Các khoa học gia vừa khám phá hàng triệu tấn khi nhà kính 20 lần nguy hiểm hơn khí thải CO2 đang được thải vào tầng khí quyển bên dưới các tảng băng Bắc Cực.
Những kết quả ban đầu đã được thông báo trên tờ The Independent nhiều tấn khí methane đang sôi sục từ đáy biển khi các tảng băng đang tan dần và khí hậu ấm dần lên.
Khí methane trong lòng đất rất quan trọng bởi vì các khoa học gia tin rằng sự nổ tung của chúng trong quá khứ là lý do gia tăng nhiệu độ khí hậu toàn cầu, tạo nên những biến cố tuyệt chủng.
Khoa học gia có mặt trên tàu nghiên cứu đi xuyên miền duyên hải hướng Bắc của nước Nga đã khám phá một số lượng lớn khí mêhan tập trung ở đó, đôi lúc 100 lần lớn hơn những nơi khác.
Và những ngày qua, nghiên cứu gia đã chứng kiến những bọt nước khổng lồ nổi lên từ thềm lục địa này. Chính những tảng băng là những nắp nay khiến những khí methan này không lọt ra bề mặt trái đất trước thời kỳ Băng sơn.
Khí methan khoảng 20 lần nguy hiểm hơn khí nhà kính và khí Co2. Nhiều nhà nghiên cứu lo ngại chúng còn làm tăng tốc độ nóng dần của địa cầu lên nhiều lần.
Nhiệt độ tại vùng Bắc Cực trong thời gian qua đã tăng trung bình 4 độ C trong vòng một thập kỷ kéo theo sự giảm thiểu của nhiều tảng băng sơn khác. Khoa học gia e ngại nếu không có những tảng băng này thì các đại dương sẽ hấp thụ khí nóng từ mặt trờ hơn bề mặt phản ánh trên các tảng băng.