Hôm nay,  

Tưởng Niệm 30 Tháng Tư

29/04/200700:00:00(Xem: 9931)

Tưởng Niệm 30 Tháng Tư: Chính Phủ Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa

Tháo chạy Sài Gòn.(Photo: vietnamwar.com)

Lời tòa soạn: Trong tinh thần tưởng niệm "Ngày 30-4-1975", VB trân trọng giới thiệu  bài tổng hợp về một số sự kiện quan trọng xảy ra trong những ngày cuối tháng 4/1975. Bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ phổ biến; hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa;  một số bài viết của các  nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và tài liệu riêng của Việt Báo. 

* Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền cho ông Dương Văn Minh

Trong khi Cộng quân áp lực nặng quanh vòng đai Thủ đô Sài Gòn và miền Đông Nam phần, thì vào chiều ngày 28/4/1975, tại Dinh Độc Lập, Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền nguyên thủ quốc gia cho ông Dương Văn Minh, cựu đại tướng. Đại diện cho Quân lực VNCH  tham  dự  lễ bàn giao là Trung tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Không quân và Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân thay mặt Đại tướng Cao Văn Viên. Trước khi bước xuống bục để nhường cho ông Dương Văn Minh đọc diễn văn nhận chức, Tổng thống Trần Văn Hương đã công bố sắc lệnh giải nhiệm Đại tướng Cao Văn Viên khỏi chức vụ Tổng tham mưu trưởng (theo nguyện vọng của Đại tướng Viên). Sau nghi lễ nhậnchức, ông Dương Văn Minh đã giới thiệu ông Nguyễn Văn Huyền làm Phó Tổng thống và ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng.

Theo lời kể  của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong Việt Nam Nhân Chứng,  trong buổi lễ bàn giao, ông Dương Văn Minh đã "trầm tĩnh đọc bản tuyên bố đường lối của mình là "sẽ chấm dứt chiến tranh bằng cách thương thuyết và hòa giải với Mặt trận Giải phóng miền Nam". 

Vào 6 giờ chiều, cuộc lễ xong, ông Minh tiễn cụ Trần Văn Hương ra cổng. Nhà của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ở gần dinh Độc Lập nên chỉ vài phút sau ông đã về đến nhà, lại nghe "tiếng nổ ầm ầm,  súng bắn lung tung, phi cơ bay. Trên dinh Độc Lập. Nưả giờ sau, tiếng súng ngưng nổ, tiếng động cơ máy bay nhỏ dần rồi im lặng.  Tướng Đôn điện  thoại cho Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Không quân thì được báo  cáo có 3 phi cơ của Không quân VNCH bị bỏ lại ở Đà Nẵng và Việt Cộng đã sử dụng để bay vào Sài Gòn dội bom. Hai phản lực cơ F-5 của Không quân đã bay lên nghinh chiến đuổi 3 phi cơ này. (Tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên cho biết đó  3 phi cơ tham gia cuộc dội bom là phản lực cơ A-37 ).

*  Tân Thủ tướng Vũ Văn Mẫu nhận chức, yêu cầu Mỹ rút khỏi VN

11 giờ 30 phút ngày 29/4/1975, ông Vũ Văn Mẫu chính thức nhận chức Thủ tướng. Theo tài liệu của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn cho biết, do ông Nguyễn Bá Cẩn, Thủ tướng do Tổng thống Thiệu bổ nhiệm đã rời Việt Nam, nên Phó Thủ tướng Trần Văn Đôn thay mặt nội các cũ ký biên bản bàn giao với tân thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Diễn tiến lễ bàn giao này được cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại như sau.

10 giờ sáng ngày 29 tháng/4/1975, cựu Trung tướng  Trần Văn Đôn đến Phủ Thủ Tướng, đi đường Thống Nhất. Khi đi ngang Tòa  Đại sứ Mỹ, ông thấy nhiều người vô ra tấp nập như thường ngày.

Nguyên Phó thủ tướng Trần Văn Đôn đến Phủ Thủ Tướng cùng với sĩ quan tuỳ viên , nơi đây một số Tổng trưởng nội các mới đã có mặt. Nội các cũ thì có Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo, Dương Kích Nhưỡng…. . . Một lúc sau, ông Châu, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng cho biết ông Mẫu muốn điện đàm với Tướng Đôn. Ông Mẫu xin lỗi đến trễ một giờ vì phải qua đài phát thanh đọc lời tuyên bố quan trọng. 11 giờ  30 ông Châu cho biết ông Thủ tướng đến, Tướng Đôn ra cầu thang đón. Ông Mẫu đến đúng nghi lễ, đi bằng xe Mercedes dành cho Thủ tướng, có xe máy dầu hộ tống".

Phó Thủ tướng Trần Văng Đôn  mời ông Mẫu vào văn phòng Thủ tướng và bắt đầu cuộc lễ. Ông Mẫu ngồi bên tay mặt Tướng Đôn. Ông Châu đưa biên bản bàn giao để ký. Tướng Đôn ký xong trao cho ông Mẫu ký, nhưng ông  Mẫu ký hoài mà viết của ông ấy vẫn không ra mực nên Tướng Đôn phải đưa viết của ông cho ông Mẫu ký. Ai cũng im lặng chờ đợi. Ký biên bản bàn giao xong, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn nói vài lời cầu chúc và ông Mẫu đáp từ. Sau đó, ông Mẫu nói chuyện với các Tổng trưởng:

-Tôi vưà lên Đài phát thanh tuyên bố, yêu cầu Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ 5 giờ sáng nay( 29-4-1975)

Nghe ông Mẫu nói, Tướng Đôn dùng điện thoại màu xanh lá cây dành riêng cho Thủ tướng và Phó Thủ tướng để liên lạc với Tòa Đại sứ Mỹ. Có tiếng người bắt điện thoại, Tướng Đôn hỏi ngay: Chuyện gì đã xảy ra" Tôi vưà nghe ông Thủ tướng yêu cầu DAO (Cơ quan tùy viên Quân sự tại Đại sứ quán Mỹ) trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Phiá Đại sứ quán Mỹ trả lời:Không phải chỉ có DAO mà tất cả những người Mỹ sẽ rút. Nếu ông muốn đi thì lên Tòa Đại sứ Mỹ trước 2 giờ  trưa này (ngày 29-4-1975) 

*Tổng thống Dương Văn Minh cho Hải quân toàn quyền hoạt động

Theo ghi nhận của cựu Tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong hồi ký, vào sáng ngày 29/4/1975, Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư lệnh Hải quân đến gặp Tổng thống Dương Văn Minh cho biết hiện tình   tàu bè đủ để chở Chính phủ và binh sĩ xuống miền Tây, nhưng ông Minh cho biết đang lo thương thuyết. 5 giờ chiều cùng ngày, Tổng thống Dương Văn Minh gọi phó Đô Đốc Chung Tấn Cang đến gặp. Phó Đô Đốc Cang cử Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy đi thay. Tổng thống Dương Văn Minh nói với Phó Đề Đốc Thủy: "Tôi trao cho Hải quân được toàn quyền hoạt động."

*Tình hình chiến sự tại  Sài Gòn trong ngày 29/4/1975

Rạng sáng ngày 29 tháng 4/1975, Bộ Tổng Tham mưu, Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Hải quân tại bến Bạch Đằng đã trở thành mục tiêu của pháo binh Cộng quân. Những đợt pháo kích liên tiếp của Cộng quân đã rót vào các vị trí trên. Ngay tại Bộ Tổng tham mưu và bộ Tư lệnh Hải quân chỉ bị thiệt hại nhẹ, nhưng căn cứ Tân Sơn Nhất bị thiệt hại nặng nhất. Các bãi phi cơ đậu, các ụ xăng dầu và các trạm truyền tin đều bị đạn pháo bắn trúng. Lửa cháy, đạn nổ khắp nơi.

Cộng quân bắt đầu tấn công bằng bộ binh và thiết giáp vào Sài Gòn bằng hai mũi: Phú Lâm và cầu Nhị Thiên Đường. Sau một đợt giao tranh, Cộng quân chiếm cầu Nhị Thiên Đường; Tại Phú Lâm, khu phát tuyến tại đây bị pháo kích nặng và bị tấn công. 9 giờ 30 ngày 29/4/1975, Căn cứ Không quân bị pháo kích nặng. Nhiều phi cơ trong bãi đậu, kể cả những chiếc A 37 và đặc biệt có 4 chiếc C 130 có gắn bom sẵn, bị trúng đạn pháo kích và nổ tung. Lửa cháy cùng khắp, lan đi rất nhanh. Căn cứ Tân Sơn Nhất hoàn toàn bất khiển dụng và hỗn độn. Khoảng hơn 3 ngàn người đang chờ sau lưng cơ quan DAO (Phòng Tùy viên Quân sự Sứ quán Hoa Kỳ) từ ngày 28

tháng 4/1975 để chờ phi cơ đến đón đi, kinh hoảng bỏ chạy ra khỏi căn cứ. Đến 10 giờ thì hầu như bộ Tư lệnh Không quân không còn kiểm soát được quân sĩ thuộc quyền nữa. Trên trời, từng đoàn trực thăng của Mỹ vần vũ và bay lơ lửng trên các nóc cao ốc và trong cơ quan DAO để đón nhân viên Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, khó phân biệt được trực thăng của Không quân Mỹ hay của Không quân VNCH.

Quanh vòng đai Sài Gòn, chiến trận khốc liệt đã diễn ra tại Long An, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Biên Hòa. Tại Long An, các đơn vị Sư đoàn 22 Bộ binh đã giao chiến quyết liệt với hai trung đoàn Cộng quân muốn chọc thủng phòng tuyến thị xã Tân An. Sư đoàn 22 Bộ binh từ Quân khu 2 rút vào và được phối trí hoạt động tại khu vực này.Tại mặt trận Củ chi, Hậu Nghĩa, 7 giờ sáng ngày 29/4/1975, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Hậu Nghĩa bị mất liên lạc với Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3. 10 giờ sáng cùng ngày, Quân đoàn 3/Quân khu 3 báo cáo về Bộ Tổng tham mưu là Tiểu khu Hậu Nghĩa thất thủ. 11 giờ sáng ngày 29/4/1975, Cộng quân tấn công vào phòng tuyến nam Long Bình, Sư đoàn 18 Bộ binh đã đẩy lùi được nhiều đợt xung phong của các trung đoàn Cộng quân.

 

THỜI ĐIỂM: LẠI MỘT VỤ ĐIÊN NỮA TẠI VIRGINA TECH

Lm. Trần Cao Tường

Lại một vụ bắn giết lãng xẹc tại Đại Học Kỹ Thuật Virginia (Virginia Tech). Cả nước Mỹ cũng như thế giới ngỡ ngàng. Người khóc thương, người tìm hiểu. Cũng chỉ đến một kết luận: Anh chàng Cho Seung Hui bị bệnh tâm trí, bóng đen bao phủ! Người ta tự hỏi: anh chàng này điên hay nhân loại đang có gì bất bình thường có thể tiến đến một giai đoạn khủng khiếp là tự hủy khi không còn căn bản nào để xây dựng bước tới! Cách đây không lâu là vụ trường trung học Columbine ở Colorado.

Rồi hằng ngày đầy những tin tức bom tự sát tại I-rắc, tại Do thái. Dân này lên án dân kia, quyết không đội trời chung.

 Vào thời điểm tháng tư mỗi năm, người Việt mình lại làm sống lại những vết chém "vốn ngồn ngộn, rói, tươi" của kẻ thắng người thua, mà xem chừng chả biết ai thua ai thắng. Chỉ thấy tội cho dân mình cứ mãi bầm dập thống khổ, như tiếng nấc nghẹn bi thảm của nhà thơ Quan Dương ở New Orleans trước những phi lý tù mù:

 Bấm đốt ngón tay ngồi đếm thử

Tha hương này nữa là bao năm

Mà vẫn tháng tư còn thống trở

Quanh quẩn u miên những góc hầm.

....

Ta cũng giống người không gì khác

Cúng giỗ như làm thủ tục thôi

Van vái u hồn cùng uổng tử

Linh hiển rủ về trẩy hội vui.

 

Tề tựu về đây cùng nhảy múa

Hồn ở đầu non xác cuối nguồn

Kẻ thắng dọn mâm bày mạo ngữ

Người thua bám đũa gắp hư danh.

 

Ai cũng có phần vui hết biết

Nhớ chi cái thuở sống lưu đầy

Lê lết xứ người thân vong quốc

Đàng nào cũng một nhúm tàn thây.

 SÁU MƯƠI NĂM TRẢ VAY TRÙNG ĐIỆP

 Tháng tư năm 2008 người Do Thái tưng bừng kỷ niệm 60 năm tái lập quốc sau gần hai ngàn năm mất nước. Cũng trong tháng tư này, hằng năm họ tụ họp nhau tại trại tập trung Auschwitz bên Ba Lan nơi Hitler đã thiêu cháy trên một triệu người Do Thái, lâu lâu có cả thủ tướng sang dự. Năm nay bẩy ngàn người Do Thái, trong đó có 500 người sống sót từ trại này, đã diễn hành từ cửa tử thần đến lò sát sinh. Thủ tướng Do Thái đã tuyên bố:

"Đây là bài học Holocaust, chính đây và chỉ đây mới là sợi dây nối kết sự hiện hữu của dân tộc Do Thái với tính cách ưu việt, và quân đội Do Thái đặt nền trên sức mạnh của niềm tin Do Thái."

Và họ đã thắp lên 6 bó đuốc cho sáu triệu người Do Thái bị Đức Quốc Xã giết chết chỉ vì cũng muốn chứng tỏ mình ưu việt hơn.

 Đúng 10 giờ sáng vào ngày trên thì toàn thể nước Do Thái rũ cờ tang, mọi sinh hoạt đều tạm ngưng lại để tưởng niệm. Một người ăn xin ở đường phố Jaffa mọi khi vẫn nằm thì lúc này cũng đứng thẳng dậy nghiêm chỉnh. Người Do Thái không cho phép thế hệ trẻ quên đi những nhục nhằn đó, nhưng luôn phải nhớ lại. Đó là bí quyết huấn luyện làm nên sức mạnh tinh thần để luôn có thể cảnh giác đương đầu với mọi nghịch cảnh.

 Đang khi đó thì người Ả Rập lại chỉ muốn ăn sống nuốt tươi đám người Do Thái quá khôn này. Người Palestine là dân địa phương vốn ở đây từ mấy ngàn năm trước cả dân Do Thái bỗng trở thành những kẻ ở bám đáng gờm cần phải canh phòng từng chút. Vậy là phải đòi giải phóng Palestine. Rồi chất nổ, rồi ám sát, máu thịt tiếp tục văng vãi. 60 năm tái lập quốc là 60 năm hận thù vay trả trả vay trùng điệp.

 DU TỬ LÊ CHÀO 21 VẾT THƯƠNG

 Cũng vẫn kẻ thua người thắng, kẻ hơn người thiệt. Lịch sử con người chẳng lẽ chỉ gồm những cuộc giành giật, đánh nhau, hận thù vay trả, cái vòng hệ lụy nghiệt  ngã cứ mãi kéo dài bất tận"

 Từ một hành tinh nào đó nhìn về trái đất,  người ta sẽ phải rùng mình nhận ra rằng cái đám sinh vật mà thường được gọi là loài người kia sao mà đáng tội nghiệp như thế, họ ít biết tươi cười thảnh thơi như con chim con cá! Sau mấy triệu năm tiến hóa sao vẫn chưa nhận ra chất người thực mà chỉ lo đi giằng giật miếng mồi và tiếng gáy kiểu những "con vật kinh tế" của Karl Marx. Chẳng riêng gì Việt Nam, mà là cả một nhân loại ngồn ngộn vết thương. Chỉ có loài người mới có tài giết nhau một cách thành khẩn, tận tụy, tinh vi có hệ thống và theo đúng bài bản "logic" như thế.

 Nhưng rồi một trăm năm, một ngàn năm cũng qua đi. Nhiều người tiên đoán qua những điềm thời đại. Chúng ta đang đi về đâu" Cái tinh cầu nhỏ bé là trái đất vẫn theo một nhịp mà quay theo thái dương hệ; và cả thái dương hệ cũng đang quay và chạy tới.

Nhà thơ Du Tử Lê đã chào ngàn năm mới với một bài thơ "Chào 21 Vết Thương." Nhiều người đã ra đi và nhiều người mới chào đời. Con người quá tiến bộ nhưng lại đánh mất linh hồn để xem ra tiến hóa gần hơn với cầm thú.

 những người giầu có sẽ thay thế những chiếc xe hơi trong garage của họ

bằng phi thuyền

để khi cần

họ có thể đi thăm

cha mẹ, anh em, bà con, người tình

làm ăn ở những tinh cầu khác

 

bằng phương pháp cloning

người ta sẽ sản xuất hàng loạt những con vật...

giống như con ngơừi

(chỉ khác con người ở chỗ không có đầu)...

nhưng chẳng nhờ thế

(mà) những người sắp chết đói

ở Á châu, Phi châu...

sẽ tự nhiên no bụng

cũng chẳng nhờ thế

(mà) nhân loại sẽ tẩy xóa được những vết thẹo linh hồn

vốn ngồn ngộn, rói, tươi

tích lũy từ nghìn năm trước

 

chúng ta vẫn bất lực

trước những người đã chết...

như linh hồn của những khối thịt không đầu kia

sẽ bơ vơ biết bao

vì chẳng có một ngôi đền nào

để trú, núp.

 TIN VUI THỜI ĐIỂM CẦN MỘT ĐIỀU GÌ KHÁC

 Nhân loại đã bước vào thiên niên kỷ mới, đang tiến lên hay giật lùi" Như nhà thơ Du Tử Lê, nhiều người cũng đã thấy được những sinh vật gọi là loài người không có đầu vì đánh mất hồn, đánh mất chính mình. Thì ra đã đến lúc con người đặt lại câu hỏi từ căn bản cho văn minh tiến bộ, cho ý nghĩa cuộc sống, từ "một điều gì khác".

 nhưng dù cho chúng ta có khua chiêng, gióng trống cách gì,

khoa học tiến bộ tới đâu

(thì) nhân loại cũng không thể triệt tiêu nổi

mặt bên kia

tấm gương đời sống.

 phải chăng,

vì thế,

chúng ta vẫn cần có lấy cho riêng mình

một điều gì khác"

 Đúng vậy. "Chúng ta vẫn cần có lấy cho riêng mình một điều gì khác." Cần một điều làm tụ điểm cho mọi xoay vần, làm nền giữ thăng bằng cho mọi chao đảo. Đó là niềm tin. Tìm được Chúa Kitô làm câu trả lời cho thời điểm mất hướng này. Bởi vì Ngài mới là Đường, là sự Thật và là Sự Sống. Ngài đã sống lại, hiện ra và có mặt săn sóc yêu thương mọi ngày cho đến tận thế như mục tử chăn chiên.

"Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta. Và Ta ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng sẽ bị diệt vong, không ai giật chúng khỏi tay Ta được". (Gioan 10:27-28).

 Tìm đuợc niềm tin vào nơi mình phát sinh cũng là lúc tìm lại địa vị con người sinh ra trên mặt đất này. Và từ căn bản đó mới nẩy sinh tình người với nhau được.

 Đây cũng là lúc mình phản tỉnh nhìn lại lịch sử loài người, nhìn lại lịch sử của chính đới mình, từ ngày sinh vào trái đất này, để cho mình ngay từ hôm nay một dịp may: cần tìm lại cho mình một điều gì khác.

 Lm. Trần Cao Tường

(từ tác phẩm Nhịp Múa Sông Thanh, Thời Điểm xuất bản - mời thăm www.dunglac.net, Mạng Lưới Dũng Lạc, góp tư liệu xây nhà Văn Hóa & Niềm Tin.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.