Hôm nay,  

Những Quốc Gia Nghèo Đang Bị Xâm Chiếm Đất

05/05/200900:00:00(Xem: 6909)

Những quốc gia nghèo đang bị xâm chiếm đất, Cuộc chạy đua xâm chiếm đất canh tác đe dọa các quốc gia chậm tiến

Phan Văn Song
Trung Quốc và Arabia Séoud đang mua hàng triệu đất canh tác trên các quốc gia chậm tiến.
Năm quốc gia: Trung Quốc, Nam Hàn, Liên Hiệp các Emirats, Nhựt Bổn và Arabia Séoud  đang là sở hữu trên 7 triệu 6 trăm ngàn  héc ta đất canh tác ngoài đất nước mình. Trên thế giới hiện nay, không một ngày không có một héc ta đất canh tác không bị bán cho các nhà và cơ quan đầu tư trên thế giới bởi các quốc gia có chủ quyền nhưng vô trách nhiệm với vận mệnh tương lai lương thực của dân chúng mình, (xem  có đủ ăn hay không) "
Đây là một hiện tượng không gì mới mẻ cả, nhưng ngày hôm nay, hiện tượng nay đang càng ngày càng bộc phát mạnh : cuộc khủng hoảng về nông phẩm lương thực đã đánh động tâm lý các nhà cầm quyền về những viễn ảnh tương lai trong vấn đề lương thực, và cuộc khủng hoảng về tài chánh đã biến nông phẩm lương thực thành một món hàng đầu tư chiến lược cho các tổ chức đầu tư.
Ngày hôm nay, một quốc gia như Quatar có đất canh tác ở In-đô–nê xi-a, một nước như  Koweit có canh điền ở Miến Điện. Lybia và Ukrainia đang thương thuyết và đang ký một hợp đồng quan trọng mua bán đổi chác đất canh tác với khí đốt và dầu hỏa;  và  trong ngày thứ năm  16 tháng tư vừa qua, một phái đoàn xứ Jordan đang thương thuyết mua đất canh tác ở  Soudan.
Mỗi ngày trên các báo thương mãi thế giới, đều có những bản tin đăng bán đất canh tác do các quốc gia nghèo rao bán.
« Cuối năm 2008, năm quốc gia: Trung Quốc, Nam Hàn, Liên Hiệp Émirats, Nhựt Bổn và Arabia Séoud đang là sở hữu chủ của 7,6 triệu héc ta đất canh tác ngoài biên giới của mình, tức là hơn 5, 6 lần đất canh tác của một quốc gia như Vương quốc Bỉ. » 
Ông Jean Yves Carfantan  nhận định trong cuốn sách Cuộc đụng chạm lương thực quốc tế – le Choc alimentaire mondial - ( nhà sách Albin Michel Paris 2009). Ông cho biết hiện tượng chiếm đất canh tác nước ngoài là đã từng xãy ra thời các nước mạnh đi tìm thuộc địa rồi. Nhưng ngày hôm nay, theo các quan sát viên kinh tế gia của những NGO, nó bành trướng rất nhanh .
Với sự tăng giá như phi mã  những nông phẩm lương thực trong những năm 2007, 2008 vừa qua, các nhà và các cơ quan đầu tư nghĩ ngay đến thị trường đất canh tác. Sự giảm giá, cũng của nông phẩm lương thực, đầu năm 2009, không làm họ sợ hãi, nới tay, trái lại. Như một bài nhận định vào tháng 10 năm 2008 dưới tựa đề là « Cuộc ăn cướp xâm chiếm đất canh tác» ( Main basse sur les terres agricoles) của nhóm Grain, một NGO quốc tế chuyên môn về cổ vũ sự trồng trọt đa ngũ cốc, «  với sự khủng hoảng bất thường của thị trường chứng khoán tài chánh, các nhà và các cơ quan đầu tư chuyên nghiệp về tài chánh hay thị trường nông nghiệp như các các quỹ hưu trí, các quỹ đầu tư ... đã bỏ các thị trường chứng khoản đầy rủi ro và nghĩ đến đất canh tác nông phẩm lương thực chiến lược ».
Không chỉ một mình họ đâu, các quốc gia có vốn cũng nghĩ đến tương lai, trước bảo đảm phải có lương thực để nuôi dân, và sau đó cũng có thể tìm thêm lợi nhuận. « Mục đích là làm thế nào để thoát khỏi sự trì trệ của tỷ lệ sản xuất quốc gia do hiện tượng  thành thị hóa  hay do sự thiếu hụt nước uống.» ông Carfantan bổ túc thêm.
Đất canh tác càng ngày càng hiếm hoi ở Trung Đông  là một thí dụ, các quốc gia Trung Đông chủ nhơn các  mỏ dầu hỏa, giàu có, dư dã tiền của để đầu tư mua đất ở nước ngoài. Quatar có đất ở Inđônêxi-a, Bahrein có đất ở Phi Luật Tân, Koweit ở Miến Điện vân vân ...
Canh tác ngoài biên giới :
« Và dỉ nhiên, chúng ta không ngạc nhiên khi ta biết Trung Quốc đang bằng mọi giá đi mua đất canh tác ở xứ người. Trung Quốc có 40% nông dân thế giới nhưng chỉ có 9% đất canh tác của thế giới  »  ông Carfantan nhấn mạnh. Riêng về Nhựt bổn và Nam hàn họ phải nhập cảng 60% lương thực để nuôi dân họ.
Các quốc gia phía nam cũng sốt ruột đi tìm đất canh tác. Mouammar Khadafi, Tổng thống Lybia đã tiếp xúc với Ukrainia để trao đổi dầu hỏa, khí đốt với đất canh tác mầu mỡ của vựa lúa Ukrainia (chỉ mướn thôi). Và ngày 16 tháng Tư vừa qua, một phái đoàn Jordan đã ký kết hoàn tất chương trình mướn đất canh tác ở Soudan.


Âu châu cũng không kém, theo Tuần báo La France agicole (Nước Pháp nông nghiệp) 15% toàn bộ đất canh tác của Romania, nghĩa là hơn 15 triệu mẫu (héc ta) hiện nay thuộc quyền sở hữu của các quốc gia âu châu ngoài Romania.
Phương thức canh tác ngoài biên giới tạo một câu hỏi lớn: thế nào là vai trò của nhân dân địa phương " , người bản xứ sống trên đất nước mình nhưng không được dự phần chia xẻ lương thực. Quả địa cầu gồm có 2 tỷ 800 triệu nông dân (trên tổng dân số là 6 tỷ 700 triệu người) và ¾ người đang bị nạn đói tập trung ở nhà quê. Không phải ở đâu cũng có sổ điền trạch. Làm sao bồi thường các người hiện đang sống và canh tác trên đất của họ, nếu họ không có một tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu đất của họ "
«Các cơ quan NGO báo cáo cho biết hiện nay, hiện tượng các chủ điền ngoại quốc đang thâu góp đất canh tác; và các sự đụng chạm xô xát càng ngày càng nhiều giữa các nông dân và các đại điền chủ đang canh tác để xuất cảng » Gaston de Gachon, một chuyên gia của NGO Peuples solidaires (Nhân dân đoàn kết) cho biết.
NGO Peuples Solidaires cũng vừa tổ chức xong ba ngày Hội thảo quốc tế từ 17 đến 19 tháng tư vừa qua,  tại thành phố Montreuil, nằm cạnh Paris Pháp về  Ngày 17 tháng Tư từ nay sẽ là ngày  đấu tranh đòi đất của các nông dân trên thế giới, với sự tham dự của các phái đoàn nông dân các nước Ấnđộ, Écuator, Brazil, Burkina Faso và Phi Luật Tân ..
NGO Peuples Solidaires (Nhân dân Đoàn kết) cổ vũ cho quyền canh tác – đất vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước và của Quốc gia – và không phải là tư hữu ( trái với lý thuyết của Ngân hàng Quốc tế).
NGO Peuples Solidaires nghĩ rằng nếu có quyền tư hữu, người tư hữu nông dân địa phương và tư hữu các công ty điền địa quốc tế, người dân địa phương sẽ bị một sức ép, để trước sau gì cũng bán đất canh tác của mình.  Theo NGO nầy quyền tư hữu đất canh tác là đưa đất dâng cho các điền chủ giàu có ngoại quốc hay địa phương.
Một khó khăn khác hơn trong cuộc chạy đua mua đất canh tác nầy là sự sống chung giữa các sở đất tư bản ngoại quốc và nông dân bản xứ.
Thí dụ: «  Vào năm 2010, sẽ có một triệu nông dân Trung quốc di dân vào canh tác ở Phi châu. Từ năm 2006, Beijing đã ký kết những hợp đồng cộng tác nông nghiệp với nhiều quốc gia ở Phi Châu. 14 đồn điền thí nghiệm hiện đang có mặt ở Zambia, ở Zimbabwé, ở Ouganda và ở Tanzania.
«Từ  nay đến năm 2010 sẽ có 1 triệu nông dân Trung Quốc di dân đến làm việc ở những đồn diền nầy » ông Jean Yves Carfantan, nhà kinh tế và nghiên cứu chương trình nông nghiệp ở Brazil nhận xét.
«Những nông dân Trung Quốc tình nguyện tham gia chương trình di dân khổng lồ, hiện nay được  tuyển dụng  trong thành phần những nông dân đanh gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc». Và Ông Carfantan nghi ngờ rằng tương lai một số lớn của nông phẩm lương thực sẽ được về Trung Quốc để nuôi dân Trung Quốc mặc dù có hợp đồng là phải tập cho dân Phi châu biết trồng lúa nước, và xử dụng loại lúa Trung Quốc có năng xuất là 60% hơn năng xuất trung bình thế giới ».
Việt nam anh bạn láng giềng nhỏ xíu của Trung Quốc ơi !, hãy  mở to đôi mắt nhìn kỹ những xâm chiếm đất canh tác của Trung Quốc đối với các nước Phi Châu.
Cảnh giác, cảnh giác: Hiểm họa Trung Quốc là một sự thật !
Vài có số:
Bốn Quốc gia Chiếm Đất:
1/ Nam Hàn : 2 triệu 3 trăm ngàn mẫu (héc ta): Argentina: 21 ngàn; Soudan: 630 ngàn; Madagascar: 1 triệu 300 ngàn;  Inđônêxi a : 25 ngàn; Mông Cổ: 270 ngàn.
2/ Trung Quốc  : 2 triệu 1 trăm ngàn mẫu : Mể Tây cơ: 1 050 ; Cuba 5 000; Tanzania: 300;
Ouganda: 4 040 ; Cameroun: 10 000 ; Kazakhstan: 7 000 ; Nga: 80 400 ; Phi luật Tân : 1 triệu 240 ngàn ; Lào : 700 ngàn ; và Úc :43 ngàn.
3/ Arabia Séoud : 1 triệu 600 ngàn mẫu : Soudan : 10 ngàn 117 ; Inđônêxi a: 1 triệu 600 ngàn.
4/ Liên Hiệp các Émirats : 1 triệu 3 trăm ngàn mẫu : Algéria : 1500 ; Soudan : 378 ngàn ; Pakistan : 900 ngàn ; Phi Luật Tân : 3 ngàn.
Tài liệu NGO Grain 2009.
Ngày 30 tháng tư năm 2009
Phan Văn Song

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.