cả “thế giới” biết không. Tôi chắc chắn bạn sẽ “lật đật” nói rằng có. Không cần hỏi, tôi đã thấy cả triệu người trên mặt đất này đã và đang làm việc đó.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả là một luật gia và nhà hoạt động văn hoá xã hội của miền Nam trước 1975. Ông sinh năm 1934, tại Nam Định. Tốt nghiệp Đại học Luật khoa Saigon 1958. Du học tu nghiệp tại Mỹ 1961-62. Nghề nghiệp tại Saigon: Chuyên gia luật pháp tại Quốc hôi VNCH (1958-62),
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Mới đây, Khánh Vân đã hoàn tất việc đón ba má, và vợ chồng người em trai sang đoàn tụ. Bài tết năm nay của cô là chuyện vui.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.