Bạn,
Theo ghi nhận của các chuyên viên khí tượng, thủy văn VN, mùa khô năm 2008 tại miền Tây Nam phần sẽ vô cùng khắc nghiệt. Nngoài hiện tượngg thời tiết sẽ nắng nóng nhất trong 10 năm gần đây, năm 2008 được dự báo là năm có lượng mưa ít hơn trung bình nhiều năm và nguy cơ cháy rừng rất cao. Chính vì thế mà mới vào đầu tháng 4, đã có hàng ngàn hécta rừng ở miền Tây ở vào mức báo động cháy cấp 5, cấp vô cùng nguy hiểm. Báo Thanh Niên ghi nhận về nguy cơ này như sau,
Tại An Giang, do năm nay đúng vào thời kỳ tháo nước mùa khô rừng tràm đồng bằng nên ngoài việc quán xuyến hơn 15,000 hécta đất rừng như trước, các cơ quan chức năng còn gánh thêm trách nhiệm bảo vệ cháy 900ha rừng tràm ngập nước Trà Sư. Còn tại Vườn "quốc gia Tràm Chim", năm nay rơi đúng vào thời điểm tháo nước mùa khô tại khu A1 nên 100% diện tích ở đây đã đạt báo cháy cấp V.Vùng đệm "Vườn Quốc gia U Minh Hạ" ( Cà Mau), đã 2 tháng nay người dân tổ chức trực 24/24 ở những chòi canh lửa. Họ không được quyền lơ là cho dù trời nóng bức.Nếu như ở An Giang phải gánh thêm trên 400 hécta đất trồng tràm tự phát vừa thiếu hệ thống kỹ thuật an toàn cháy vừa lại thiếu sự quan tâm của các chủ rừng do cây tràm rớt giá... thì tại khu Tràm Chim lại "nóng" lên với những vụ tranh chấp đất đai và nạn đột nhập vào rừng săn bắt. Nói chung, các địa phương có rừng, trước nguy cơ cháy do khô hạn kéo dài, lãnh đạo nơi đây như ngồi trên đống lửa.
Phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô ở đồng bằng sông Cửu Long như câu chuyện đến hẹn lại lên. Tại hai huyện miền núi An Giang là Tri Tôn và Tịnh Biên nơi có đến gần 9.000ha rừng đồi núi thì phương tiện chữa cháy chủ lực của lực lượng kiểm lâm là những chiếc can nhựa chứa nước. Theo đó mỗi chốt được phân bổ từ 200-300 can để khi có cháy dùng dập lửa. Tuy nhiên, theo xác nhận của ngành kiểm lâm, thiết bị này chỉ có hiệu quả trong tình huống cháy nhỏ...Trong khi đó, tuy có đìa mương, bao quanh, nhưng do khoảng cách giữa vùng ruột của các tiểu khu tại Tràm Chim với nguồn nước là cả cây số nên nước xa rất khó cứu được lửa gần, nếu xảy ra cháy tại các nơi này. Không chỉ gặp khó với phương tiện, mà tại nhiều địa phương, công tác phòng cháy chữa cháy được "khoán trắng" cho ngành kiểm lâm. Trường hợp rừng tràm tự phát ở xã Vĩnh Phước nói trên là điển hình. Không nằm trong quy hoạch đất rừng, nhưng tại đây lại xuất hiện trên 400ha đất trồng tràm. Không tuân theo thiết kế an toàn phòng cháy chữa cháy, không chăm sóc, bảo quản vào mùa khô, thậm chí khi xảy ra tai họa, cơ quan chức năng nhiều lần "mời" cũng không đến. Trong khi đó tại ràm Chim, sự phối hợp chữa cháy với các lực lượng chức năng địa phương tuy được tỉnh nhiều lần "hâm nóng" nhưng vẫn chưa phát huy hiệu quả.
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, nắng hạn gay gắt làm cho nước tại các kênh rạch trong vùng ngọt cạn kiệt. Trong khi đó, triều biển Tây đang dâng lên đã đẩy nước mặn sâu vào đất liền. Nhiều nơi ở miền Tây Nam phần nước mặn xâm nhập đã hoành hành đời sống và sản xuất của cư dân...