Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: An Toàn Lái Xe

22/04/200500:00:00(Xem: 6562)
Cách đây vài năm, một tai nạn xe cộ thảm khốc đã xẩy ra tại thành phố Santa Monica ở Nam California. Một cụ già 86 tuổi lái xe hơi đã đâm vào một khu chợ nông sản, gây ra 10 tử vong và mấy chục người bị thương. Theo nhân chứng, ông cụ lái với tốc độ 60 dậm một giờ. Cụ già kể lại là thay vì đạp thắng, cụ ta đã đạp vào chân ga. Tai nạn này đã được truyền thông ồn ào tường thuật với các lời bình luận hơi gay gắt. Tập trung là họ đặt vấn đề an toàn lái xe của người cao tuổi: an toàn cho chính bản thân và cho người khác.
Xin cùng xét lại vấn đề này.
Lái xe hơi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày.
Tuy lão niên ta không còn lái xe đi làm như trước đây nhưng vẫn có nhiều dịp phải dùng tới xe hơi. Lái xe đi chợ mua thực phẩm Việt Nam, đi lễ, đi thăm bạn bè, xuống phố uống cà phê buổi sáng với thân hữu, đến thăm các cháu, ra phi trường hay bến xe đón bạn hiền phương xa tới chơi.
Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu, lái xe còn được coi như một biểu tượng của khả năng tự lo, tự liệu. Nếu vì lý do nào đó mà hết lái xe được thì ta coi như không có chân, tù cẳng lại còn mất đi tính cách độc lập của mình,
Cho nên đã có so sánh, tuy hơi quá đáng, là: với người cao tuổi, mất bằng lái xe là điều bất hạnh thứ nhì sau khi chẳng may mất người phối ngẫu.
Khả năng lái xe an toàn đòi hỏi sự hoàn hảo với sức khỏe tốt, suy nghĩ sáng suốt và thị giác tinh tường. Khả năng còn lái được hay không là tùy thuộc vào mức độ khiếm khuyết của một trong ba lãnh vực kể trên.Với tuổi ngày một cao, nhiiều người cảm thấy như đã bước vào ngưỡng cửa của giới hạn. Khi đó người cao tuổi cũng nên xét lại xem mình còn làm chủ tay lái được không cũng như nếu tiếp tục lái, có những điều gì cần ghi tâm để phương diện di chuyển này được hạnh thông.
Trong điều kiện bình thường, khi còn duy trì tất cả chức năng, thì người cao tuổi vẫn lái xe được cho tới tuổi 70, 80 và họ sẽ thích ứng thói quen lái xe với tuổi tác của mình.
Theo các hãng bảo hiểm thì quý vị ở tuổi 60, 70 ít gây ra tai nạn xe cộ hơn người ở lứa tuổi mười tám, đôi mươi vì nhiều lý do . Họ đã có kinh nghiệm lái an toàn từ nhiều năm; ý thức được rằng lái xe và rượu say không đi đôi với nhau; họ ít lái xe ban đêm, khi thời tiết xấu, hay vào thời điểm trong ngày có đông xe cộ lưu thông; họ ít gây ra tai nạn do lái xe quá nhanh, lái bất cẩn.
Với các Cụ, tai nạn thường xẩy ra khi họ không nhìn rõ dấu hiệu chỉ đường, không nhường tay mặt, không để ý bên trái, ngưng lại bất thình lình hoặc bất cẩn khi ra vào xa lộ.
Yếu tố ảnh hưởng tới khả năng lái xe.
Có nhiều yếu tố:
1-Mốt số dược phẩm có ảnh hưởng tới khả năng lái xe tự động vì tác dụng làm buồn ngủ của thuốc, hoặc ảnh hưởng tới khả năng nhận thức. Đó là các thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, thuốc ngủ, thuốc trị bệnh trầm cảm, thuốc trị đau nhức và thư giãn bắp thịt. Ảnh hưởng của say rượu vào lái xe thì quá rõ ràng.
Khi cho toa thuốc, bác sĩ đều lưu ý bệnh nhân là uống thuốc nào không nên hoặc không được lái xe. Đôi khi giờ uống thuốc cũng được thay đổi để không trùng hợp với thời gian cần phải lái xe nhiều trong ngày.
2- Một vài bệnh ảnh hưởng tới sự an toàn lái xe: bệnh về cơ bắp, khớp xương, giảm thính thị giác, sa sút trí tuệ, bệnh tâm thần, tai biến động mạch não, nghiền rượu ma túy, bệnh Parkinson, kinh phong, tiểu đường, vài bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu mới đây cho hay người mắc bênh tiểu đường đang được điều trị bằng Insulin hay thuốc viên để hạ đường, dễ gây tai nạn vì đường trong máu giảm xuống bất thình lình, làm cho bệnh nhân mất định hướng. Mang máy tự động điều hòa nhịp tim-pacemaker-đôi khi cũng tạo ta nhịp bất thường và bác sĩ cũng khuyên ta không nên lái xe.
3- Thay đổi chức năng theo tuổi cao-
Những thay đổi về thính thị giác, về sự chú ý, khả năng xét đốn, phản ứng trước biến cố đều ảnh hưởng tới khả năng lái xe.
a-Về thị giác.
Thị giác là thành phần căn bản trong việc lái xe vì nó cung cấp tới 90% những dữ kiện cần thiết cho công việc này. Vì thế khi lấy bằng lái xe, ta được đo thị lực ( visual acuity ) và tầm nhìn ( visual field ) .
Hầu hết các quốc gia đòi hỏi một thị lực là 20/40 để có bằng lái không hạn chế; nếu thị lực kém hơn 20/40 thì người lái phải chịu một số giới hạn.
Còn về tầm nhìn, tức là khả năng nhìn thấy chung quanh khi mắt không cử động, thì cần một khẩu độ là 140 độ. Mắt bình thường có khẩu độ 160- 180 trong ánh sáng ban ngày. Một nghiên cứu của trường Đại Học Birmingham, Alabama, cho hay là, với người cao tuổi, tai nạn xe cộ thường xẩy ra ở ngã ba, ngã tư đường vì tầm nhìn hữu ích tổng quát bị thu hẹp lại, sự vật trước mắt không được nhận biết vì kém tập trung.
Trời tranh tối tranh sáng hoặc thời tiết xấu (mưa giông, bão tuyết), khẩu độ giảm đi nhiều, khiến người lái gặp khó khăn. Lái xe ban đêm, người cao tuổi dễ bị bối rối, chóa mắt khi xe ngược chiều để đèn rọi quá sáng.
b-Thính giác .
Tuổi cao thường bị giảm nhận thức về âm thanh nên các cụ dễ bị nghễnh ngãng, đường ta ta cứ đi, không để ý gì đến xe cộ chung quanh bóp còi ra dấu.
c-Thời gian phản ứng ở người cao tuổi chậm lại.
Trước một biến cố, cần phải ngưng xe thì lão nhân cần thời gian lâu ơn để đạp chân thắng. Đôi khi vì gân cốt yếu, chân ga chân thắng đạp không đều, tay lái không phối hợp nhịp nhàng, trí nhớ không tập trung cũng là nguyên nhân đưa tới tai nạn.
Ngoài ra để cân bằng sự giảm khả năng lái vì thay đổi cơ thể khi về già, nhiều cụ thường ngồi lái với vị thế cứng nhắc, ôm chặt lấy tay lái, nhìn thẳng phía trước, không thấy được biến chuyển xẩy ra ở chung quanh. Đôi khi các cụ cũng có khuynh hướng ước lượng ít đi tốc độ của các xe khác nên khi vượt qua mặt, quẹo phải trái là dễ gây tai nạn.
Mà tai nạn xe cộ thì có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhiều khi lỗi không phải do các cụ mà do những anh hùng xa lộ, những anh chị say rượu, những thiếu niên bất cẩn gây ra. Theo cơ quan an ninh xa lộ Hoa Kỳ thì hàng năm có gần 4 triệu người bị thương tích vì tai nạn xe cộ với số tử vong lên đến gần 50.000 nhân mạng. Với người tuổi từ 65 tới 74 thì thương tích do tai nạn xe là nguyên nhân lớn đưa tới tử vong
Ngoài thiệt hại về cơ thể, còn thương tổn về tâm thần khiến các nhà tâm lý học cũng như các chuyên gia thần kinh tâm trí phải lưu tâm nghiên cứu. Họ đã gói ghém những thay đổi này vào một bệnh lý gọi là “Phản Ứng Căng Thần Kinh do Tai Nạn Xe Cộ. Họ coi Hội chứng này cũng tương tự như Hội Chứng Căng Thẳng tìm thấy ở một số cựu chiến binh tham dự các thế chiến và chiến tranh tại Việt Nam. Trong phản ứng này, người lái xe gặp nạn có những dấu hiệu như hoảng sợ, không tin là tai nạn đã xảy ra, giận dữ, lo âu, thần kinh kích động, cảm giác không an toàn, sợ hãi, đôi khi không vui vì nghĩ là mình đã làm điều sai trái. Đêm đêm mất ngủ có những ác mộng về tai nạn. Những dấu hiệu này xuất hiện sau khi tai nạn xảy ra độ 3, 4 tuần lễ, kéo dài từ vài ngày tới dăm tuần lễ.

Sau đó nạn nhân có thể trở nên sợ lái xe, giới hạn lái xe và mỗi khi ngồi trên xe do người khác lái là bồn chồn, lo ngại. Ngoài ra, nạn nhân còn bận tâm tới vấn đề tranh tụng pháp lý do tai nạn gây ra.
Một số điều cần lưu ý khi tiếp tục lái xe
Mặc dù có nhu cầu lái xe nhưng ta cũng cần để ý tới sự an toàn cho cá nhân mình và cho người khác. Khi thấy khả năng lái xe của mình không còn nhậy bén thì ta cũng cần cân nhắc có nên tiếp tục lái với nhiều thận trọng hơn hoặc quyết định ngưng lái.
1- Nếu thính, thị giác kém, nên luôn luôn mang kính mắt điều chỉnh, máy nghe.
2- Không nên lái xe khi trời mưa to hay có tuyết. Đang lái mà có mưa to, nên áp vào lề đường đợi cơn mưa qua. Không nên lái xe khi có sương mù.
3-Khi đang lái mà cảm thấy buồn ngủ thì nên tạt vào nơi nghỉ chân hoặc áp vào lề đường để nghỉ, nhắm mắt dăm phút cho tỉnh táo rồi lái tiếp. Lái đường xa đôi khi thấy quá đều, bồn tẻ thì nên sau vài giờ lái cũng nên dừng chân nghỉ cho thoải mái.
4- Tập trung vào việc điều khiển xe, tránh chia trí vì quá vui trò chuyện, nghe âm nhạc, nói chuyện trong điện thoại di động. Giữ cảm súc bình thường, không để giận dữ, bực mình, sốt ruột ảnh hưởng tới tâm trí mình. Mới đây việc sử dụng điện thoại di động trong khi đang lái đã được cho là nguy cơ lớn gây tai nạn, vì thế người cao tuổi ta có lẽ không nên thường xuyên dùng trừ trường hợp khẩn cấp. Đồng thời cũng nên tránh cảnh một người lái, một người ngồi bên điều khiển, ra lệnh, thắng gió.
5- Giữ khoảng cách giữa hai xe trong khoảng an toàn vì thời gian phản ứng của ta chậm lại khi cần thắng gấp. Khi từ xe mình mà ta có thể đọc được nhãn hiệu trên bảng số xe trước, là ta lái quá gần. Lái với tốc độ 30 dặm một giờ, ta cần 4 giây đồng hồ hay khoảng cách của năm xe để có thể thắng xe một cách an toàn.
6- Tại ngã tư đèn xanh đỏ, đợi khoảng 3 giây sau khi đèn đổi sang xanh hãy đi, vì nhiều người bên mặt trái đôi khi đèn vàng còn cố vượt qua. Cẩn thận tối đa khi đổi làn đường, ra vào xa lộ, quẹo mặt, quẹo trái.
6- Tránh lái trên trục lộ có nhiều xe cộ lưu thông. Chỉ nên lái khi trời còn sáng vì ban đêm, mắt chỉ nhìn được 1/6 khoảng đường phía trước so với ban ngày. Giới hạn sự lái xe cho nhu cầu quan trọng. Tránh lái về hướng mặt trời đang lặn vì mắt già không thích ứng được với tia nắng chói tỏa rộng.
7- Tạo thói quen mang giây an toàn để tránh thương tích gây ra không những do hai xe đụng nhau mà phần lớn còn do cơ thể mình đập đụng vào các thành phần trong xe của mình Kể từ khi nịt an toàn được bắt buộc, số tử vong do tai nạn xe hơi giảm đi tới 45%. Từ năm 1990, túi không khí an toàn đã được gắn vào xe để bảo vệ người lái và người ngồi băng trước, nhưng túi này không phải là thay thế cho nịt an toàn.
Ngoài ra cũng nên năng kiểm sốt xe coi có chạy tốt không; lau kính xe, đèn trước để tăng tầm nhìn; hiểu rõ cách sử dụng các đặc trưng của xe; điều chỉnh ghế ngồi cho thoải mái, điều chỉnh gương phản chiếu để nhìn rõ ràng chung quanh.
Ngưng lái xe
Thường thường người cao tuổi ngưng lái xe vì thị giác suy giảm trầm trọng, khi có hậu quả của thương tích gẫy xương, đau bệnh tim, sa sút trí tuệ.
Đôi khi gia đình cũng quan tâm tới việc lái xe của thân nhân vì phát hiện những thay đổi có nguy cơ gây ra tai nạn và cầu cứu bác sĩ gia đình can thiệp. Theo luật lệ hiện hành thì bác sĩ chỉ có thể góp ý kiến về khả năng lái xe, chứ không có quyền quyết định. Quyền này nằm trong phạm vi cơ quan cấp phát bằng lái xe. Nhưng ý kiến của thầy thuốc có ành hưởng lớn tới việc tiếp tục lái hoặc ngưng.
Tại Hoa kỳ, bằng lái xe có giá trị trên toàn quốc, nhưng luật lệ điều hành việc lái xe thay đổi tùy theo từng tiểu bang. Ở Nữu Ước, bệnh nhân có thể kiện bác sĩ khi họ mất bằng lái vì bác sĩ báo cho sở cấp phát bằng lái tình trạng bệnh của họ. Trái lại ở California, bác sĩ vi phạm luật nếu không thông báo cho cơ quan này về bệnh tật có thể ảnh hưởng tới điều khiển xe tự động của bệnh nhân.
Cho tới năm 1991, 46 tiểu bang Hoa Kỳ giới hạn lái xe đối với bệnh nhân bị bệnh kinh phong; 26 tiểu bang giới hạn người bị bệnh tiểu đường mà hay bị bất tỉnh; và 8 tiểu bang giới hạn người có nhịp tim loạn xạ không được lái xe.các giới hạn có thể là không lái xe ban đêm, giới hạn lái xe từng vùng địa dư, phải mang thiết bị hỗ trợ hoặc thời hạn bằng lái ngắn hơn để thi lại bằng lái xe.
Sau đây là một số dấu hiệu báo động cho ta khi nào nên giới hạn hoặc ngưng lái xe:
-Cảm thấy nóng nẩy hoặc sợ hãi mỗi khi lái xe;
-Không duy trì xe trong lằn đường đang lái, hay thay đổi lằn đường không lý do;
-Không nhìn được lề đường khi nhìn thẳng phía trước;
-Không phân biệt dấu hiệu chỉ dẫn lưu thông;
-Phản ứng một cách khó khăn với các biến cố trong khi lái;
-Lái xe mà thiên hạ cứ nhìn ta lắc đầu bấm còi;
-Nhầm lẫn chân thắng với chân ga;
-Dễ chia trí, kém tập trung trong khi lái;
-Không quay đầu nhìn lại phía sau được khi lùi xe;
-Có vấn đề sức khỏe ảnh hưởng tới việc lái xe an toàn;
-Hay bị lạc đường dù là lái trong vùng quen thuộc;
-Gia đình hoặc bạn bè e ngại khi ngồi trên xe do mình lái;
-Khi có quá nhiều giấy cảnh cáo hoặc giấy phạt của cảnh sát;
-Khi xe mang nhiều thương tích, trầy trụa.
Nếu chẳng may mà có vài trong số những dấu hiệu kể trên thì nên tham khảo ý kiến thầy thuốc cũng như xét lại khả năng lái của mình.
Thích nghi với hết lái xe
Khi không còn lái xe được không có nghĩa là ngồi lỳ ở nhà, bỏ hết các sinh hoạt, liên lạc với xã hội, sống trong thụ động. Ta có thể kiếm các phương tiện khác thay thế như đi taxi, xe chuyên chở công cộng, đi nhờ người nhà hay quá giang có trả tiền với lối xóm.
Một vấn đề rất tế nhị đang được bàn cãi là, ngoài việc kiểm tra thị lực, có nên trắc nghiệm người cao tuổi về khả năng lái xe mỗi khi gia hạn bằng lái. Có ý kiến cho rằng trắc nghiệm như vậy là kỳ thị người già, là không cần thiết vì đa số người già đều ý thức và kiểm sốt được hành động của mình. Tuy vậy nhiều tiểu bang đã có những lớp ôn lại bài học căn bản về lái xe, luyện lại sự nhậy bén, phản ứng của cơ thể khi điều khiển xe tự động. Lớp học cũng hướng dẫn cách thích nghi với khả năng lái giới hạn.
Nhiều vị cao tuổi vui vẻ tham dự để xét lại khả năng của mình. Đó là thái độ đáng khuyến khích để tránh tai nạn xẩy ra cho mình và cho người khác.
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas –Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều phụ nữ không nhận ra rằng những ly rượu, ly bia mà họ thường uống cùng bạn bè, hoặc để thư giãn trong “giờ nhậu của mẹ” (wine mom moment, một số bà mẹ thích nhâm nhi vài ly rượu hoặc lon bia để thư giãn sau khi bận rộn chăm sóc con cái và gia đình) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tuy điều này có vẻ không vui, nhưng lại là sự thật: Rượu, bia thực sự có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Cảm giác từ việc bẻ các khớp ngón tay cho kêu rôm rốp có thể rất khác nhau tùy theo từng người. Có người thấy rất ‘đã,’ thậm chí là bị ghiền, cũng có người thấy khó chịu hoặc sợ hãi. Dù việc bẻ khớp thường được nhiều người coi là một thói quen không tốt, nhưng nếu có thể hiểu được cơ chế hoạt động đằng sau việc bẻ khớp, ta sẽ hiểu tại sao lại có nhiều người ‘ghiền’ đến vậy.
Cael là một thiếu niên 15 tuổi bình thường – cho đến khi cậu được phát hiện có cột sống bị cong vẹo bất thường. “Em cảm thấy mình giống như Thằng Gù ở Nhà thờ Đức Bà vậy đó,” Cael nói với CBC News, nhớ lại quãng thời gian hai năm chờ đợi để được phẫu thuật cột sống, đầy cảm xúc và khốc liệt, và trong thời gian đó, đường cong cột sống của cậu đã phát triển lên tới 108 độ.
Vào những năm 1990, sau khi tốt nghiệp trung học ở Bồ Đào Nha, công việc đầu tiên của Ricardo Da Costa là vận động viên ba môn phối hợp (triathlete) chuyên nghiệp – bao gồm bơi lội, đạp xe, và điền kinh. Trong quá trình tham gia các cuộc thi, một trong những vấn đề lớn nhất mà anh và các vận động viên khác phải đối mặt là các vấn đề về tiêu hóa, nhưng không có ai để tâm hoặc tìm cách giải quyết vấn đề này.
Aspirin nổi tiếng với khả năng giảm đau từ các cơn đau cơ và đau đầu; giúp giảm sốt; và liều lượng thấp có thể làm loãng máu, giảm nguy cơ đông máu gây đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng Aspirin cũng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.