Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Học: Nghẹt Phổi Kinh Niên

07/04/200700:00:00(Xem: 4981)

Nghẹt phổi kinh niên (COPD, Chronic obstructive pulmonary disease) là bệnh bị nghẽn luồng không khí trong phổi, bị nghẹt (obstruction) kinh niên, mạn tính. Khi nói COPD tức là nói về 2 thứ bệnh: Viêm cuống phổi kinh niên (Chronic bronchitis) và tràn khí (Emphysema). Còn suyễn (Asthma) không nằm trong COPD.

Nghẹt phổi kinh niên là loại bệnh đứng hàng thứ tư gây tử vong cao nhất tại Hoa Kỳ. Trung bình mỗi năm có khoảng một trăm mười ngàn (110,000) người bị chết vì nghẹt phổi kinh niên. Nghiã là nếu so sánh kể từ năm 1985, số lượng người chết đã tăng thêm 45%.

Thuốc lá ảnh hưởng nghẹt phổi kinh niên (COPD) ra sao"

Khói thuốc lá kích thích bạch huyết cầu (polymorphonuclear leukocytes) trong phổi sinh ra gốc tự do (free radicals) và chất oxýt-hóa (oxidants) gây hiện tượng oxyt-hóa. Hiện tượng kể trên giảm phân hóa tố antiproteases phát sinh peroxides từ chất mỡ trong đường hô hấp và túi phổi. Viêm phổi vừa làm hư hại đường phổi và túi phổi, vừa tiết ra đờm nhớt. Trong bệnh nghẹt phổi, chất trung gian leukins sinh ra viêm. Hiện tượng viêm còn do những phân hóa tố khác như elastases, cathepsins, và metalloproteinases.

* Triệu chứng nghẹt phổi kinh niên

Nhiều khi kết tụ thời gian kéo dài tới 30 năm mới phát hiện triệu chứng. Lúc đầu bệnh nhân không có gì trầm trọng. Chỉ thấy ho buổi sáng. Khi bệnh nặng, bắt đầu thấy khó thở, ho, có đờm, và khò khè. Khám bệnh, chụp hình, thử máu, đo hơi thở (spirometry) là những phương pháp thử nghiêm để định bệnh.

Điều Trị: Các bác sĩ cho nhiều thứ thuốc chữa bệnh nghẹt thở kinh niên, nhưng mục đích chính là để kiểm soát những triệu chứng của bệnh nghẹt thở kinh niên (COPD). Bệnh nhân phải dùng thuốc đều đặn để kiểm soát tình trạng khó thở. Vài thứ thuốc chỉ dùng khi bị lên cơn khó thở (shortness of breath). Bác sĩ có thể phối hợp vài thuốc với nhau nhưng không có phối hợp nào coi là tuyệt đối. Bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc tùy theo triệu chứng của mỗi bệnh nhân. Bởi vậy phải theo dõi khi dùng thuốc và phải có bác sĩ trông coi thường xuyên để biết thuốc nào phù hợp với mình nhiều nhất.

Phần lớn thuốc trị COPD chia làm 3 loại:

1) Loại thứ nhất là thuốc làm nở cuống phổi (bronchodilatators, như beta agonists; anticholi- nergetics; theophylline).

2) Thuốc thứ 2 chống viêm (anti-inflammatories như inhaled cortico- steroids; corticosteroid pills).

3) Thuốc thứ 3 là trụ sinh hay kháng sinh (antibiotics). Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân phải nằm trong chương trình phục hồi học cách tập thở (pulmonary rehabilitation), bỏ hút thuốc lá. Trong vài trường hợp thật nặng, vài nhà thương ở Mỹ có chương trình giải phẫu thay phổi.

Sau đây là những lời khuyên cho bệnh nhân nghẹt phổi kinh niên:

Trước hết, chúng ta nên hiểu thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh nghẹt thở kinh niên. Cho nên việc đầu tiên là phải bỏ hút thuốc lá. Có nhiều phương pháp bỏ hút thuốc lá như đã từng trình bầy trước đây. Cần uống thuốc để làm nở cuống phổi. Tập thở. Đôi khi cần hít thở dưỡng khí. Đôi khi cần người giúp đỡ tinh thần, hoặc giúp đỡ trong việc điều trị.

Bệnh nhân cần đọc thêm tài liệu để tìm hiểu thêm bệnh nghẹt phổi kinh niên và những cách chữa trị, kể cả những hiểm nguy của bệnh. Bệnh nhân cũng cần biết trường hợp nào sẽ phải giải phẫu thay phổi. Hiểu biết bệnh nghẹt phổi kinh niên sẽ giúp bệnh nhân điều chỉnh khá hơn trong lúc làm việc, lúc chơi, khi du lịch, hay trong vấn đề tình dục, và nhất là hiểu biết tự giới hạn trong công việc hoạt động hàng ngày. Bệnh nhân nên đi bộ khoảng 20 phút 2 lần mỗi ngày, hay trên 30 phút mỗi ngày. Thể dục sẽ giúp bệnh nhân giảm triệu chứng khó thở, làm việc thấy khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên và nói chung sẽ làm đời sống tốt đẹp hơn. (Bài này viết vơí mục đích thông tin những vần đề y học tổng quát, không dùng để tự trị liệu. Nếu cần chữa bệnh, nên hỏi bác sĩ gia đình).

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.; E-mail: [email protected]; Xin mời quý bạn vào thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều phụ nữ không nhận ra rằng những ly rượu, ly bia mà họ thường uống cùng bạn bè, hoặc để thư giãn trong “giờ nhậu của mẹ” (wine mom moment, một số bà mẹ thích nhâm nhi vài ly rượu hoặc lon bia để thư giãn sau khi bận rộn chăm sóc con cái và gia đình) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tuy điều này có vẻ không vui, nhưng lại là sự thật: Rượu, bia thực sự có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Cảm giác từ việc bẻ các khớp ngón tay cho kêu rôm rốp có thể rất khác nhau tùy theo từng người. Có người thấy rất ‘đã,’ thậm chí là bị ghiền, cũng có người thấy khó chịu hoặc sợ hãi. Dù việc bẻ khớp thường được nhiều người coi là một thói quen không tốt, nhưng nếu có thể hiểu được cơ chế hoạt động đằng sau việc bẻ khớp, ta sẽ hiểu tại sao lại có nhiều người ‘ghiền’ đến vậy.
Cael là một thiếu niên 15 tuổi bình thường – cho đến khi cậu được phát hiện có cột sống bị cong vẹo bất thường. “Em cảm thấy mình giống như Thằng Gù ở Nhà thờ Đức Bà vậy đó,” Cael nói với CBC News, nhớ lại quãng thời gian hai năm chờ đợi để được phẫu thuật cột sống, đầy cảm xúc và khốc liệt, và trong thời gian đó, đường cong cột sống của cậu đã phát triển lên tới 108 độ.
Vào những năm 1990, sau khi tốt nghiệp trung học ở Bồ Đào Nha, công việc đầu tiên của Ricardo Da Costa là vận động viên ba môn phối hợp (triathlete) chuyên nghiệp – bao gồm bơi lội, đạp xe, và điền kinh. Trong quá trình tham gia các cuộc thi, một trong những vấn đề lớn nhất mà anh và các vận động viên khác phải đối mặt là các vấn đề về tiêu hóa, nhưng không có ai để tâm hoặc tìm cách giải quyết vấn đề này.
Aspirin nổi tiếng với khả năng giảm đau từ các cơn đau cơ và đau đầu; giúp giảm sốt; và liều lượng thấp có thể làm loãng máu, giảm nguy cơ đông máu gây đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng Aspirin cũng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.