Hôm nay,  

Trâu Sữa Và Sữa Trâu

31/01/200900:00:00(Xem: 5640)
TRÂU SỮA và SỮA TRÂU
Nguyễn Thượng Chánh,  DVM
Nói đến sữa trâu chắc có lắm bạn ngạc nhiên vì nghe hơi lạ tai, và cũng chưa từng thấy loại sữa nầy được bán ở đâu cả.
Nói chung, sữa trâu cũng không mấy phổ biến tại Bắc Mỹ... Đừng có vào siêu thị mà tìm mua sữa trâu cho mất công, không có đâu! Nếu có bán, thì cũng chỉ thấy bán trong những tiệm chuyên bán thực phẩm thiên nhiên (health foods) mà thôi.
Tuy nói vậy, chớ tình hình sữa trâu tại Canada và Hoa Kỳ có thể còn thay đổi trong tương lai.
Hiện nay, hai quốc gia nầy cũng có một số trại chăn nuôi trâu sữa Ấn độ.
Đối với người mình cũng thế, sữa trâu vẫn còn là một mặt hàng quá xa lạ.
Chữ trâu tạo cho chúng ta hình ảnh một con vật to lớn vạm vỡ có sừng dài và cong ra sau, mình mẩy đen thủi đen thui, tối ngày cực khổ kéo cày ngoài ruộng nước hoặc trầm mình trong ao đầm lầy lội hôi hám...
Trâu, là tượng trưng cho sự bóc lột, cho sự nô lệ, cho sự lao động chết bỏ, và cho cuộc sống cơ cực lầm than, v.v...
THẾ GIỚI CÓ BAO NHIÊU TRÂU"
Trước hết, xin làm sáng tỏ về danh từ.
Trâu tiếng Anh gọi là water buffalo, hay là trâu nước tức là các loài trâu mà chúng ta từng thấy ở bên nhà.
Tại Bắc Mỹ, danh từ buffalo còn được dùng để chỉ một loại bò rừng thường sống từng đàn ở vài vùng của Hoa Kỳ và Canada. Tiếng Pháp gọi loại bò rừng nầy là bison.
Danh từ "Trâu nước" đôi khi cũng được sử dụng để chỉ một loài thú rừng bên Phi Châu. Con vật nầy to lớn hơn con bò, miệng rộng, dài và không có sừng. Tối ngày trầm mình dưới nước chỉ ló cái đầu ở trên mặt nước mà thôi. Đây là con hà mã hippopotamus.
Theo thống kê của Tổ chức Lương Nông Quốc Tế FAO, không kể trâu rừng thì thế giới hiện có có không dưới 158 triệu con trâu. Trong số nầy, 153 triệu (97%) là trâu nước (water buffalo) tức là loại trâu thích trầm mình dưới nước, còn gọi là trâu đầm lầy (swamp buffalo, buffle de marais). 
Loại trâu nầy to con và rất mạnh, nhưng chịu nắng rất dở. Thân trâu có màu đen, hay nâu xậm, và hi hữu hơn còn có màu trắng nữa. Sừng dài, hơi cong và rất rộng, móng rất to.
Trâu đầm lầy được sử dụng làm con vật kéo tại các đồng ruộng ở Đông nam Á, Nam Trung, Indonesia, và tại Philippines người ta gọi chúng là Carabao hay Kerabau.
Chúng thường chuộng nơi ẩm thấp, thích vùi mình dưới các vũng bùn cho được mát, và cũng để tránh bớt việc bị ruồi mồng hút máu. Trâu đầm lầy cho rất ít sữa.
Bên cạnh loại trâu đầm lầy còn có trâu sông (riverine buffalo, buffle de rivière).
Loại trâu nầy thích ưa chuộng các đồng cỏ khô ráo, và chúng thường hay ngâm mình cả ngày trong làn nước trong của sông rạch.
Có lối 70% trâu sông trên thế giới được tập trung tại vùng Đông Nam Á mà đặc biệt là Ấn Độ và Pakistan...
Các giống trâu sữa đều được tuyển chọn từ trâu sông.
CÁC GIỐNG TRÂU SỮA NỒI TIẾNG
Thật ra, bất kỳ loại trâu nào sau khi đẻ cũng đều cho sữa để cho các nghé con bú.
Trâu sữa thật sự là những giống trâu đã được tuyển lựa đặc biệt, và có khả năng cho sữa cao trong một thời gian (lactation period) lâu dài.
Trâu sữa thật sự đều xuất phát từ trâu sông và có nguồn gốc Ấn Độ và Pakistan.
Loại trâu sữa cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng, và nuôi dưỡng đặc biệt để có năng suất sữa cao.
Các giống trâu sữa nổi tiếng nhất là: Murrah, Nili-Ravi, Surti, Mehsana và Jafavabadi.
Chúng có năng suất sữa từ 4 đến 7kg sữa/ngày. Mỗi kỳ cho sữa trung bình là 285 ngày với một sản lượng sữa từ 1800-4500kg so với 360-500kg sữa của các giống bò địa phương tại Ấn Độ.
Trâu sữa Ấn Độ có bản chất rất hiền hòa.
Cũng như ở bò sữa, tỉ lệ chất béo, protein, và tổng số chất khô của sữa trâu giảm đi vì có sự gia tăng của năng suất sữa.
Các trâu đầm lầy ở Đông Nam Á có năng suất sữa kém. Chúng thường được sử dụng làm con vật để kéo, cho nên tiềm năng cho sữa của chúng không được quan tâm đến một cách đúng mức.
Tại Philippines, trâu đầm lầy nuôi nghé có thể cho từ 300kg đến 800kg sữa cho mỗi kỳ sữa trong khoảng 130 - 300 ngày.
Trâu đầm lầy Thái Lan nếu nuôi dưỡng đặc biệt để lấy sữa có thể cho từ 3-5kg sữa/ngày trong thời kỳ sữa lối 300 ngày tức là khoảng 900 -1500kg sữa/kỳ sữa.
Trâu sữa còn thấy được nuôi tại các quốc gia Đông Âu (Bulgaria, Roumania, Yougoslavia, Nga), Italy, Iraq,Turkey, Đức Quốc, Anh Quốc (vùng Bedforshire), Hoa Kỳ (Texas, Florida,Vermont) và Canada (British Columbia).
Năm 1977-1978, Hoa Kỳ nhập trâu đầm lầy từ đảo Guam, tiếp theo là năm 1981 họ cho nhập thêm 103 trâu sông từ Trinidad, và sau đó thì Hoa Kỳ cũng thỉnh thoảng nhập thêm trâu sữa.
Ngày nay, ngành chăn nuôi trâu tại Hoa kỳ được tập trung nhiều nhất tại Texas, Arkansas và Florida... Các tiểu bang khác cũng có nuôi trâu nhưng số lượng không mấy quan trọng. Số liệu năm 1997 cho biết, Hoa Kỳ có lối 3500 con trâu và được phân phối trong 20-30 đàn... Chăn nuôi trâu tại Hoa kỳ nhằm mục đích để lấy sữa, và làm fromage chẳng hạn như fromage Morazella rất nổi tiếng.

Trở về Việt Nam, vào năm 68-69 tức là tròn 40 năm về trước, khi tác giả vừa mới ra trường, và có được job dạy học tại trường Cao Đẳng Nông Nghiệp thuộc Viện Đại Học Cần thơ do Gs Phạm Hoàng Hộ sáng lập và làm Viện trưởng.
Trại Thực Nghiệm Chăn Nuôi Tân Sơn Nhất thuộc Bộ Canh Nông VNCH đã có hảo ý tặng cho Viện Đại Học Cần thơ hai con trâu sữa Murrah gốc Ấn Độ để dùng cho sinh viên chăn nuôi thú y thực tập. Có lẽ vào thời đó, đây là hai con trâu sữa gốc Ấn Độ đầu tiên có mặt tại vùng Hậu Giang.
SỮA TRÂU TRÊN THẾ GIỚI
Nói chung, sữa bò dẫn đầu với 86% sản lượng sữa trên thế giới, tiếp theo là sữa trâu chiếm 5%, phần còn lại là sữa dê cừu và sữa lạc đà, v.v....
Tại Ấn Độ, 60% sữa tiêu thụ là sữa trâu.
Tuy giá của sữa trâu đắt hơn giá của sữa bò, nhưng sữa trâu vẫn được người dân Ấn Độ ưa chuộng vì nó có rất nhiều chất béo, có tỉ lệ chất khô (solids) cao, và có hương vị thật đậm đà, uống tới đâu ngon tới đó.
Tại Ai Cập, vì nhu cầu về sữa trâu quá cao trên thị trường, nên đã thôi thúc các nhà chăn nuôi ham lợi nhuận đem bán hầu hết phần lớn sữa trâu cái có thể sản xuất ra được.
Tệ nạn nầy đã đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng ở nghé con và hậu quả là tử suất cao.
Tại Bắc Mỹ, sữa trâu và fromage vẫn còn là những mặt hàng ít được biết đến.
SO SÁNH SỮA TRÂU VÀ SỮA BÒ
Sữa trâu có vẻ sệt hơn sữa bò, vì có chứa tới 16% chất khô trong khi sữa bò chỉ có 12%-14% chất khô.
Sữa trâu chứa trên 7% chất béo tức là 50-60% nhiều hơn so với sữa bò.
Riêng phần mỡ sữa (butterfat) của sữa trâu là 6,4% trong khi sữa bò chỉ có từ 3% đến 4,5% mà thôi.
Sữa trâu chứa ít cholesterol (0,65mg/g) nghĩa là ít hơn sữa bò có tới 3,14mg/g cholesterol.
Sữa trâu chứa nhiều protein, casein, albumin, globulin hơn sữa bò.
Hiệu năng protein (PER, Protein efficiency ratio) của sữa trâu là 2,74 trong khi sữa bò là 2,49.
Tỉ lệ protein trong sữa trâu cao hơn sữa bò đến 11,42%.
Chất khoáng của sữa trâu hơi giống với sữa bò, ngoại trừ phosphorus của sữa trâu cao gấp hai lần sữa bò.
Sữa trâu thiếu sắc tố caroten còn gọi là tiền vitamin A, cho nên sữa trâu có màu trắng hơn sữa bò thường có màu hơi vàng vàng.
Tuy chứa ít caroten nhưng sữa trâu vẫn có một tỉ lệ vitamin A khá cao không thua gì sữa bò. Lý do là ở trâu, tất cả caroten của thực vật ăn vào đều được chuyển hết ra thành vitamin A để đưa vào sữa.
Sữa trâu và sữa bò rất tương tợ nhau về mặt vitamin B complex và vitamin C, nhưng sữa trâu có khuynh hướng chứa ít riboflavin hơn sữa bò.
Sữa bò có crème màu vàng lợt và mỡ vàng sậm, sữa trâu thì trắng hơn sữa bò một cách thật rõ rệt.
Qua cách hấp khữ trùng ở nhiệt độ cực cao UHT (ultra hight temperature), sữa trâu và phần crème vẫn trắng, sữa lại có vẻ sệt hơn nhờ vào số lượng lớn Ca và Phoshorus được chuyển hóa ra thành dạng keo (colloidal form).
Sữa trâu rất thích hợp để làm chất trắng (whitener), dùng pha vào trà hay cà phê.
KẾT LUẬN
Sản lượng sữa trâu trên thế giới được ước lượng vào khoảng 80 triệu tấn.
Ấn Độ và Pakistan dẫn đầu với trên 70 triệu tấn sữa trâu đã được sản xuất năm 2005, tương đương 90% sản lượng sữa trâu trên thế giới.
Ngày nay, sữa trâu bắt đầu được nhiều quốc gia chú ý đến.
Tiềm năng của trâu sữa quả thật rất lớn. Các nhà chuyên môn trong lãnh vực thuốc thiên nhiên (naturopathie) đã hết lời ca ngợi sữa trâu như một loại thức uống mang nhiều tính năng phòng trị được nhiều bệnh tật như: bệnh hen suyễn (asthme), bệnh tiêu chảy do trực tràng bị kích thích (colon irritable), bệnh dị ứng, các bệnh ngoài da như bệnh eczema, bệnh vẩy nến (psoriasis), v.v...
Nhưng chúng ta nên thận trọng, vì có lẽ đây chỉ là…những lời quảng cáo mà thôi!
Chỉ có một điều chắc chắn là: sữa trâu là một nguồn protein vô cùng quý báu cho những dân tộc tại những quốc gia đang phát triển.
Vì thế, con trâu cần phải được chúng ta biết ơn nhiều hơn nữa./.
Tham khảo:
- Indian Dairy Industry. Buffalo milk vs Cow milk
http://www.indiadairy.com/info_buffalo_milk_vs.html#top
- Indian Dairy Industry. The water buffalo: New prospects for an underutilized animal
http://nzdl.sadl.uleth.ca/cgi-bin/library"e=d-00000-00---off-0garish--00-0--0-10-0---0---0prompt-10---4-------0-1l--11-en-50---20-about---00-0-1-00-0-0-11-1-0utfZz-8-00&a=d&c=garish&cl=CL2.1&d=HASH01d242dc3e08e1fdcf7343bb.5
- Buffalo milk from Britain
http://www.buffalomilk.co.uk/id20.htm
- Buffalo population and production in USA
http://ww2.netnitco.net/users/djligda/wbusa.htm
Montreal, Janv 26, 2009

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.