Qua các trận thi đấu của môn đánh Golf, thông thường trong 1 ngày phải vượt qua 18 Hole tức là “1 Round”, với tên gọi chính thức từ Hole số 1 đến Hole số 9 là “Front Nine” và từ Hole số 10 đến Hole số 18 thì gọi là “Back Nine”. Ngoài ra, trong giới chuyên nghiệp còn có cách gọi vắn tắt về từ ngữ Back Nine là “Out” và Front Nine là “In”.
Số lần quật tức “Par” của 18 Hole trên sân Golf được quy định một cách tổng quát là 72 lần theo các tiêu chuẩn: 4 loại Par 5 ( 4x5= 20 lần), 10 loại Par 4 (10x4= 40 lần) và 3 loại Par 4 ( 3x4= 12 lần). Tuy nhiên, tùy theo tổng số cự ly dài ngắn của hình thức sân Golf thi đấu (Golf Course) thì cũng có trường hợp quy định số Par là 70 hoặc 71 lần.
Trong điều kiện quy định 72 lần để thực hiện 1 Round nếu đánh đủ 72 lần thì gọi là “Event Par”, và nếu có số lần ít hơn 72 thì gọi là “Under”. Thí dụ chỉ cần đánh 71 lần đã thực hiện xong 1 Round thì gọi là 1 Under, đánh 70 lần gọi là 2 Under v.v… Ngược lại, nếu vượt quá con số 72 thì được gọi là “Over” và cũng tương tự như cách tính trên nếu đánh 73 lần hoặc 74 lần sẽ có 1 Over, 2 Over v.v.. tùy theo số lần đánh vượt quá mức quy định.
Qua đó, đối với giới đánh Golf bán chuyên nghiệp cả nam lẩn nữ để tạo cho họ có thể thực hiện được 1 Round thì từ điểm xuất phát quật lần đầu tiên “Tee I” sẽ có những điều kiện dễ dàng về cự ly cho tầm bóng rơi ở vị trí của lần quật kế tiếp. Vì vậy, trong 1 ngày họ có thể thực hiện được 1, 5 Round (27 Hole) hay 2 Round (36 Hole) cũng không phải là chuyện hiếm có.
Về các giải đấu dành cho giới chuyên nghiệp đối với các nam tuyển thủ thì có 4 Round tranh tài với lịch trình 1 ngày 1 Round nên có 4 ngày thi đấu (thông thường là từ thứ năm đến chủ nhật), và đối với các tuyển thủ nữ chỉ có 3 Round tranh tài trong 3 ngày (thông thường là từ ngày thứ sáu đến ngày chủ nhật), qua đa số hình thức quyết định tuyển thủ vô địch là tổng cộng số Under đạt được trong những ngày thi đấu. Trường hợp giải đấu dành cho những nam tuyển thủ thì cuộc tranh tài trong 2 ngày đầu gọi là vòng đấu dự tuyển và dựa theo kết quả của vòng dự tuyển này chỉ có vài chục người đứng thứ hạng cao mới được tiếp tục dự tranh ở vòng chung kết, tức 2 ngày kế tiếp, và đặc biệt hơn là chỉ những người tham chiến ở vòng chung kết mới được nhận lãnh tiền thưởng của giải đấu.
Thế nhưng, muốn tham dự ngay từ vòng dự tuyển cũng bắt buộc phải có đủ tư cách tham chiến qua số điểm xếp hạng được công nhận để phân định các tuyển thủ “hạt giống”. Những người không hội đủ điều kiện này cần phải thi đấu trước đó ở vòng dự tuyển dự bị để lập thành tích và nếu không vượt qua được vòng dự bị sẽ không có tư cách tham gia giải đấu. Đồng thời, chính vì yếu tố nếu không vượt qua được vòng dự tuyển sẽ không được nhận tiền thưởng nên chỉ có một số ít các tay đánh Golf chuyên nghiệp mới có sinh hoạt dựa vào những món tiền thưởng này, ngoài ra đa số đều làm các nghề nghiệp phụ như hướng dẩn về môn đánh Golf tại các câu lạc bộ hoặc các dịch vụ thương mại v.v… Số điểm để phân định “hạt giống” được tính theo thành tích của những tuyển thủ nhận số tiền thưởng ở thứ hạng cao và những người đoạt cúp vô địch ở các vòng chung kết của các giải đấu vào năm trước đó.
Về luật lệ thì môn đánh Golf cũng đồng dạng với Túc Cầu hoặc Rugby vốn khởi nguồn từ Anh Quốc nên được dựa trên nguyên tắc của những quy định rất đơn giản. Và theo giới chuyên nghiệp thì nguyên tắc căn bản của luật đánh Golf chỉ là “có sao đánh vậy !” Tuy trong giới chuyên nghiệp cũng có những ban Tổ Chức Giải Thi Đấu v.v… nhưng trên thực tế thì môn đánh Golf được xem như là một môn thể thao chỉ có bản thân tuyển thủ trên sân cỏ và không có vị trọng tài nào khác. Hơn nữa, trên mặt lý thuyết của luật lệ thì khi thay đổi quả bóng cũng có trường hợp phải cần sự xác nhận của tuyển thủ khác nhưng thực tế thì các tay đánh Golf chuyên nghiệp đều có ý thức về việc bản thân mình vừa là tuyển thủ vừa là trọng tài nên rất coi trọng luật lệ, vì vậy môn đánh Golf còn được gọi là “môn thể thao quân tử”.
Luật lệ của môn đánh Golf dựa theo các điều mục liên quan về tình trạng “giải cứu” và “xử phạt”. Hình thức “giải cứu” theo luật định là nhằm tạo cho tuyển thủ có thể tiếp tục thi đấu khi quả bóng bị thất lạc bởi một lý do nào đó, chủ yếu là khi bóng bị quật ra ngoài phạm vi sân thi đấu tức là “Out of Bounds”, thường được gọi tắt là “OB” và khi gặp trường hợp này thì sẽ được quật lại 1 lần để tiếp tục thi đấu. Mặt khác, nếu quật bóng rơi vào ao nước hoặc bãi cát, lùm cây v.v…tức là những chướng ngại vật không thể di động được thì cũng được quật lại thêm 1 lần từ vị trí cũ nhưng tuyệt đối không được quật bóng đến vị trí gần Hole mà phải nhắm hướng đến nơi gần đó nhất sau khi xác định vị trí an toàn không bị trở ngại. Trường hợp quật bóng theo điều kiện “giải cứu” này được gọi là “Nearest Point”. Đối lại, hình thức xử phạt thì dựa vào ý niệm “không tiếp tục duy trì tình trạng hiện tại đang có lợi cho tuyển thủ bị phạt”. Thí dụ như trường hợp cố tình dùng tay chân hoặc dụng cụ chạm vào bóng để thay đổi vị trị có lợi cho lần quật kế tiếp thì vi phạm luật thay đổi phương hướng quả bóng và sẽ bị phạt trừ đi 2 lần quật trong số lần quy định v.v...