Nạn Trộm Gà Hoành Hành
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, gần đây, thị trường gà nòi đá độ rất... sốt. Nhiều con gà nòi độ được kêu giá vài chục triệu đồng trở thành chuyện bình thường. Và, gà nòi trở thành mục tiêu của những "kê tặc" đang hoành hành ở vùng nông thôn. Báo Người Lao Động ghi nhận tệ nạn này tại một huyện của tỉnh Vĩnh Long qua bản tin như sau.
Tại xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, cư dân Nguyễn Văn Tám kể: Anh Tám có con điều bông của người bạn thân ở Bến Tre tặng. Hàng ngày, anh nhốt trong bội, chăm sóc rất kỹ nên gà rất sung sức, lông mướt rượt. Nhiều dân đá gà thấy rất mê và gạ mua với giá 1.5 triệu đồng nhưng anh không bán. Anh Tám nói: "Gà của người bạn tặng, mình bán lấy tiền sao coi được" Mình định để đổ mái nhân giống. Không ngờ hôm đó, gia đình dỡ nhà nên đem con gà nhốt ở phía sau vườn. Lu bu công việc phía trước đến chiều ra thì cái bội trống không..."
Bà Quí ở cách nhà anh Tám vài trăm mét cũng mất con gà nòi gần 3kg. Khi kể lại vụ mất con gà, bà vẫn chưa nguôi tức giận: "Trước khi mất gà vài ngày, có 2 thanh niên xách theo cái giỏ, bên trong có sẵn một con gà trống gáy o... o. Cả bầy chỉ có một con gà trống đó nên tui để nó đạp mái. Hôm đó, tui đi đám cưới nhà người quen ở Vĩnh Long, chiều về cho ăn thì không thấy con gà đâu nữa. Mới đầu nghĩ nó đi theo gà mái ở hàng xóm, nhưng chiều tối cũng không thấy về ngủ...". Gia đình anh Út ở xã Phú Quới (huyện Long Hồ) có nuôi nhiều gà nòi để bán. Hôm đó, có hai thanh niên ăn mặc đúng dân đá độ: áo thun, quần ngắn ngang gối, xách theo 2 chiếc giỏ đệm. Chúng ẵm gà lên ngắm nghía chân cẳng, màu lông nhưng sau một hồi chê õng chê ẹo thì lên xe chạy đi. Anh Út cũng bận đi công chuyện, quên đem gà vào nhà. Khoảng 2 tiếng sau, anh Út về nhà thì chỉ còn 2 cái bội trống không. Người nhà kế bên cho biết, sau khi anh Út đi khoảng 30 phút, 2 thanh niên ghé trước đó có quay lại. Nhà kế bên cứ nghĩ anh Út bán gà cho chúng, nên không để ý đến. Khi anh Út về mới vỡ lẽ họ là "tặc kê".
Anh Huỳnh Văn Sang (xã An Bình, huyện Long Hồ) kể: Sau khi mất gà, anh Sang tìm nhiều nơi nhưng không thấy. Một hôm, qua nhà người bạn ở xã Hòa Ninh chơi, tình cờ nghe tiếng gà gáy quen quen. Anh Sang lần theo tiếng gáy thì gặp được con gà mình bị mất cách đó gần 1 tháng. Tuy gà bị cắt lông, "nhuộm" màu, nhưng anh Sang vẫn nhận ra. Tên trộm chối quanh, nhưng cuối cùng cũng thừa nhận: Thấy con gà của anh Sang tốt quá nên "mượn" về đổ giống...
Bạn,
Báo NLĐ dẫn lời một thương lái gà nòi chuyên cung cấp cho dân đá gà ở TPSG tiết lộ: "Tui đi thu gom gà nòi của người dân và các tay săn gà nòi. Mỗi tháng tui cung cấp cho dân đá gà ở TPSG cả trăm con gà nòi đá và trong số gà này ước chừng có gần một nửa của dân chôm chỉa..."
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, gần đây, thị trường gà nòi đá độ rất... sốt. Nhiều con gà nòi độ được kêu giá vài chục triệu đồng trở thành chuyện bình thường. Và, gà nòi trở thành mục tiêu của những "kê tặc" đang hoành hành ở vùng nông thôn. Báo Người Lao Động ghi nhận tệ nạn này tại một huyện của tỉnh Vĩnh Long qua bản tin như sau.
Tại xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, cư dân Nguyễn Văn Tám kể: Anh Tám có con điều bông của người bạn thân ở Bến Tre tặng. Hàng ngày, anh nhốt trong bội, chăm sóc rất kỹ nên gà rất sung sức, lông mướt rượt. Nhiều dân đá gà thấy rất mê và gạ mua với giá 1.5 triệu đồng nhưng anh không bán. Anh Tám nói: "Gà của người bạn tặng, mình bán lấy tiền sao coi được" Mình định để đổ mái nhân giống. Không ngờ hôm đó, gia đình dỡ nhà nên đem con gà nhốt ở phía sau vườn. Lu bu công việc phía trước đến chiều ra thì cái bội trống không..."
Bà Quí ở cách nhà anh Tám vài trăm mét cũng mất con gà nòi gần 3kg. Khi kể lại vụ mất con gà, bà vẫn chưa nguôi tức giận: "Trước khi mất gà vài ngày, có 2 thanh niên xách theo cái giỏ, bên trong có sẵn một con gà trống gáy o... o. Cả bầy chỉ có một con gà trống đó nên tui để nó đạp mái. Hôm đó, tui đi đám cưới nhà người quen ở Vĩnh Long, chiều về cho ăn thì không thấy con gà đâu nữa. Mới đầu nghĩ nó đi theo gà mái ở hàng xóm, nhưng chiều tối cũng không thấy về ngủ...". Gia đình anh Út ở xã Phú Quới (huyện Long Hồ) có nuôi nhiều gà nòi để bán. Hôm đó, có hai thanh niên ăn mặc đúng dân đá độ: áo thun, quần ngắn ngang gối, xách theo 2 chiếc giỏ đệm. Chúng ẵm gà lên ngắm nghía chân cẳng, màu lông nhưng sau một hồi chê õng chê ẹo thì lên xe chạy đi. Anh Út cũng bận đi công chuyện, quên đem gà vào nhà. Khoảng 2 tiếng sau, anh Út về nhà thì chỉ còn 2 cái bội trống không. Người nhà kế bên cho biết, sau khi anh Út đi khoảng 30 phút, 2 thanh niên ghé trước đó có quay lại. Nhà kế bên cứ nghĩ anh Út bán gà cho chúng, nên không để ý đến. Khi anh Út về mới vỡ lẽ họ là "tặc kê".
Anh Huỳnh Văn Sang (xã An Bình, huyện Long Hồ) kể: Sau khi mất gà, anh Sang tìm nhiều nơi nhưng không thấy. Một hôm, qua nhà người bạn ở xã Hòa Ninh chơi, tình cờ nghe tiếng gà gáy quen quen. Anh Sang lần theo tiếng gáy thì gặp được con gà mình bị mất cách đó gần 1 tháng. Tuy gà bị cắt lông, "nhuộm" màu, nhưng anh Sang vẫn nhận ra. Tên trộm chối quanh, nhưng cuối cùng cũng thừa nhận: Thấy con gà của anh Sang tốt quá nên "mượn" về đổ giống...
Bạn,
Báo NLĐ dẫn lời một thương lái gà nòi chuyên cung cấp cho dân đá gà ở TPSG tiết lộ: "Tui đi thu gom gà nòi của người dân và các tay săn gà nòi. Mỗi tháng tui cung cấp cho dân đá gà ở TPSG cả trăm con gà nòi đá và trong số gà này ước chừng có gần một nửa của dân chôm chỉa..."
Send comment