Hôm nay,  

Ứng Phó Với Khủng Hoảng

21/02/200800:00:00(Xem: 8102)

- Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA

...có thể đến cuối năm nay là Việt Nam sẽ bị khủng hoảng...

Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam bỗng gây hốt hoảng vì một số biến động liên tiếp về thời tiết, dịch bệnh và cả chính sách đối phó với áp lực lạm phát khiến nhiều ngân hàng gần như bị tê liệt. Đây đó đã có người nói đến chữ khủng hoảng, cũng nguy kịch như vụ khủng hoảng Đông Á mười năm về trước. Điễn đàn Kinh tế của đài RFA sẽ tìm hiểu vấn đề ấy qua cuộc trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.

Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, hàng loạt những tin xấu đã xảy ra ngay sau mùa Tết tại Việt Nam khiến dư luận hoang mang không ít và có người đã nói đến khủng hoảng.

Khi dịch cúm gia cầm chưa thoái lui, thời tiết giá lạnh chưa từng thấy tại các tỉnh cực Bắc lại khiến sáu vạn trâu bò bị chết, và có thể báo hiệu nạn hạn hán. Thiên tai và dịch bệnh ấy lại xảy ra khi vật giá bắt đầu leo thang với tốc độ phi mã. Trong khi ấy, thị trường chứng khoán đã có triệu chứng tuột đáy, với chỉ số VN-Index sụt dưới mức nâng là 800 điểm. Trước các vấn đề muôn mặt và dồn dập đó, Chính quyền và Ngân hàng Nhà nước tung ra biện pháp tiền tệ để kềm hãm lạm phát với hậu quả trước mắt là các ngân hàng phải đồng loạt tăng lãi suất và nhiều ngân hàng tạm ngưng cho vay vì thiếu thanh khoản.

Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin đề nghị là ta sẽ cùng tìm hiểu về tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam, mới chỉ một năm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, và về phương cách ứng phó với nguy cơ khủng hoảng. Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là liệu kinh tế Việt Nam có thể gặp khủng hoảng hay không"

- Tôi không nghĩ rằng kinh tế Việt Nam đang ở mé bờ khủng hoảng, nhưng lãnh đạo xứ này đang nhận được nhiều hồi chuông cảnh báo và nên sớm chấm dứt việc tự động viên hay ru ngủ nhau bằng khẩu hiệu. Kinh tế Việt Nam có những nhược điểm sinh tử đang được phơi bày và đòi hỏi một khả năng ứng phó tinh vi hơn những gì đã làm cho tới nay. Nếu không thì có thể đến cuối năm nay là Việt Nam sẽ bị khủng hoảng.

Hỏi: Mối lo của nhiều người dân hiện nay là nạn vật giá leo thang, so với năm ngoái thì đã tăng 14% và sẽ còn có thể tăng nữa, nhất là mặt hàng lương thực và thực phẩm rất cần thiết cho quảng đại dân chúng, trước tiên là người nghèo. Đã vậy lại còn thiên tai và dịch bệnh đang dồn dập xảy ra khiến lương thực càng khan hiếm và giá cả càng tăng. Vì sao Việt Nam lại bị lạm phát nặng như vậy và có cách gì ngăn chặn được không"

- Việt Nam bị lạm phát cao hơn các nước trong khu vực vì nhiều lý do mà diễn đàn này đã nhiều lần đề cập tới, lần mới nhất là vào cuối tháng Giêng, ngay trước Tết.

Giá cả thương phẩm, là nguyên nhiên vật liệu và khoáng sản lẫn lương thực, đều tăng mạnh trên thế giới nên Việt Nam bị sức ép của vật giá từ đầu vào, do hiện tượng tạm gọi là nhập khẩu lạm phát. Lý do là kinh tế xứ này chủ yếu làm gia công cho thiên hạ, tức là mua thiết bị, kỹ thuật và vật liệu từ bên ngoài vào rồi biến chế với nhân công rẻ để bán ra ngoài với hiệu năng thật ra rất kém và sức cạnh tranh rất yếu. Khi mua hàng đắt giá là bị lạm phát vì phí tổn.

Nhiều nước cũng có thể bị áp lực lạm phát vì yếu tố khách quan đó của thị trường quốc tế.

Nhưng lạm phát tại Việt Nam lại nặng hơn các xứ khác vì nhiều nguyên nhân nội tại của xứ này, chủ yếu là do khả năng quản lý quá thô thiển trong một cơ chế có nhiều ách tắc, bị kềm hãm bởi một quán tính là sự thụ động và thiếu trách nhiệm của cán bộ nhà nước.

Đã thế, Việt Nam còn là nạn nhân của sự hồ hởi vì tuyên truyền về những triển vọng to lớn sau khi gia nhập tổ chức WTO, nên bị tràn ngập bởi làn sóng tư bản từ ngoài đổ vào mà kinh tế hấp thụ không nổi và nhà nước quản lý không kịp.

Hỏi: Nhưng nói cho công bằng thì phải chăng là Việt Nam cũng bị thiệt hại vì thiên tai dịch bệnh là những yếu tố bất ngờ gây ảnh hưởng đến nông sản và lương thực"

- Xứ nào trên mặt địa cầu cũng có thể bị những tai ách bất khả kháng như vậy và lãnh đạo hay quản trị là phải biết tiên liệu, biết ứng phó. Chúng ta trở lại nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất là khả năng quản lý rất kém của bộ máy nhà nước trong cứu trợ và phân phối.

Việt Nam có bị lạm phát vì yếu tố khách quan là phí tổn gia tăng, hay vì tai nạn bất ngờ như dịch heo tai xanh, nạn sâu rầy, mà điều tiết phân phối không nổi. Rồi lại tự nhồi thêm một tai ách khác là chính sách quản lý tiền tệ quá thô thiển ù lì nên mới gặp nạn lạm phát vì tiền tệ.

Như tháng Năm năm ngoái, nhà nước bơm một lượng tiền quá lớn vào kinh tế để thu hút ngoại tệ trong khi lãi suất ngân hàng vẫn được duy trì quá thấp, thực tế là số âm, nên tiền tệ lưu hành quá nhiều mới gây ra lạm phát. Mà sở dĩ phải bơm tiền ra mua ngoại tệ thuộc các diện như đầu tư trực tiếp, viện trợ, tiền bạc của người Việt gửi về, v.v… là để duy trì tỷ giá hối đoái thấp hầu đẩy mạnh xuất khẩu nếu không là bị nhập siêu.

Bây giờ, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn bị nhập siêu vì xuất khẩu ít hơn nhập khẩu hơn một chục tỷ Mỹ kim và sẽ còn tăng. Trong khi ấy, vật giá cũng vượt qua hai số, và cũng sẽ còn tăng. Đã thế, tiền bạc dư dôi còn thổi lên nhiều trái bóng đầu cơ sẽ bể, trước hết trên thị trường chứng khoán và sau này trên thị trường địa ốc.

Hỏi: Nếu lùi lại một chút để nhìn trên toàn cảnh thì Việt Nam có những biện pháp ứng phó thế nào để có thể ngăn ngừa khủng hoảng bùng nổ trong tương lai"

- Trên diễn đàn này, chúng ta đã có dịp tìm hiểu về những biện pháp kích cầu kinh tế để ngăn ngừa nạn suy trầm sản xuất. Khi phải ngăn ngừa lạm phát, ta cũng có loại biện pháp ấy, nhưng áp dụng theo chiều hướng trái ngược, nôm na là thay vì bơm tiền thì phải hút bớt tiền.

Thứ nhất là loại biện pháp tiền tệ và tín dụng, chủ yếu do Ngân hàng Nhà nước ban hành trong mục tiêu ổn định giá cả mà không phương hại cho sản xuất. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có lãnh đạo mới nên bắt đầu áp dụng biện pháp kềm hạm tiền tệ lưu hành và tiết giảm tín dụng. Cụ thể là nâng mức dự trữ pháp định, tăng lãi suất và nay mai sẽ còn phát hành tín phiếu để hút bớt tiền lưu hành ngoài thị trường. Đây là biện pháp đúng, có thể bị các ngân hàng cho là quá nặng tay mà thật ra cũng cần thiết. Nhân dịp này ta cũng thấy một quy luật đào thải đáng sợ là các ngân hàng thương mại cổ phần non yếu vì thiếu vốn hay khả năng quản trị kém sẽ bị lỗ và có khi phá sản, hoặc bị sát nhập.

Xin nói thêm là cũng trong loại biện pháp tín dụng, Ngân hàng Nhà nước vẫn bị kẹt với các ngân hàng thương mại cũng của nhà nước phải tiếp tục cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp cũng của nhà nước thực hiện những dự án có hiệu quả sản xuất rất tồi. Đấy vẫn là hiện tượng rỏ rỉ tài chính gây ra lạm phát mà vì thuộc diện chính sách nên không ai dám đụng tới. Rốt cuộc thì vẫn là vì khả năng quản lý vĩ mô quá kém.

Hỏi: Ngoài biện pháp tiền tệ và tín dụng ấy thì người ta còn cách nào khác để ngăn ngừa lạm phát"

- Loạt biện pháp thứ nhì thuộc lĩnh vực tài chính công, tức là ngân sách quốc gia. Khi cần kích thích tiêu thụ, người ta có thể giảm thuế, hoặc trả lại tiền thuế, hay gia tăng công chi để bơm tiền vào kinh tế. Ngược lại, khi phải kiểm soát lạm phát thì có thể nghĩ tới việc giảm chi và trước mắt áp dụng khí cụ thuế khoá để quân bình được giá cả của hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, miễn rằng đừng chỉ nhìn thấy một yêu cầu là xuất khẩu.

Một lãnh vực thiết yếu khác là cần xét tới các mục công chi về đầu tư trong khu vực công, là các dự án của nhà nước. Nếu tình hình nguy kịch thì có thể tạm giãn lịch trình thi công. Nếu là dự án kém hiệu năng thì đừng bơm thêm tiền như gió vào nhà trống vì tiền trút vào đó là chưa gia tăng sản xuất, vốn dĩ rất ít, thì đã lại thổi bùng lạm phát. Loại biện pháp tài chính công như vậy chậm có tác dụng và đòi hỏi một khả năng phối hợp cao độ của các cơ quan nhà nước. Nhưng cũng vì chậm có tác dụng mà phải nghiên cứu áp dụng sớm, nhân đó cũng chấn chỉnh và thanh lọc lại các dự án vô bổ và kém hiệu năng.

Hỏi: Ngoài biện pháp tiền tệ và ngân sách thì còn loại biện pháp nào khác nữa"

- Loại biện pháp thứ ba có hiệu quả còn chậm hơn mà lại cần thiết hơn, đó là cải tổ lại cơ chế để giải phóng sức sản xuất. Việt Nam cứ tự hào là có đà tăng trưởng kinh tế cao, mà không nhìn ra đặc tính thiếu phẩm chất của sự tăng trưởng, là điều chúng ta nói mãi từ nhiều năm nay. Khi đang bị nguy cơ lạm phát và khủng hoảng như vậy thì càng phải nghĩ tới việc cải tổ cơ chế. Cụ thể là tháo gỡ những ách tắc và chướng ngại cho sản xuất để nâng cao sản lượng hàng hoá và dịch vụ cung ứng cho thị trường. Mục tiêu gia tăng sản xuất này góp phần quân bình lại tình hình cung cầu và đẩy lui lạm phát trong thế động, trong tinh thần tích cực.

Một thí dụ có thể thấy là hiện tượng bong bóng trên thị trường gia cư địa ốc, làm giá nhà đất cứ vọt lên trời. Tiền bạc trút vào đó trong mục đích đầu cơ thì nhiều, nhưng sở dĩ có đầu cơ vì số cung về nhà đất bị hạn chế. Việc xây cất bị trở ngại vì hành chính rườm rà, ách tắc, tiền chè lá hay hoạt liệu "bôi trơn" quá cao. Sở dĩ như vậy là do nạn tham nhũng của một số người có tiền và có thế lực. Nếu có những quyết định giải tỏa các ách tắc hành chính ấy thì sản lượng gia tăng có thể chặn được nạn đầu cơ và giảm thiểu được lạm phát.

Hỏi: Nói như vậy thì có lẽ vấn đề chính lại không nằm trong chênh lệch cung cầu về hàng hoá và tiền tệ mà nằm trong cơ chế hay chính sách kinh tế quốc gia. Điều ấy có đúng hay không"

- Thưa hoàn toàn đúng. Việt Nam chỉ học lại mô thức phát triển của các nước Đông Á và thực hiện với hiệu năng rất tồi nên dẫn tới nhiều ẩn phí rất cao, là những phí tổn chìm của kinh tế, xã hội và môi trường. Nếu có so sánh hoàn cảnh Việt Nam bây giờ với tình hình các nước tân hưng Đông Á, như Nam Hàn, Đài Loan hay Malaysia, Thái Lan chẳng hạn, khi họ ở vào cùng trình độ phát triển mấy chục năm trước, thì ta thấy các xứ đó có mức tăng trưởng cao hơn, với phẩm chất tốt đẹp bền vững hơn. Vậy mà họ còn bị trận khủng hoảng năm 1997-1998 và phải duyệt xét lại chiến lược và cải tổ lại cơ chế.

Hỏi: Một cách cụ thể cho Việt Nam thì nhược điểm hay vấn đề của chiến lược đó là gì"

- Việt Nam đầu tư rất nhiều mà đạt hiệu năng rất thấp, nay bị lạm phát cao nhất và có tỷ lệ bất công xã hội cũng cao nhất trong khu vực. Người ta không nhìn vào sự thể đó trong không gian, tức là so sánh với các xứ khác, mà chỉ nhìn vào trục thời gian, và nghĩ là ta đã giàu hơn vài chục năm trước nên sẽ bắt kịp thiên hạ. Đây là điều mà Lenin gọi là bệnh ấu trĩ.

Đã đến lúc phải nhìn lại chiến lược ấy để khỏi lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu - tới 60% tổng sản lượng GDP là một sự dại dột báo hiệu rất nhiều bất trắc. Kế đó là phải cải thiện hệ thống quản lý vĩ mô sau khi mở cửa hội nhập với thị trường bên ngoài để trau dồi khả năng ứng phó. Và xây dựng lại nền tảng giáo dục để chú ý tới yếu tố năng xuất của tay nghề hơn là lương rẻ; mở rộng thông tin để tạo ra phản ứng đầu tư hơn là đầu cơ, vốn chỉ là phản ứng chụp giựt để giàu xổi và sẽ không bền.

Nếu không kịp sửa lại những nhược điểm ấy, Việt Nam có thể bị lạm phát trong khi sản xuất lại sa sút. Bất công và động loạn xã hội gia tăng sẽ dẫn tới khủng hoảng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.