Hôm nay,  

Bauxite Và Trọng Điểm Chiến Lược Cao Nguyên

4/16/200900:00:00(View: 7406)

Bauxite và Trọng Điểm Chiến Lược Cao Nguyên

Cựu TT Lữ Lan
Về tầm quan trọng của vị thế chiến lược Cao Nguyên Trung Phần.
Khởi đi từ quan niệm cổ xưa của các binh gia qua mọi thời đại, cấp chỉ huy nào ở ngoài chiến trường, cũng mau tìm chiếm nơi cao địa để dành lấy thế thượng phong.  Điều đó đã trở thành một quy luật chung cho mọi chiến lược gia Đông, Tây, Kim, Cổ.
Do quan niệm đó, vị thế chiến lược của cao nguyên Trung phần Việt Nam xưa nay vẫn đóng một vai trò quyết định trong mọi hành động quân sự.  Quyết định trong cả thế công cũng như thế thủ, trong thể loại chiến tranh du kích cũng như trong thể loại chiến tranh vận động.
Từ đầu thế kỷ 20, rồi trong suốt cuộc chiến Đông Dương (1946/1954) cho đến chiến tranh Việt Nam (1960/1975), câu nói đầu môi của cấp bộ lãnh đạo chiến tranh là: ai kiểm soát được cao nguyên, người đó dành được thế chủ động trong trận địa toàn miền Nam.  Một bằng chứng lịch sử đã xác nhận điều đó: tháng 3 năm 1975, Bắc cộng đã huy động 12 sư đoàn dã chiến quyết tâm dứt điểm Ban Mê Thuột của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).  Tiếp sau đó, các tỉnh duyên hải, từ Phú Yên đến Phan Rang tiếp nối nhau thất thủ như một loạt domino.  
Nay Trung Cộng được quyền khai thác những quặng mõ bauxite trên một diện tích được coi là bóc đi 2 phần 3 diện tích rừng ở Lâm Đồng và Dakrong thì Trung cộng sẽ làm được gì về mặt quân sự và quốc phòng"
Đây là một biến cố vô cùng trọng đại đối với sự tồn vong của Việt Nam.  Trước hết, phóng tầm nhìn suốt chiều dài lịch sử Việt Nam từ nghìn xưa, Trung quốc chưa bao giờ buông bỏ mưu đồ hãm hại dân tộc Việt Nam và xâm chiếm nước ta.
Đối với một quân nhân có chút cảm quan chiến lược do bởi kinh nghiệm sống và chiến đấu ở Cao Nguyên Trung phần trong nhiều năm giữ chức vụ chỉ huy Quân Đoàn II cũng như Sư Đoàn 23 trước đó, tôi nghĩ rằng giá trị chiến lược của Cao Nguyên Lạng Biên và Daclac vượt xa mọi giá trị vật chất của quặng mõ bauxite đang được khai quật lên.  Nói cách khác, mấy triệu tấn nhôm được  khai thác chế biến sau này bán cho Trung quốc chẳng đáng giá gì so với việc nhập cư một nhân số ngoại lai đông đúc không rõ xuất xứ, vào một địa bàn yết hầu của trận địa chủ yếu trong cuộc phòng thủ Cao Nguyên Trung phần.
Đọc quân sử, không ai lạ gì các mưu đồ “đạo quân thứ 5”,  nội công ngoại kích, chuyện “Con Ngựa Thành Troie” cực kỳ khốn nạn.  Đó là chưa nói đến tác hại lâu đời của bauxite.  Vốn là một loại quặng để biến chế thằnh nhôm qua 2 đợt.  Đợt 1, khi khai quật ra khỏi lòng đất , nghiã là bóc gở lớp đất hoa màu ở trên từ 1 đến 4 thước, nó trở thành một độc chất vô cùng nguy hại hiện chưa ai tìm được phương thức khử độc.  Chính do vậy mà thế giới chỉ khai thác những vùng xa xôi, hẽo lánh, không có cư dân và hoa màu.  Trung quốc cũng có khá nhiều mỏ bauxite, nhưng sợ đầu độc môi sinh nên không dám khai thác.
Thêm nữa, bauxite bốc lên phải dùng một lượng nước khổng lồ để rửa sạch trước khi biến chế sang đợt 2.  Nước rửa này gọi là bùn đỏ (red sludge) cùng với bụi đỏ trong không khí là một độc chất, chảy tới đâu huỹ hoại mùa màng, giết chết muông thú, nhiễm độc suối nguồn vô thời hạn.
Tại Ba Tây và Úc châu, người ta tìm ra những khu lòng chảo, núi đá bao bọc, địa chất đất sét không thấm rỉ ra ngoài và dùng ống bê tong bơm bùn đỏ vào một vùng cô lập hoang vu, chứa tại đó cho đến khi nào khoa học tìm ra được phương thức khử độc.  Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, khai thác bauxite ở Daknong là vùng đầu nguồn của các nhánh sông Krong Ana, Đồng Nai chảy nhập về sông Saigon,  các nhánh sông Bé, sông La Ngà, sông Vàm Cỏ chảy về miền Đông và châu thổ Nam phần.  Nghĩ cho cùng, phải chăng đây là một thâm ý hãm hại lâu dài nòi giống Việt Nam!
Trong lúc này, các sản phẩm Cà Phê, Trà, Tiêu, Cao Su v.v.. là những loại phẩm chất có tiếng trên thế giới, sẽ nhường chỗ cho một loại cỏ dại dị tướng chưa hề thấy mọc lên sau đó.


Trở lại vấn đề giá trị chiến lược của Cao Nguyên Trung phần.  Đây là một kỳ quan chiến lược Trời Đất đã phú cho Việt Nam, một sự cấu tạo vô cùng tinh xảo của tạo hóa.  Như một thành trì thiên nhiên bao gồm năm tỉnh hạt ở cao độ trung bình 1200 thước trên mặt biển, được bao bọc về hướng Đông bởi một bình nguyên duyên hải phì nhiêu, một hệ thống sông Ba Ngòi chảy vào một hải cảng thiên nhiên.  Đó là Vịnh Cam Ranh với đầy đủ các điều kiện và lợi thế của một quân cảng chiến lược thủy bộ mà bao cường quốc Đông Tây đã ngấp nghé dòm ngó và đã có cơ hội sử dụng từ đầu thế kỷ 20.  Như trường hợp của hạm đội Thái Bình Dương của Hoàng gia Nga, dưới quyền thủy sư Đô Đốc Nebogatov đã được Toàn Quyền Pháp ở Đông Dương cho cập bến Cam Ranh sau một cuộc hải hành 18 ngàn hải lý từ Bắc Hải đến đây để tái tiếp tế than, dầu, và nước ngọt trước khi lên đường đến Hoàng Hải để giao tranh với hải quân Phù Tang ngày 27-5-1905.  Bộ Thuộc Địa và Bộ Chiến Tranh của Pháp quốc đã từng vận động ngân sách để chấn hưng Cam Ranh thành một căn cứ hùng mạnh ở Đông Nam Á.  Kế hoạch chưa kịp thực hiện thì Đệ Nhị Thế Chiến đã xảy ra.  Trong tiến trình thống lãnh Đông Nam Á, hải quân Nhật Bản đã điều động chiến hạm đến neo trong Vịnh, thiết trí một hệ thống lưới thép ngầm để ngăn chống tàu ngầm địch len lõi vào trong vịnh.  Đại bác tầm xa cũng được gắn trong nhiều lô cốt kiên cố để chống trả mọi tấn công.
Trong chiến tranh Việt Nam vừa qua, quân lực Hoa Kỳ cũng đã canh tân, thiết bị cho Cam Ranh đủ tiện nghi của một quân cảng kể cả một phi đạo cho phản lực cơ dài 2 dặm.  Khi quân Mỹ triệt thoái và chiến tranh Việt Nam chấm dứt, đến lượt Nga Sô thương lượng với Hà Nội muốn thuê Cam Ranh dài hạn để làm căn cứ hải quân ở Thái Bình Dương, thay thế cho Vladivostok ở  Tây Bá Lợi Á bất tiện vì tù túng trong biển Nhật Bản và khí hậu mùa Đông khắc nghiệt.  Nhưng kế hoạch trên bất thành vì Sô Viết toàn cầu tan hàng, rả ngũ.  Hơn nữa, dễ gì Trung cộng để một sự việc như vậy xãy ra.
Ngày nay, Trung cộng đang ở cao điểm bành trướng thế lực ở Đông Nam Á như Nhật Bản trong Đệ Nhị Thế Chiến, lẻ nào không dòm ngó Cam Ranh"  Đã ngang nhiên gom hết tất cả các hải đảo nằm giữa bán đảo Đông Dương và Phi Luật Tân làm đặc khu kinh tế của Trung cộng và thọc sâu xuống tận hải phận của Mã Lai Á và Nam Dương, tất nhiên cần có một cứ điểm song hành để bảo vệ cạnh sườn phía Tây.  Đông Dương là trọng điểm chiến lược của Đông Nam Á.  Và Cao Nguyên Trung phần là trọng điểm của Đông Dương.
Đó là lý do vì sao Trung cộng đã dồn áp lực hối thúc ký nhanh hiệp ước bauxite.  Có những nguồn tin xuất phát từ thượng tầng của Mặt Trận Tổ Quốc thì thầm về những lời đe dọa của Trung quốc đối với Đảng, và mua chuộc đối với nhà nước Việt Nam.  Cao nguyên chính là mục tiêu.  Bauxite chỉ là cái cớ.  Trung cộng đã vồ được một mối “nhất cử lưỡng tiện”.  Chỉ có Việt Nam là mọi bề thua lỗ.  Đang gặp hoàn cảnh kinh tế suy sụp, toàn bộ đồn điền cao nguyên phen này tiêu vong đời đời.
Cộng Sản Việt Nam có thể làm gì để chống lại mưu đồ Trung cộng"
Tối thiểu và cấp kỳ là nhà nước cộng sản Việt Nam phải bày tỏ thái độ ngay trước khi quá muộn.  Bày tỏ thái độ để cho khói ASEAN lên tiếng phản kháng Trung quốc.  Không gây hấn, nhưng tiếp đến là phải bày quân bố trí các địa thế xung yếu ở Cao Nguyên để nói lên rằng nếu Trung quốc quá lộng hành, ắt phải có phản ứng, có phản ứng tất nhiên Liên Hiệp Quốc phải lưu ý, và các nước ASEAN phải quan tâm.
Không lẽ “quân đội nhân dân anh hùng” từ nửa thế kỷ nay, với quân số hơn một triệu, cảnh sát công an thêm một triệu tay súng, lại cam tâm quỳ mẹp trước gót giày của quân cướp nước"  Hãy noi gương của hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở Hoàng Sa năm 1974, đánh một trận để lưu danh muôn thuở.
Cao Nguyên và Cam Ranh là thành trì thiên nhiên của Đông Nam Á, hãy tích cực xây dựng công sự phòng ngự để tự vệ.  Chết vinh là ở đó mà Sống nhục cũng là ở đó.
Trong quá trình chi phối toàn bộ chính trị kinh tế quân sự của Trung quốc đối với Việt Nam trong mấy thập niên qua, nhân dân Việt Nam đã sẳn sàng câu trả lời:
Hồ Cẩm Đào nói “Láng giềng hữu  nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai”.
Nhân dân Việt Nam đã đáp lại: Láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, lấn biển lâu dài, thôn tính tương lai.
Hãy biến Đông Dương thành nấm mồ chôn quân xâm lược để cứu nguy giống nòi và đất nước Việt Nam.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.