Hôm nay,  

Canh Dần Gặp Vận Hội Mây Rồng

02/03/201000:00:00(Xem: 4903)

Canh Dần Gặp Vận Hội Mây Rồng

Phế tích Trung Liệt Miếu – Gò Đống Đa, Hà Nội.

Trần Quốc Hiên – ĐDCND
Núi rừng biên giới
Xét về chiến lược quân sự, nếu để Trung Quốc chiếm lĩnh các vị trí cao điểm, các khu rừng núi đầu nguồn dọc biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây, thì họ có thể kiểm soát toàn tuyến biên giới nước ta, thực hiện bao vây cô lập hoặc mở thông tuyến biên giới khi tiến hành các chiến dịch quân sự. Cùng với việc làm chủ cao nguyên trung phần (Tây Nguyên vùng chiến lược mái nhà của Đông Dương) và vùng biển bảo vệ sườn phía Đông (Biển Đông Việt Nam), họ sẽ hoàn toàn khóa chặt nước ta trong thế trận điểm huyệt và bao vây chiến lược.
Biển Đông sóng gió còn chưa lặng, sự kiện bô-xít Tây Nguyên còn chưa lắng xuống, thì lại tiếp tục xảy ra sự việc cho Trung Quốc thuê dài hạn (50 năm) nhiều khu rừng đầu nguồn dọc biên giới phía Bắc, phía Tây của nước ta, điều này được nói rõ trong thư gửi Bộ chính trị của hai vị Tướng lão thành; Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Là vị Tướng Trường Sơn, ông Đồng Sĩ Nguyên hiểu rõ tầm quan trọng chiến lược của núi rừng Trường Sơn, biên giới phía Tây của nước ta. Làm chủ vùng Trường Sơn là có thể kiểm soát thế trận trên cả nước. Có thể khẳng định rằng những người lính Trường Sơn đã góp phần công lớn mang tính quyết định đến chiến thắng chung của quân Bắc Việt trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau này qua cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam – Trung Quốc năm 1979, người ta hiểu rõ thêm tầm chiến lược của vùng núi rừng dọc biên giới phía Bắc nước ta, nhiều trận chiến đẫm máu đã diễn ra tại đây, giành giật nhau từng vị trí cao điểm, từng dòng sông con suối.
Ngày nay, không cần phải tốn một viên đạn nào, người Trung Quốc vẫn bước chân vào được nơi đây, làm cơ sở cho việc di dân lập ấp, đặt căn cứ quân sự sau này. Việc này đã được hai vị Tướng cảnh báo:
Thư của hai ông được phổ biến trên diễn đàn điện tử ‘boxitvn’ vào ngày 10/2/2010, có viết: “Theo chỉ thị của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã cử đoàn cán bộ liên ngành trực tiếp kiểm tra hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, đồng thời tổng hợp báo cáo của tám tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. Kết quả cho thấy 10 tỉnh trên đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,3534 nghìn ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 nghìn ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.”
Hai ông nhận định rằng: “Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn“, rồi cảnh báo: “Cho Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc khai thác rừng đầu nguồn là tiềm ẩn đầy hiểm họa. Họ đã thuê được thì họ có quyền chặt phá vô tội vạ. Rừng đầu nguồn bị chặt phá thì lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp. Năm qua nhiều tỉnh miền Trung đã hứng chịu đủ, chẳng phải là lời cảnh báo nghiêm khắc hay sao"”
Hai ông vạch rõ trong lá thư: “Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những ‘làng Đài Loan,’ ‘làng Hồng Kông,’ “làng Trung Quốc.” Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và còn nguy hiểm cho an ninh, quốc phòng.”
Biên giới mềm
Trong thế kỷ 21, về cơ bản đã hình thành đường biên giới phân định lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, các nước lớn, với tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội, họ không ngừng bành trướng quyền lực, tranh giành thị trường và nguồn lợi tài nguyên trên thế giới; quá trình đó hình thành nên các đường “biên giới mềm” phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc. Đi cùng với việc bành trướng quyền lực dựa trên sức mạnh quân sự, kinh tế, luôn là quá trình bành trướng “quyền lực mềm”, hay còn gọi là cuộc “xâm lăng văn hóa”, đây là mối hiểm họa lớn nhất đối với những nước yếu nghèo như Việt Nam.
Đảng Cộng sản Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố với thế giới về tham vọng siêu cường: Trung Quốc đang hoàn thành giai đoạn phát triển nhanh tiến tới cuộc sống giàu có, để bước vào giai đoạn phát triển hoàng kim; từ nay đến năm 2020, Trung Quốc sẽ vươn lên vị trí siêu cường đối trọng với Mỹ, phấn đấu đến năm 2030 cả thế giới chỉ còn một trung tâm quyền lực thống trị, đó chính là Đế Quốc Trung Hoa.
Với tham vọng đó, Trung Quốc cần mở rộng biên giới mềm, mở rộng sức bành trướng quyền lực xuống phía Nam, trọng tâm là vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ (quân khu 5) và vùng biển Trường Sa (vùng 4 Hải quân) của Việt Nam, nơi trung tâm kiểm soát toàn bộ vùng Đông Nam Á.
Mối hiểm họa của đất nước đã quá cận kề và quá rõ ràng, mưu mô thâm độc của bọn bá quyền bành trướng Trung Quốc đã được phơi bầy, vậy mà các quan chức Cộng sản Việt Nam từ trung ương đến địa phương vẫn thản nhiên bỏ ngoài tai mọi lời khuyên can, họ dửng dưng trước vận mệnh của đất nước và nhân dân.
Một âm mưu chiến lược đã được những kẻ ôm mộng bá chủ ở chóp bu Đảng Cộng sản Trung Quốc ấp ủ, nuôi dưỡng từ lâu, điều mà các nhà lãnh đạo Tiền bối đã sớm nhận ra và các Tướng lĩnh cao cấp đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo, nhưng nó vẫn trở thành hiện thực ở nước ta như một tấn thảm kịch mà nhân dân ta có thể sẽ phải gánh chịu.


Bài học lịch sử Mị Châu – Trọng Thủy còn đó; nếu những kẻ cầm quyền không biết dựa vào dân, mù quáng tin vào những lời đường mật về “16 chữ vàng” và “4 tốt”, tin vào mối quan hệ đồng chí “lý luận tương đồng”, “vận mệnh tương quan” với Đế quốc Cộng sản Trung Hoa, thì nguy cơ mất nước hàng ngàn năm sẽ là có thật và rất gần.
Vận hội mây Rồng
Năm Canh Dần (Hổ) theo các chiêm tinh gia, các nhà Phong thuỷ học và các nhà nghiên cứu sẽ là năm có nhiều biến động lớn. Với Việt Nam đây là năm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, kể từ khi Vua Lý Thái Tổ tuyên đọc chiếu dời đô, đến nay đất nước lại gặp vận hội Rồng bay. Sự kiện “Long Hổ Tương Phùng” ngàn năm có một, ứng với câu Sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Canh niên tân phá; Tuất hợi phục sinh”, ”Ngỏ hay gặp hội mây rồng; Công danh sáng chói chép trong vân đài”…
Hiện tượng Mây Rồng gắn với sự tích tên gọi Thăng Long, và gần đây liên tục thấy gặp ở Đền Đô, nơi quê hương Nhà Lý. Lần xuất hiện gần đây nhất là vầng mây ngũ sắc hình Rồng trên bầu trời Hà Nội hôm 20/8/2009, tức ngày 1/7 âm lịch.
Đó là những điềm báo năm Canh Dần đất nước sẽ có cuộc đổi thay lớn lao, toàn diện. Từ việc phân tích tình hình thời sự của đất nước, ta thấy sự thay đổi chỉ có thể theo một hướng, đó là thay đổi thể chế chính trị từ chế độ độc đảng toàn trị sang chế độ dân chủ nhân dân. Quá trình thay đổi sẽ lâu dài, có thể là 10 năm hoặc lâu hơn, nhưng tất yếu phải trải qua giai đoạn tự diễn biến chuyển hóa trong nội bộ Đảng Cộng sản và trong toàn xã hội.
Một nhân tố có vai trò quyết định thúc đẩy quá trình tự diễn biến chuyển hóa diễn ra nhanh hơn, đó là sức mạnh phản biện của giới Trí thức cả trong và ngoài đảng, trong nước và ngoài nước. Nói cách khác giới Trí thức phải đi tiên phong trong công cuộc dân chủ hóa, chấn hưng nước nhà, tiến tới dân giàu nước mạnh, phú quốc cường binh để bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Đã từ lâu, giới Trí thức chỉ được nghĩ, nói và làm theo ý của Đảng CSVN, chứ không được nghĩ những gì mình tin, nói những gì mình nghĩ và làm những gì mình muốn. Nhiều người đã phải bẻ cong ngòi bút, uốn lưỡi để vừa ý Đảng CSVN cốt làm sao cho vẹn toàn yên ổn cuộc sống. Những Trí thức có cá tính thẳng thắn thì quyết không cam chịu, họ lựa chọn cuộc sống ẩn dật chờ cơ hội ra tay giúp nước.
Đã đến lúc giới Trí thức phải cất tiếng nói, vươn vai lớn dậy như Thánh Gióng năm xưa; câu nói đầu đời là tiếng yêu quê hương đất nước, việc làm đầu tiên là giúp nước cứu dân, đó là khí phách của những người con Trung Liệt.
Trung Liệt Miếu trong tâm thức người Việt
Cha ông ta từng có Võ Miếu và Văn Miếu thể hiện tinh thần thượng võ và tư tưởng trọng dụng hiền tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia. Trong gian thờ các võ tướng Nhà Lý tại Đền Đô vẫn còn dòng chữ: “Thần Võ Tiếp Tứ Lân”, tạm dịch là Nước Nam có Thần Võ sẵn sàng nghênh đón các nước lân bang, nếu họ đến với thiện chí thì ta đáp lại bằng thiện chí, còn nếu họ đến với mưu đồ xấu thì đã có Thần Võ đánh đuổi chúng đi. Thần Võ hiểu rộng ra là khí phách, ý chí của cả dân tộc, được biểu hiện qua những tấm gương Trung Liệt.
Hiện nay tại Hà Nội, trên đỉnh Gò Đống Đa, vẫn còn phế tích của Trung Liệt Miếu gồm toàn bộ nền móng cùng một số hiện vật và phế tích khác. Không rõ Trung Liệt Miếu trở thành hoang phế từ khi nào, chỉ biết trước khi Hồ Chí Minh và Đảng CSVN lên nắm quyền, thì các Triều đại vẫn nối tiếp việc gìn giữ và thờ tự tại Trung Liệt Miếu.
Những người được thờ ở Trung Liệt Miếu là những Anh hùng dân tộc, họ đã thể hiện khí phách “Thần Võ nước Nam” vô cùng oanh liệt, tỏ rõ tấm lòng Trung với Tổ quốc: “Trung với nước, Oanh Liệt trước quân thù”. Những bậc Minh Trung Tiết Liệt đó có thể kể ra: Lê Lai, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Nguyễn Cao… Và người được đưa vào thờ ở Trung Liệt Miếu sau cùng là người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ (năm 1946).
Hiện nay, chỉ còn chưa đầy 8 tháng nữa là đến Đại lễ 1000 năm Thăng Long, song chúng ta vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì của việc khởi công xây dựng lại Trung Liệt Miếu. Tại khu vực Gò Đống Đa, chỉ còn thấy những phế tích của toà miếu cổ, gồm cửa Tam Quan còn khá nguyên vẹn, nền móng công trình, sân gạch, chân cột, bàn đá, ghế đá và một vài phế tích khác.
Toàn bộ phế tích Trung Liệt Miếu vẫn nằm trơ gan cùng tuế nguyệt, một cảnh tượng nhắc chúng ta nhớ đến thời kỳ suy vong: những tấm gương Trung Liệt bị lãng quên, trong khi bọn tiểu nhân phản quốc thì lại lớn tiếng rao giảng về đạo lý, cao giọng dạy đời, chúng ép buộc nhân dân phải đi theo con đường tăm tối, phải trung thành tuyệt đối, mãi mãi tin theo lý tưởng mà chúngđặt ta…
Vào thời khắc thiêng liêng kỷ niệm 1000 Thăng Long, việc phục dựng (xây dựng lại) Trung Liệt Miếu có ý nghĩa không chỉ quan trọng về mặt tâm linh, mà còn có giá trị văn hoá, lịch sử, triết học, tư tưởng sâu sắc; góp phần giáo dục lòng yêu nước, tự tôn dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân. Việc đó không thể không làm! Làm sống lại tinh thần Trung Liệt, khí phách Thần Võ chính là để nhắc nhở con cháu đời đời ghi nhớ bài học dựng nước và giữ nước của Tổ tiên, nêu cao khí phách, ý chí vươn lên để thoát khỏi nghèo hèn, làm cho nước ta được vẻ vang với thế giới.
Những người con Trung Liệt đã ngã xuống, họ hi sinh để đất nước được trường tồn. Tiến tới dân chủ hóa là con đường duy nhất đúng đắn lúc này, và dấn thân vì nền dân chủ, đó cũng chính là cách chúng ta thể hiện tấm lòng Trung Liệt sâu sắc nhất, cao cả nhất.
Việt Nam, ngày 24-2-2010
Trần Quốc Hiên (www.ddcndvn.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.