Hôm nay,  

Seattle: Thuyết Trình Về Lộ Trình Dân Chủ Hóa Việt Nam

09/09/200800:00:00(Xem: 5387)

Các diễn giả trong buổi thuyết trình và thảo luận về đề tài "dân chủ" tại Thư viện Columbia, Rainier Ave. South ngày 30/8/2008.

Từ trái qua phải: GS Đoàn Viết Hoạt, LS Trần Thanh Hiệp và Ông Nguyễn Trúc. (Photo: Bia Miệng)

SEATTLE, Wash. - Nhằm mục đích "thảo luận và đề xuất sáng kiến về vai trò của Cộng Đồng Hải Ngoại trong việc Dân Chủ Hóa Việt Nam," Trung Tâm Nghiên Cứu Tư Tưởng Dân Chủ Nhóm Tây Bắc Mỹ British Columbia, Washington, Oregon đã tổ chức một buổi sinh hoạt "Học Hội Dân Chủ" tại Columbia Library, 4721 Rainier Ave. South, Seattle, WA 98118, từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều Thứ Bảy, 30/08/2008.

Khoảng trên 60 đại diện các tổ chức, cộng đồng, hội đoàn, báo chí và quan khách quan tâm đến thời cuộc đã đến dự buổi thuyết trình của hai diễn giả đến từ phương xa là Luật Sư Trần Thanh Hiệp, Chủ Tịch Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền tại Paris; Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Về Việt Nam tại Washington DC, USA; và một diễn giả địa phương là Kỹ Sư Nguyễn Trúc, Seattle, WA.

Vào lúc 10 giờ 30, Ông Vũ Thành Sử, Điều Hợp Viên thay mặt Ban Tổ Chức chào mừng quan khách, nói lời mở đầu giới thiệu chương trình buổi sinh hoạt với các diễn giả. Sau đó buổi thuyết trình bắt đầu bằng nghi thức khai mạc, chào quốc kỳ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và phút mặc niệm. Tiếp theo là phần giới thiệu quan khách.

Trước tiên, diễn giả Luật Sư Trần Thanh Hiệp thuyết trình về đề tài "Chính Thống Dân Chủ và Dân Chủ Chính Thống". Chủ đề này cũng đã được Luật Sư Hiệp thuyết trình cách nay mấy tháng tại Hội Trường Chùa Cổ Lâm, Seattle.

Theo lời diễn giả, Ông đã từ Paris, Pháp Quốc, Mỹ du lần này là lần thứ sáu, để nói chuyện về Dân Chủ. Ông định nghĩa "Chính Thống Dân Chủ và Dân Chủ Chính Thống, " và dân chủ qua các thời đại từ thời trước đến nay. Theo Luật Sư Trần Thanh Hiệp thì Việt Nam Cộng Hòa đã có dân chủ, nhưng dân chủ còn hạn chế. Tuy nhiên Luật Sư Hiệp nói rằng sở dĩ dân chủ hạn chế vì lúc đó đất nước có chiến tranh  nên phải hạn chế một ít quyền dân chủ vì nhu cầu quốc phòng. Ngày nay dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản, Việt Nam thực sự không có dân chủ. Tóm lại, trong phần kết luận, Luật Sư Trần Thanh Hiệp muốn nói lên một ý chính là làm thế nào để có một nền dân chủ đích thực cho Việt Nam.

Diễn giả kế tiếp là Kỹ Sư Nguyễn Trúc, thuyết trình về đề tài: "Xã Hội Dân Sự và Vai Trò Xã Hội Dân Sự trong việc Dân Chủ Hóa Việt Nam". Theo chương trình thì Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt là diễn giả thứ hai nhưng Ban Tổ Chức xin được thay đổi để Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt sẽ thuyết trình vào buổi chiều.

Diễn giả Nguyễn Trúc là khuôn mặt trẻ trong thuyết trình đoàn, được giới thiệu là kỹ sư nhưng Ông xin được gọi là Nguyễn Trúc mà thôi. Vào phần thuyết trình, Ông và dẫn dắt cử tọa đi từ những ý tưởng dân chủ khởi nguồn từ thời xa xưa với các nhà hiền triết Hy Lạp đến các tổ chức xã hội dân sự phi chính quyền như hiện nay. Đó là các tổ chức từ thiện hìện đang hoạt động ở Việt Nam và hoạt động của các tổ chức này rất tác động đến chính quyền…

Buổi trưa, tạm nghỉ giải lao, quan khách được mời ăn trưa nhẹ do Ban Tổ Chức khoản đãi.

Trở lại hội trường vào buổi chiều, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt trình bày về đề tài: "Lộ Trình Hóa Dân Chủ Việt Nam". Xuất hiện trong sinh hoạt tranh đấu lần đầu tiên trên vùng Tây Bắc, Giáo Sư Hoạt với giọng nói rõ ràng, mạch lạc đã lôi cuốn cử tọa theo dõi về một chủ đề đang được đồng hương tỵ nạn quan tâm. Ông nói về "Lộ Trình Dân Chủ Hóa Việt Nam," và "Lộ Đồ Dân Chủ Hóa Việt Nam". Giáo Sư Hoạt cũng nói về những cuộc đấu tranh với Cộng Sản của đồng bào trong nước ngay từ khi Việt Cộng đánh chiếm Miền Nam, từ những năm 1975 đến 1980, và các cuộc nổi dậy đấu tranh này đã bị đàn áp dã man.

Vào khoảng 3 giờ chiều, phần cuối chương trình là "Thảo Luận và Đề Xuất Sáng Kiến: Vai Trò của Cộng Đồng Hải Ngoại trong việc Dân Chủ Hoá Việt Nam" do cả ba thuyết trình viên hiện diện và do Luật Sư Trần Thanh Hiệp điều hợp. Cho đến lúc này, trong hội trường vẫn còn tới 35 người ngồi tham dự cuộc thảo luận.

Ngoài phần giải đáp thắc mắc của cử tọa liên quan đến bài thuyết trình của mỗi diễn giả theo quy định của BTC, đây là phần sinh hoạt sôi động nhất với những thắc mắc, đóng góp ý kiến và phần trả lời của các diễn giả. Trong khi đề cập đến "Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại,"  Giáo Sư Hoạt nói rằng cộng đồng Việt Nam là một cộng đồng tỵ nạn, có căn cước "identity" tỵ nạn, nhưng trước đây, từ năm 1980 trở về trước là cộng đồng tỵ nạn, nhưng nay có nhiều thành phần khác đến như Hải Phòng và các nơi khác, cho nên chúng ta phải quên đi cái căn cước tỵ nạn, Giáo Sư Hoạt nói, "nếu còn giữ căn cước tỵ nạn là lạc hậu," quý vị ở đây đều là công dân Hoa Kỳ, tôi thì chưa có quốc tịch. Bây giờ chúng ta là công dân Mỹ, chúng ta tranh đấu như người Mỹ bằng lá phiếu sẽ đạt được kết quả.

Khi Giáo Sư Hoạt dứt lời, Ông Nguyễn Quốc Hùng, lập tức đã đứng dậy đóng góp ý kiến với Giáo Sư Hoạt. Ông Hùng nói: "Trước hết tôi cám ơn quý ông LS Trần thanh Hiệp, GS Đoàn Viết Hoạt và KS Nguyễn Trúc đã đến và thuyết trình về những đề tài về Dân Chủ Chính Thống, Xã Hội Dân Sự, Lộ Trình Hóa Dân Chủ Việt Nam và Lộ Đồ Dân chủ Hóa Việt Nam. Tiện đây tôi cũng xin nói rằng trong buổi hội thảo này, chúng ta đến nghe các vị này nói chuyện về những đề tài nêu trên, chứ không để chúng ta nêu những khó khăn và những phân hóa của sinh hoạt Cộng Đồng tại địa phương, để rồi được các thuyết trình viên giải quyết những vấn đề này thay cho chúng ta; các thuyết trình viên cũng không có nhiệm vụ để giải quyết những vấn đề của Cộng Đồng địa phương chúng ta. Lời phát biểu của GS Đoàn viết Hoạt kêu gọi hãy quên đi cái "căn cước tỵ nạn vì hiện nay cái căn cước tỵ nạn đã lạc hậu, chúng ta phải tiến đến một hình thức mới," là không đúng. Lý do, chúng tôi là những người tỵ nạn Cộng Sản thì bất cứ đang sống ở đâu và bất cứ vào thời điểm nào thì cũng vẫn là người tỵ nạn Cộng Sản. Tôi hiểu là giáo Sư muốn chúng tôi dùng cái quyền là một công dân của nước sở tại để yêu cầu Chính Phủ phải có một thái độ hay giải pháp nào đó đòi hỏi chính quyền CSVN phải trả lại Tự Do Dân Chủ cho Nhân Dân Việt Nam. Thế nhưng các Chính Quyền của các Quốc Gia chúng ta tạm dung họ có làm việc chúng ta muốn hay không thì còn tùy thuộc vào quyền lợi của quốc gia đó. Chúng tôi nhận định rằng, nếu chối bỏ cái "căn cước tỵ nạn cộng sản" của mình thì chúng tôi không thể có chính danh và quyết tâm đấu tranh đòi Tự Do Dân Chủ cho quê hương Việt Nam được. Nếu chúng tôi tranh đấu đòi Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam với tư cách là công dân của Hoa Kỳ thì cũng chỉ như tranh đấu đòi Tự Do, Dân Chủ cho các Quốc Gia khác vì quyền lợi của nước Mỹ mà thôi. Giáo Sư nói đến các thành phần di dân khác đến từ miền Bắc và Hải Phòng, theo tôi phải nói là tới 90% Người Việt hải ngoại  có liên quan đến "tỵ nạn cộng sản."

Khi Ông Nguyễn Quốc Hùng dứt lời, Ông Vũ Trung Bình cũng đứng lên góp lời, Ông Bình nói rằng Ông hoàn toàn đồng ý với lời phát biểu của Ông Hùng, vì nói đến "căn cước tỵ nạn" rất tế nhị, Ông nhớ trước đây có đọc một bài báo Việt Nam, thuật lại một Ông Quốc Gia Hành Chánh, mỗi khi đi làm về, Ông đứng ở ngoài đường tay cầm một tấm bảng nhắc nhở "Đừng bao giờ quên căn cước tỵ nạn," có người thấy vậy hỏi Ông làm như thế không sợ bị hại sao thì Ông trả lời Ông không sợ, vì nếu sợ thì còn làm gì được. Ông Vũ Trung Bình cũng nói với Ban Tổ Chức là sao không phổ biến Thư Mời trên  truyền thông báo chí để mọi người đến nghe đông hơn và với các đề tài thuyết trình như trên mà BTC đã không có in và phân phát để cử tọa tiện theo dõi.

Khi Ông Vũ Trung Bình dứt lời, Ông Bùi Quốc Hùng dơ tay xin góp ý. Ông Hùng ngỏ lời cảm tạ quý thuyết trình viên đã đến đây thuyết trình các đề tài hữu ích. Sau đó Ông nói: " Thưa Giáo Sư, lời nói của Giáo Sư về "Căn cước tỵ nạn" đã làm buồn phiền chúng tôi tại hội trường này hôm nay. Cộng Đồng Việt Nam ở hải ngoại là 'Cộng Đồng tỵ nạn,' nếu không có tư cách đó thì chúng ta không có lý do nào để được ở đây. Khi nói đến 'Cộng đồng tỵ nạn,' là chúng ta nói đến cái chung, còn những người ở Hải Phòng hay các thành phần khác cũng vậy, nếu họ đến đây vì'Tha phương cầu thực' hay vì lý do kinh tế thì ai cho họ nhập. Vậy tại sao lại phải đề cập đến 'Căn cước tỵ nạn,' hay không tỵ nạn khi mà chúng phải dồn mọi nỗ lực để tranh đấu tự do dân chủ cho Việt Nam. Trong phần thuyết trình, Giáo Sư có nói đến những cuộc đấu tranh của đồng bào ở Việt Nam sau khi Cộng Sản chiếm Miền Nam. Giáo Sư nói rằng sinh viên của Giáo Sư đòi ra bưng chiến đấu, Giáo sư bảo các sinh viên này rằng 'trước đây một triệu quân Việt Nam Cộng Hoà còn thua'. Nói như thế không đúng. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã không thể chiến đấu khi không có tiếp vận. Là Sĩ Quan Tham Mưu Tiếp Vận, Bộ TTM/TCTV, chúng tôi đã ra chiến trường để duyệt xét tình trạng tiếp vận tại chỗ, súng không có đạn. Nói 'Quân Lực Việt Nam thua' không đúng và Giáo Sư đã làm buồn lòng chúng tôi." Sau đó Ông Hùng xoay người chỉ vào một dãy ghế hình thước thợ dựa lưng vô tường với 7 người đang ngồi nghe cuộc thảo luận, Ông Bùi Quốc Hùng nói tiếp: " Đằng sau là anh em chúng tôi, chúng tôi đã chiến đấu trong suốt cuộc chiến, đều đi tù và sang đây dưới danh nghĩa tỵ nạn. QLVNCH đâu có thua trong trận Mậu Thân năm 68 khi phải chiến đấu bằng vũ khí cũ chỉ bằng súng carbin M-1 và súng Garant; năm 1972, với 4 Sư Đoàn, Cộng Quân cũng không đánh được Quân Đoàn I; và thị xã An Lộc bị Cộng Quân tấn công mỗi ngày bằng hàng chục ngàn đạn pháo mà QLVNCH đâu có thua. Tất cả chỉ vì những dàn xếp chính trị giữa các quốc gia trên thế giới vào bối cảnh lúc đó. Nói về tinh thần chiến đấu, đã có 200 ngàn người chết và một triệu người bị thương trong cuộc chiến.  Chúng tôi mong rằng khi đi thuyết trình, Giáo Sư nên cẩn trọng trong lời nói đừng làm đau lòng chúng tôi."

Trong phần trả lời, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt nói Ông vô cùng xúc động được nghe những lời phát biểu của các Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vũ Trung Bình và Bùi Quốc Hùng. Giáo Sư nói thực sự xúc động vì gia đình Giáo Sư có nhiều người thân đã bị Cộng Sản sát hại, Ông không có ý nói đến những vấn đề đã nêu, có lẽ vì trong cách trình bày của Ông không rõ ràng gây ngộ nhận. Trước khi dứt lời Giáo Sư Hoạt nói hai lần "Tôi thành thật xin lỗi".
Kế tục chương trình, diễn giả trẻ Nguyễn Trúc nói về những suy tư của Ông, khi vượt biên sang đây còn rất trẻ, và ngày ấy cách nay cũng đã mười mấy năm, Ông Trúc rất "mặc cảm " với danh từ "tỵ nạn," Ông Trúc nói Ông thấy rất khó khăn khi giao tiếp nếu mình nhận là người tỵ nạn, nhưng bây giờ Ông không còn "mặc cảm" như vậy nữa và Ông rất hãnh diện là người tỵ nạn; nhưng theo Ông nhận thấy, những bạn trẻ khác không phải là người tỵ nạn nên trong giao tiếp các bạn này sinh hoạt dễ dàng thoải mái hơn.

Một lần nữa, Ông Nguyễn Quốc Hùng góp ý. Ông nói : "Diễn giả Nguyễn Trúc nói  "mặc cảm"vì mình là người tỵ nạn, nhưng Diễn Giả có "mặc cảm" hay không tôi cũng không quan tâm, còn tôi là người tỵ nạn thì tôi vẫn cứ là người tỵ nạn, chả có gì phải "mặc cảm." Ông Nguyễn Trúc chối Ông không có nói "mặc cảm vì tỵ nạn," nhưng đasố cử tọa xác nhận Ông Trúc có nói.

Ông Hiếu, một trung niên, đóng góp ý kiến, Ông nói rằng khi chúng ta không nói tới "căn cước tỵ nạn" thì không phải chúng ta chối bỏ nhưng là chúng ta vươn tới tầm cao hơn và rộng hơn, nhưng tiếc thay Ông không giải thích cao hơn và rộng hơn như thế nào. Lập tức Giáo Sư Hoạt cảm ơn Ông Hiếu đã thay Giáo Sư nói lên những ý đó. Dĩ nhiên sự kiện này không được đồng tình của cử tọa vì với cương vị nào Ông Hiếu có thể nói thay GS. Đoàn Viết Hoạt"

Kế tiếp, còn vài ý kiến được nêu ra giữa các diễn giả và cử tọa nhưng cũng sắp hết giờ sử dụng hội trường.

Đồng hồ chỉ 4 giờ 45 phút chiều, Ông Vũ Thành Sử thay mặt BTC cám ơn các diễn giả và quan khách đã đến dự buổi sinh hoạt Học Hội Dân Chủ rồi tuyên bố bế mạc.

Một vị khách không rõ tên khi ra về có nói Giáo Sư Hoạt nói chuyện bên miền Đông cũng đã bị phản đối. Một vị thức giả khác xin miễn nêu tên nói rằng khi đi nghe nói chuyện xong thì chúng ta phải làm gì chứ chả lẽ nghe xong rồi về nhà lặng im vậy sao. Có vị nói rằng 33 năm qua rồi mà bây giờ còn nghiên cứu tư tưởng dân chủ gì nữa. Vậy chừng nào mới hành động"

Trước khi chia tay, BTC mời ba vị diễn giả và cử tọa cùng chụp hình kỷ niệm, và buổi sinh hoạt chấm dứt vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày.

Tường trình từ Vùng Tây Bắc. 01 Sept. 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Tại Trường Valley High School, 1801 S. Greenville St, Santa Ana, CA 92704, sáng Thứ Bảy ngày 13 tháng Tư năm 2024, Giám Sát Viên Quận Cam Vicente Sarmiento Địa hạt 2 và Phó Thị Trưởng Santa Ana cô Thái Việt Phan đã tổ chức Hội Chợ Y Tế và Thông Tin Quyền Lợi của Cộng đồng. Hội chợ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, quy tụ hàng trăm cư dân, đa số là người Mễ Tây Cơ, một số ít người Việt Nam và các sắc dân khác. Đúng 9 giờ 15, Giám Sát Viên Vicente Sarmiento, Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan và Dân Biểu Lou Correa cùng một số viên chức thành phố Santa Ana ra chào mừng mọi người. Giám Sát Viên Vicente Sarmiento nói, hôm nay tôi và Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan tổ chức Hội Chợ Y Tế và giới thiệu với Cộng đồng các dịch vụ giúp phục vụ mọi cư dân trong thành phố hữu hiệu hơn. Chúng tôi cũng chào mừng Dân biểu Lou Correa đã đến với chúng ta, chứng tỏ ông rất quan tâm đến đời sống cư dân chúng ta.
Tại Clara Studio 15138 Goldenwest Circle Thành Phố Westminster vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật, 14 tháng Tư năm 2024 Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng làm Hội trưởng đã tổ chức thành công Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 với chủ đề "QUÊ HƯƠNG và TÌNH MẸ." Điều hợp chương trình do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng và MC Hồng Vân. Mở đầu với nghi thức chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ thực hiện.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Ngày 14 tháng 4, năm 2024, văn thi sĩ Y Thy Võ Phú có buổi ra mắt tập truyện ngắn "Xóm Chài" và tập thơ "Nhật Ký 6/8 2023" của anh tại Mason District Government Center. Với hơn 150 thân hữu và bạn hữu đã đến tham dự buổi ra mắt sách của văn thi sĩ trẻ trong vùng Hoa Thịnh Đốn.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Medi-Cal hiện nay đang chăm sóc y tế cho khoảng 1/3 dân số California, đang đi đầu trong cuộc cách mạng y tế toàn dân ở nước Mỹ.
Sky River Casino hào hứng giới thiệu một loạt những chương trình khuyến mãi vô cùng kích thích vào Tháng Tư này, hứa hẹn một Mùa Xuân ngập tràn cơ hội vui đùa, kích thích, và trúng lớn. Thêm vào đó, Sky River Casino thật là hãnh diễn và kích thích loan báo việc vừa mới kết hợp với Đội Bóng Đá Sacramento Republic FC. Việc kết hợp này không chỉ nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm giải trí cho quý vị khách cũng như 'fan' mà còn nhằm vinh danh và hỗ trợ di sản phong phú của Bộ tộc Wilton Rancheria và sự kết nối có từ thời tiên tổ của Bộ tộc với vùng Sacramento.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.