VIỆT NAM: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM-CÁCH MIỆNG THÁNG MƯỜI; Tại Sao Nhiều Người Coi Thường Ngày 19-8-1945"
Phạm Trần
Hoa Thịnh Đốn - Người Cộng sản Việt Nam có thói quen nói một tấc lên đến Trời nên dù biết mình nói dối mà vẫn nói như giữa chợ không người.
Đó chính là trường hợp của một số cán bộ ngành Tuyên truyền khi họ vung tay qúa trán để viết về Cuộc Cách mạng tháng Tám vào dịp kỷ niệm lần thứ 64 năm 2009.
Hãy nghe Vũ Duy Thông rêu rao : “ Nếu không có Cách mạng tháng Tám năm 1945, sẽ không có nước Việt Nam như ngày nay, đó là điều không thể phủ nhận…. Ngày nay, vẫn còn những người cố tình hạ thấp ý nghĩa lịch sử thậm chí xuyên tạc, đưa ra những luận điểm không có căn cứ về Cách mạng tháng Tám. Đó không phải là những “nhà nghiên cứu lịch sử” ngây thơ hoặc sai lầm không cố ý. Họ là những người cố tình để các thế hệ không trải qua cách mạng, không trải qua chiến tranh hiểu sai lệch lịch sử, hiểu sai về Chủ tịch Hồ Chí Minh để từ đó xa rời lý tưởng, xa rời truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. (Báo Điện tử Trung ương đảng, 17-8-2009)
Trước hết, tại sao không hỏi lại như thế này : Nếu không có Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam thì đất nước Việt Nam đâu có lâm vào cảnh chiến tranh nồi da, xáo thịt suốt 30 năm trường và làm gì mà dân tộc phải sống lầm than và chậm tiến như ngày nay "
Nhưng tại sao cho đến bây giờ, 64 năm sau Cuộc Cách mạng mùa Thu mà Hồ Chí Minh và đảng CSVN còn bị lên án đã phản bội những hy sinh xương máu của nhiều tầng lớp nhân dân đã hiến dâng cho Cuộc Cách mạng ấy "
Về điểm này, người Cộng sản hãy tự xét xem nếu Hồ Chí Minh giữ lời hứa của Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới vào buổi trưa ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội rằng: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” thì người dân đâu có mất tự do ở miền Bắc từ 1954 đến 1975 và trên cả nước từ 1975 đến bây giờ"
Vũ Duy Thông và người Cộng sản Việt Nam cũng nên nhớ rằng Hồ Chí Minh còn nói với nhân dân qua loa phóng thanh sau buổi lễ Tuyên bố độc lập rằng: "Giành được Độc lập đã khó nhưng giữ vững Độc lập lại càng khó hơn. Tôi mong rằng đồng bào hãy gắn bó đoàn kết xung quanh Chính phủ để bảo vệ nền Độc lập mà nhân dân đã phải đổ biết bao xương máu vừa giành lại được" (Tài liệu lưu trữ của đảng CSVN).
Chính vì những lời nói tưởng như thật lòng này của họ Hồ mà các Đảng phái quốc gia và những Nhà ái quốc lúc bấy giờ như các cụ Nguyễn Hải Thần (Phó Chủ tịch), Hùynh Thúc Kháng (Bộ trưởng Nội vụ), Cựu Hòang Bảo Đại Vĩnh Thụy (Đòan Cố vấn tối cao) và hai Lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) là Nguyễn Tường Tam (Bộ trưởng Ngọai giao) và Vũ Hồng Khanh (Phó Chủ tịch Kháng chiến Ủy viên hội) đã tham gia Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến ra đời ngày 2-3-1946.
Nhưng đến ngày 3/11/1946 thì Chính phủ này bị Hồ Chí minh lũng đọan thay thế bởi Chính phủ mới do các phần tử Cộng sản khống chế. Người duy nhất còn lại là Cụ Hùynh Thúc Kháng trong chức Bộ trưởng Nội vụ, nhưng đến ngày 21/4/1047 thì Cụ từ trần. Hồ Chí Minh đặt ông Phan Kế Tọai làm Quyền Bộ trưởng thay thế Cụ từ tháng 11/1947.
Cũng nên biết ông Phan Kế Tọai, nguyên là Khâm sai Bắc Bộ của Chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng sau Cách mạng tháng Tám đã quay sang hợp tác với Hồ Chí Minh và trở thành Phó Thủ tướng của Chính phủ Cộng sản miền Bắc trong nhiệm kỳ 1955-1961.
Tại sao ông Phan Kế Tọai được Hồ Chí Minh hậu đãi như thế" Tiểu sử chính thức của ông viết : “ Năm 1944, lúc còn làm Tổng đốc Thái Bình, Phan Kế Toại đã ngầm ủng hộ Việt Minh bằng cách trao một tín phiếu 500 đồng bạc Đông Dương qua ông Nguyễn Công Liệu là một cán bộ Việt Minh.”
Lý do Cựu hòang Bảo Đại Vĩnh Thụy bị lọai khỏi vai trò Cố vấn bù nhìn không khiến ai ngạc nhiên, nhưng hai Lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh đã rút lui vì thấy Hồ Chí Minh không thật lòng “đòan kết” như đã nói mà còn chủ mưu ra tay ruồng bố, sát hại các chiến sỹ Quốc gia không Cộng sản nói chung và đảng viên VNQDĐ nói riêng.
Thế là “liên hiệp Quốc-Cộng” tan rã từ đó, mở đầu cho giai đọan chiến tranh kéo dài đen tối cho dân tộc do đảng CSVN của Hồ Chí Minh chủ trương dưới danh nghĩa chống thực dân Pháp và ngụy trang “chống Mỷ cứ nước” để xâm lăng miền Nam Việt Nam.
AI CHỌN ĐẢNG CSVN "
Vậy mà cán bộ Tuyên giáo Vũ duy Thông vẫn có thể bẻ cong lịch sử qua lập luận : “ Đúng là đất nước ta phải trải qua hơn 30 năm hao người tốn của để bảo vệ nền độc lập non trẻ. Những cuộc chiến tranh ấy đã kìm hãm sự phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ. Nhưng cần hiểu rằng, chúng ta đã cố gắng hết sức để mong không có các cuộc chiến tranh đó nhưng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta nhân nhượng. Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”. Phải chấp nhận các cuộc chiến tranh là nằm ngoài ý muốn của chúng ta. Nhưng tuy trải qua vô vàn hi sinh gian khổ, chiến thắng trong các cuộc chiến tranh đó lại là tiền đề cho công cuộc thoát đói nghèo, đổi mới, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đã lựa chọn.”