Thomas Keusters đã mua nhiều tấn gạo trong tháng Giêng, như ông ta đã làm vào mỗi năm trong suốt 3 năm qua, ông ta đã từng đứng đầu trong văn phòng của Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới (WFP) ở Cam Bốt.
Cơ quan WFP của Liên Hiệp Quốc đã giúp nuôi sống 1.8 triệu người Cam Bốt (trong số 13 triệu dân) qua việc cung cấp gạo cho người bệnh, trẻ mồ côi, nông dân nghèo, và trẻ em đói khát.
Năm trong số những nhà cung ứng cho ông ta - với một hợp đồng nổi bật tổng hợp cho 4,000 tấn gạo - đã đột ngột thiếu, không thể đảm bảo được giá gạo ở mức ($390/tấn) như đã hứa với WFP. Họ chịu bị phạt 5% trái phiếu hoàn thành và rút ra khỏi sự giao dịch.
Keusters và nhóm 90 người Cam Bốt và nhân viên quốc tế đã liên lạc với những nhà môi giới gạo. Nhưng các hồi báo đều ở mức $620/tấn, hầu như gấp đôi với ngân sách của họ. "Chúng tôi không thể sống với giá cả như vậy," ông ta nói.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) thường mua nhiều hàng hóa trong khả năng có thể tại quốc gia mà họ phân phối - để khuyến khích nông nghiệp địa phương. Nhưng họ sẽ mua thực phẩm bên ngoài quốc gia được phân phối nếu giá cả hấp dẫn hơn, hay nếu việc mua quá nhiều trong một quốc gia sẽ làm gánh nặng cho thị trường. Chẳng hạn, nếu Kenya trải qua cơn mất mùa và giá bắp lên cao, WFP sẽ mua thực phẩm ở Uganda nơi mùa màng khá và giá cả rẻ hơn. Ngay cả khi không có khủng hoảng, nơi nào có giá hài lòng thì WFP sẽ mua thực phẩm ở nơi đó. Thực tế, Uganda bán cho WFP 210,000 tấn ngũ cốc trong năm vừa rồi - được phân phối khắp vùng Đại Hồ ở Phi Châu.
Nhưng sự gia tăng việc cấm xuất cảng đang tạo ra căng thẳng mới cho hệ thống WFP. Ai Cập, Ấn Độ, Cam Bốt, và Guinea đã cấm tất cả việc xuất cảng gạo và các sản phẩm khác. Pakistan và Kazakhstan đã cấm xuất cảng lúa mạch, và Nga tăng thuế trên lúa mạch xuất cảng tới 40%. Trung Quốc, Ba Tây, Á Căn Đình và Việt Nam tất cả đều đặt thêm giới hạn vào việc doanh nghiệp xuất cảng.
Đôi khi, dĩ nhiên, các giải pháp thì đau đớn. Như trường hợp ở Cam Bốt, nơi cuối cùng, quyết định về việc hoạch định ngân sách, của WFP cho chương trình thực phẩm học đường, đã bị đình hoãn.
Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là 1,344 trường học tham gia tại 12 tỉnh nông thôn, nơi mà cho đến năm nay đã được cung ứng bửa ăn sáng với cơm, cá hộp và đậu vào lúc 6:30 sáng hằng ngày cho chừng 450,000 học sinh, đã đình chỉ việc cung ứng các bữa ăn. Tại các nơi khác như Kenya và Tajikistan, chương trình thực phẩm học đường của WFP đang bị cắt xuống một nửa.
Chương trình thực phẩm (WFP) của Liên Hiệp Quốc chi ra gần 3 tỉ đô la một năm để nuôi sống chừng 73 triệu người tại 80 nước khắp thế giới. Tháng vừa qua, ngân hàng World Bank cảnh báo rằng cơn khủng hoảng lương thực hiện nay sẽ đẩy thêm 100 triệu người vào cơn đói nghiêm trọng.
Theo Ủy ban Mậu dịch Hứa phiếu Hàng hóa Mỹ, giá gạo trong 12 tháng qua đã lên 122%. Đối với lúa mạch, mức gia tăng là 95%; đối với đậu nành là 83%, và bắp là 66%.
Chương Trình Thực Phẩm Quốc Tế đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp, tuyên bố rằng họ cần hơn $500 triệu đô la chỉ để bù lại chi phí giá thực phẩm trợ cấp gia tăng. Tất cả thiếu hụt hiện nay là $750 triệu đô la.