Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại vùng duyên hải miền Trung, khi các làng cá mới vào đầu mùa khai thác khơi, nhưng áp thấp nhiệt đới đã xảy ra khiến hàng trăm con tàu phải lâm nạn hoặc chạy thoát thân, nhiều ngư phủ phải bỏ mạng trên biển. Báo Lao Động viết về những long đong của đời ngư phủ qua đoạn ký sự như sau.
Thực tế, ở giữa sóng gió khơi xa, ngư dân luôn đối mặt với nhiều khó khăn khắc nghiệt, hiểm nguy bởi thời tiết biến động bất thường... Và năm nào ở làng biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Bình Thuận cũng có hàng chục tàu đang đánh cá ngoài biển bị tai nạn, bị hải quân nước ngoài bắt giữ, bị mất tích vì bất chợt "dính" dông gió giữa khơi, bị tàu lạ đâm chìm...
Trên chiếc tàu PY- 92684 vừa lâm nạn neo tại cảng Cà Ná, ông Nguyễn Cường (50 tuổi, quê ở làng Phú Câu, phường 6, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) ngồi bó gối, đăm đăm nhìn về phía biển tâm sự: "32 năm bám biển, ăn ở đầu sóng, sống ở ngọn gió, tôi nhận ra quá nhiều hiểm nguy, bất trắc rình rập quanh mình và chứng kiến nhiều cuộc "chia ly" giữa trùng khơi khi thời tiết bất thường xảy ra. Còn nhớ, tháng 3 năm 2011, trong khi chạy tránh gió, con tàu câu cá ngừ của ông Trần Min - cùng quê với tôi - bị sóng đánh chìm, chết 6 người. Ông Min may mắn thoát chết, nhưng tài sản tan theo bọt sóng, trắng tay, nợ vay cả trăm triệu đồng. Còn ông Trần Ngọc, dù tuổi đã ngoại thất thập cổ lai hy, nhưng ông vẫn tháng ngày vất vả, nhọc nhằn bám biển để lo cái ăn, thuốc thang chữa bệnh cho vợ con, nhưng sóng dữ bất ngờ nhấn chìm chiếc tàu cùng ông Ngọc chết thảm nằm sâu dưới đáy biển... Đáng thương nhất là có quá nhiều lao động trẻ bị nạn do thiên tai và mất xác giữa biển khơi lạnh lẽo".
"Trong số lao động làm nghề trên biển, lao động nghề câu mực của ngư dân Quảng Ngãi luôn đối mặt với hiểm nguy nhất. Bởi tàu ra khơi, sau đó các bạn thuyền dùng thúng câu đi câu đơn lẻ giữa mênh mông đại dương. Câu mực thường phải đi những đêm thật tối trời. Nếu có sóng, gió "trở chứng" bất thường thì không biết điều gì sẽ xảy ra!" - ông Cường khẳng định. Ông Cường vốn là ngư dân giỏi ở làng Phú Câu, sở hữu con tàu hơn 160CV trị giá nửa tỉ đồng, chuyên đánh bắt xa bờ. Nhưng cuộc hành trình ra khơi đầy bất trắc, nhiều lần tàu bị nạn, câu khơi không hiệu quả, đành bán con tàu vào năm 2003. Từ đó, ông Cường cùng 3 đứa con trai (đều bỏ học giữa chừng) đi bạn cho tàu khác, với thu nhập chỉ đủ đắp đổi tháng ngày. Cũng giống như ông Cường, hàng trăm hộ khác như hộ ông Trần Du - chủ tàu PY2565; Diệp Kiên Vị (PY90983); Hồ Mỹ (PY90279)... lâm vào cảnh khó khăn trong cuộc hành trình vươn khơi, khi đánh bắt không hiệu quả, thiếu vốn sắm chuyến, không có bạn đi thuyền. "Thuyền to thì sóng lớn" - hàng loạt tàu thuyền "vay nóng" càng vươn khơi, càng lỗ vốn và nợ như Chúa Chổm.
Bạn,
Cũng theo báo LĐ, cuộc sống của ngư dân ở vùng biển Cà Ná, Phước Diêm cũng lắm long đong khi tàu bị nạn, khai thác không hiệu quả. Cứ đến mùa biển động, hơn 840 chiếc tàu chuyên pha xúc và giã cào đôi ở đây phải chống chọi với "bão biển". Mỗi năm có hàng chục tàu nằm bờ và không dưới 30 trường hợp tàu bị nạn do thiên tai...
Theo báo Sài Gòn, tại vùng duyên hải miền Trung, khi các làng cá mới vào đầu mùa khai thác khơi, nhưng áp thấp nhiệt đới đã xảy ra khiến hàng trăm con tàu phải lâm nạn hoặc chạy thoát thân, nhiều ngư phủ phải bỏ mạng trên biển. Báo Lao Động viết về những long đong của đời ngư phủ qua đoạn ký sự như sau.
Thực tế, ở giữa sóng gió khơi xa, ngư dân luôn đối mặt với nhiều khó khăn khắc nghiệt, hiểm nguy bởi thời tiết biến động bất thường... Và năm nào ở làng biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Bình Thuận cũng có hàng chục tàu đang đánh cá ngoài biển bị tai nạn, bị hải quân nước ngoài bắt giữ, bị mất tích vì bất chợt "dính" dông gió giữa khơi, bị tàu lạ đâm chìm...
Trên chiếc tàu PY- 92684 vừa lâm nạn neo tại cảng Cà Ná, ông Nguyễn Cường (50 tuổi, quê ở làng Phú Câu, phường 6, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) ngồi bó gối, đăm đăm nhìn về phía biển tâm sự: "32 năm bám biển, ăn ở đầu sóng, sống ở ngọn gió, tôi nhận ra quá nhiều hiểm nguy, bất trắc rình rập quanh mình và chứng kiến nhiều cuộc "chia ly" giữa trùng khơi khi thời tiết bất thường xảy ra. Còn nhớ, tháng 3 năm 2011, trong khi chạy tránh gió, con tàu câu cá ngừ của ông Trần Min - cùng quê với tôi - bị sóng đánh chìm, chết 6 người. Ông Min may mắn thoát chết, nhưng tài sản tan theo bọt sóng, trắng tay, nợ vay cả trăm triệu đồng. Còn ông Trần Ngọc, dù tuổi đã ngoại thất thập cổ lai hy, nhưng ông vẫn tháng ngày vất vả, nhọc nhằn bám biển để lo cái ăn, thuốc thang chữa bệnh cho vợ con, nhưng sóng dữ bất ngờ nhấn chìm chiếc tàu cùng ông Ngọc chết thảm nằm sâu dưới đáy biển... Đáng thương nhất là có quá nhiều lao động trẻ bị nạn do thiên tai và mất xác giữa biển khơi lạnh lẽo".
"Trong số lao động làm nghề trên biển, lao động nghề câu mực của ngư dân Quảng Ngãi luôn đối mặt với hiểm nguy nhất. Bởi tàu ra khơi, sau đó các bạn thuyền dùng thúng câu đi câu đơn lẻ giữa mênh mông đại dương. Câu mực thường phải đi những đêm thật tối trời. Nếu có sóng, gió "trở chứng" bất thường thì không biết điều gì sẽ xảy ra!" - ông Cường khẳng định. Ông Cường vốn là ngư dân giỏi ở làng Phú Câu, sở hữu con tàu hơn 160CV trị giá nửa tỉ đồng, chuyên đánh bắt xa bờ. Nhưng cuộc hành trình ra khơi đầy bất trắc, nhiều lần tàu bị nạn, câu khơi không hiệu quả, đành bán con tàu vào năm 2003. Từ đó, ông Cường cùng 3 đứa con trai (đều bỏ học giữa chừng) đi bạn cho tàu khác, với thu nhập chỉ đủ đắp đổi tháng ngày. Cũng giống như ông Cường, hàng trăm hộ khác như hộ ông Trần Du - chủ tàu PY2565; Diệp Kiên Vị (PY90983); Hồ Mỹ (PY90279)... lâm vào cảnh khó khăn trong cuộc hành trình vươn khơi, khi đánh bắt không hiệu quả, thiếu vốn sắm chuyến, không có bạn đi thuyền. "Thuyền to thì sóng lớn" - hàng loạt tàu thuyền "vay nóng" càng vươn khơi, càng lỗ vốn và nợ như Chúa Chổm.
Bạn,
Cũng theo báo LĐ, cuộc sống của ngư dân ở vùng biển Cà Ná, Phước Diêm cũng lắm long đong khi tàu bị nạn, khai thác không hiệu quả. Cứ đến mùa biển động, hơn 840 chiếc tàu chuyên pha xúc và giã cào đôi ở đây phải chống chọi với "bão biển". Mỗi năm có hàng chục tàu nằm bờ và không dưới 30 trường hợp tàu bị nạn do thiên tai...
Gửi ý kiến của bạn