Hôm nay,  

Sinh Y Học Trong Tuần:Ung Thư Máu, Khó Thở...

17/09/201100:00:00(Xem: 7942)

Sinh Y Học Trong Tuần:Ung Thư Máu, Khó Thở...

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô

Những yếu tố tăng trưởng tế bào ung thư máu. Tương tác giữa Choline kinase alpha, epidermal growth factor receptor và c-Src trong việc tăng trưởng tế bào ung thư máu Bs Yataka Shima và Bs Issay Kitabayashi vừa phổ biến kết quả tham khảo đăng trong báo International J of Hematology, 94: 134, 2011.

Theo các nhà nghiên cứu này thì thay đổi vi trí một vài nhiễm sắc thể đặc biệt và đột biến có liên hệ tới ung thư máu bạch huyết cấp tính (acute myeloblastic leukemia, AML). Một số di thể như AML1, C/EBPa, RARa, MOZ, p300/CBP, and MLL có liên hệ quan trọng tới việc điều chỉnh ung thư máu hematopoiesis. Kết quả gây nên những phản ứng fusion hay đột biến những chất bạch đản đã làm thay đổi phiên mã di thể, làm rối loạn hiện tượng sinh sản máu Các tác giả nghiên cứu những yếu tố phiên mã và hiện tượng cộng hoạt hoá đóng vai trò quan trọng trong việc sinh sản hồng huyết cầu và bạch huyết cầu. Choline kinase là một loại men xúc tác choline theo đường hoá học phosphatidylcholine (PC) biosynthesis. Epidermal growth factor receptor (EGFR; ErbB-1; HER1 trong cơ thể con người) là một thụ thể nằm ngoài màng tế bào.

Ung thư bạch cầu cấp tính (Acute myeloblastic leukemia, AML) thường thấy nơi bệnh nhân tuổi 60 và tỉ lệ tăng cao khi lớn tuổi hơn. Những triệu chứng ngắn thường thấy như mệt mỏi, nóng, và chảy máu. Giảm tế bào máu. Hơn 20% tế bào mầm thấy trong tủy xương. Khoảng 90% bệnh nhân có tế bào mầm trong máu. Dấu ấn sinh học Midreprohormone adrenomedullin (MR-proADM) thử nghiệm chứng khó thở.

Yếu tố sinh học bệnh nhân khó thở. Chuyên gia Dorothy Caputo vừa phổ biến trong báo J. Amer College of Cardiology, 58: 1057, 2011, ngày 30 tháng Tám, 2011, nói về vài trò của dấu ấn sinh học MR-proADM dùng thử nghiệm tiên đoán chứng khó thở cho bệnh nhân. Có thể coi đây là một dấu ấn sinh học hiệu nghiệm trong việc tiên đoán tử vong bệnh nhân bị chứng nghẹt thở cấp tinh.

Biomarker MR-proADM dùng để thử nghiệm cho bệnh nhân bị khó thở mà 1/3 là do bệnh suy tim cấp tính. Ngoài ra, chứng khó thở có thể do bệnh nghẹt thở kinh niên (COPD), suyễn (Asthma), viêm sưng phổi (Pneumonia), và tim đập thất nhịp.

Trước đây các chuyên gia đã từng thử nghiệm Adrenomedullin (ADM) chuẩn đoán bệnh nghẹt thở dưạ theo đặc tính của ADM là một loại peptide có thể làm nở mạch máu và hạ huyết áp xuống thấp. Tuy nhiên đã gặp khó khăn khi dùng chất Adrenomedullin này trong việc chuẩn đoán bệnh khó thở, vì Adrenomedullin không có tính chất sinh học nên khó thử nghiệm áp dụng trong y khoa lâm sàng.

Bởi vậy sau này các chuyên gia đã để ý tới MR-ProAMD vì chất này có đặc tính như một loại kích thích tố (Hormone). Ts Nils G. Morgenthaler và các đồng nghiệp đã thực hiện được việc thử nghiệm đo lường chất Midregional pro-ADM (MR-proADM) và kết quả đã phổ biến trong báo Endocrinology and Metabolism, 51: 1823, 2005.

Lượng thuốc cao Celexa gây nguy cơ tim đập thất nhịp. Ngày 8/24/2011, FDA thông tin vấn đề an toàn của Thuốc Celexa (Citalopram hydromide) khi dùng liều lượng cao thuốc này có thể làm thay đổi nhịp tim. Theo FDA thì không nên dùng Celexa liều lượng cao hơn 4mg một ngày vì thuốc này có thể làm thay đổi tình trạng điện trong tim. Liều cao thuốc Celexa làm thay đổi dòng điện trong tim, kéo dài QT trong điện tâm đồ EKG đưa tới tim đập thất nhịp, rối loạn nhịp tim, do đó có thể nguy hiểm đến tính mang. Thuốc Celexa (Citalopram hydromide) là loại thuốc chữa bệnh trầm cảm gọi là Selective reuptake inhibitors (SSRIs). Citalopram làm cho QT kéo dài. Bệnh nhân không được dùng Citalopram quá liều lượng 40 mg một ngày. Bởi vậy bệnh nhân có tật bẩm sinh ST kéo dài cũng không dùng Citalopram. Trường hợp bệnh nhân suy tim, tim đập chậm thất nhịp hay có chất kali thấp trong máu (hypokalemia) hay chất magnéium thấp trong máu (hypomagnesemia) vì thuốc Citalopram trong những trường hợp bệnh kể trên dễ sinh chứng Torsade de Pointes.

Theo FDA thì cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều phải vào FDA đọc thêm để tìm hiểu rõ ràng trước khi dùng thuốc này. Cả bệnh nhân lẫn bác sĩ đều phải tường trình biến chứng với FDA khi dùng thuốc này. www.fda.gov/Med Watch/report. htm.

Azithromycine và Bệnh Nghẹt Phổi Kinh Niên (COPD). Bs Richard K Albert và các cộng sự viên vừa phổ biến trong báo New Eng J. Med ngày 25 tháng 8, 2011, cho biết thuốc Azithromycine có khả năng ngừa bệnh Nghẹt Phổi Kinh Niên (COPD) đỡ bị tái phát thường xuyên hơn. Thử nghiệm cho một số bệnh nhân bị nghẹt phổi kinh niên uống mỗi ngày một viên Azithromycine, thêm vào những thuốc khác cho bệnh nhân uống trị bệnh nghẹt thở kinh niên, thì thấy tình trạng tái phát bệnh COPD thuyên giảm. Phẩm chất đời sống bệnh nhân tốt hơn. Tuy có một số nhỏ bênh nhân bị chứng lãng tai. Các tác giả e ngại vấn đề quen thuốc trụ sinh. Ngoài ra cũng cần phải lưu ý những công phạt khi dùng thuốc Azithromycine. Trong báo Int J Chron Obstruct Pulm Dis, Dec 2008, Bs Aaron P Milstone cho biết bình thường điều trị bệnh COPD bao gồm việc giữ vệ sinh cho phổi, uống thuốc nở cuống phổi, và uống thuốc trụ sinh. Trong những năm gần đây thời gian dùng thuốc trụ sinh để chữa COPD càng ngày càng ngắn hơn. Bs Milston đã nghiên cứu dùng thuốc Azithromycine chữa COPD trong 3 thời gian khác khác nhau: 1 ngày, 3 ngày và 5 ngày. Theo Bs Milstone thì tăng lượng thuốc trụ sinh trong thời gian điều trị ngắn hạn có hy vọng giảm nguy cơ kháng thuốc trụ sinh. Nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề.

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô,

(Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa tọa lạc tại số 7761 Garden Grove Blvd, Garden Grove, CA 92841do Bác Sĩ Tình Trần làm Giám Đốc Y Tế, đã mở Hội Chợ Y Tế vào thứ Bảy ngày 23 tháng 9 năm 2023 cho cư dân những người có lợi tức thấp, hoặc có bảo hiểm hay không có bảo hiểm cũng đều được tham gia.
Tập thể dục thường được nói đến như một yếu tố quan trọng giữ đầu óc tỉnh táo, nhưng có nhiều nghiên cứu cho thấy sự khác biệt và lắm lúc còn có thể có những hiệu quả ngược lại nữa. Một nghiên cứu mới đã tóm tắt tác động của việc rèn luyện thể chất đối với sức khỏe trí óc, trong đó bao gồm trí nhớ, sự chú ý, khả năng ra quyết định và tốc độ giải quyết thông tin của não. Theo kết quả rõ ràng của các nhà nghiên cứu, các hoạt động rèn luyện và tập thể dục nhằm mục đích cải thiện thể lực và hấp thụ oxy chỉ có tác dụng thấp đối với khả năng nhận thức. Ngược lại, tập yoga có tác động tích cực đến sức khỏe trí óc và có nhiều khả năng dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về chức năng nhận thức.
Một loạt các biến thể mới của Omicron đang khiến số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và số trường hợp bị bệnh nặng cũng nhiều hơn. Trong tuần cuối cùng của tháng 8, đã có hơn 650 người chết vì COVID-19, tăng 10% so với tuần trước đó, và có 17,000 trường hợp mới phải vào bệnh viện.
“Tim đập liên hồi.” “Bồn chồn trong dạ.” “Tim muốn rớt ra ngoài.” “Nẫu ruột.” Đây là những cụm từ được nhiều người sử dụng để mô tả nỗi sợ hãi và lo âu. Thường thì chúng ta có thể cảm thấy được những cảm giác lo lắng, sợ hãi ở lồng ngực hoặc trong bụng chứ không phải ở não. Nhiều nền văn hóa có truyền thống gắn liền sự hèn nhát và dũng cảm với hình ảnh trái tim hoặc lòng dạ hơn là với bộ não.
Bệnh gan đang trở nên phổ biến hơn ở các nước phương Tây. Tại Thụy Điển, ước tính có khoảng một triệu người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ, đúng như tên gọi có nghĩa là gan tích tụ mỡ, không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, hầu hết người bịnh không biết rằng họ có chất béo tích tụ, mà ở một số người cuối cùng có thể phát triển thành xơ gan và ung thư gan. Một nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy số người mắc bịnh gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng.
Nhà sinh lý học vĩ đại người Pháp Claude Bernard đã phát triển khái niệm về nội môi (le milieu intérieur, tiếng Anh là the internal environment, tạm hiểu là môi trường bên trong cơ thể): môi trường chất lỏng được điều tiết tinh tế bao quanh các tế bào, chảy qua các động mạch và tĩnh mạch, thấm vào tất cả các cơ và dây thần kinh, cơ quan và xương trong cơ thể chúng ta. Hai trái thận phải làm khá nhiều việc để duy trì trạng thái cân bằng cho môi trường chất lỏng này, hay còn gọi là “cân bằng nội môi” (homeostasis). Chúng loại bỏ nhiều chất với nhiều kích thước khác nhau ra khỏi máu. Các chất này là phụ phẩm khi cơ thể tạo ra và đốt cháy năng lượng, và sẽ trở nên độc hại nếu tích tụ quá nhiều. (Gan thì trực tiếp loại bỏ các hóa chất khác ngay sau khi tiêu hóa, như rượu và ma túy, trong khi ruột, phổi và da thì thực hiện các chức năng bài tiết bổ sung.)
Thương hiệu số một trên thế giới, CheongKwanJang, hòa nhập với xu hướng Thực Phẩm Dược Tính toàn cầu, đã thông báo về sự hợp tác với chuỗi nhà hàng Kabuki của Nhóm Kaizen Dining. Sự hợp tác này, kết hợp truyền thống 120 năm và lợi ích sức khỏe của CheongKwanJang với ẩm thực Nhật Bản quen thuộc đối với người Mỹ, đã được tiết lộ tại một sự kiện diễn ra vào ngày 6 tháng 9 tại nhà hàng chính của Kabuki Huntington Beach. Tiến sĩ Lee Yun-beom, CEO của CheongKwanJang tại trụ sở Hoa Kỳ, đã tuyên bố: "Hồng Sâm Hàn Quốc, được biết đến khoa học với tên gọi Panax Ginseng C.A. Meyer, khác biệt với các loại sâm được tìm thấy tại Hoa Kỳ hoặc các khu vực khác; Nó đã được xác minh khoa học thông qua hơn 450 nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ."
Năm ngoái, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Canberra đã sốc tới lặng người khi gắp một con giun sống ra khỏi não một phụ nữ. Trước đó, nữ bệnh nhân này phải vào bệnh viện với các triệu chứng như bị đau dạ dày, ho khan, đổ mồ hôi đêm trong hàng tháng trời, sau đó thì bà bị trầm cảm và hay quên. Bệnh nhân đã được chỉ định đi scan não.
Người ta thường nói rằng tất cả chúng ta rồi sẽ trở nên mất trí nhớ - trừ khi chết vì ung thư hoặc bệnh tim mạch. Tất nhiên, có những người chết vì các bệnh khác, tai nạn hoặc tự tử. Nhưng chính chứng mất trí nhớ, ung thư và bệnh tim mạch lại chiếm ưu thế trong danh sách về nguyên nhân tử vong. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh tim mạch đã tiến bộ và tỷ lệ sống sót hiện nay cao hơn nhiều. Ung thư đã từ một bản án tử hình trở thành một căn bệnh có thể điều trị được - mặc dù vẫn có những biến thể mà tỷ lệ tử vong gần một trăm phần trăm.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Lund, Thụy điển đã tìm ra một phương pháp để có thể phát hiện sớm các bệnh nghiêm trọng trong não, chẳng hạn như bệnh Parkinson, bằng cách thử dịch tủy sống sau lưng. Và họ cho biết rằng dấu hiệu ban đầu của bệnh là giảm khứu giác, tin từ Đài truyền hình Thụy điển. Tại Phòng khám Trí nhớ ở thành phố Malmö, Thụy điển, các bác sĩ lấy dịch tủy sống từ những người tình nguyện tham gia nghiên cứu bằng một cây kim vào giữa hai đốt ở cột sống, qua thử nghiệm đó các nhà nghiên cứu biết người đó có khả năng mang chứng bịnh thể Lewy* không? Các chứng bịnh thể Lewy là thuật ngữ chung cho bệnh Parkinson và chứng mất trí nhớ thể Lewy, hay còn gọi là sa sút trí tuệ Lewy.
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.