Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Việt Nam: Nguyễn Tấn Dũng Sau Chuyến Đi Mỹ

27/06/200800:00:00(Xem: 8515)
Hoa Thịnh Đốn - Kết qủa  cuộc họp với Tổng thống George W. Bush và các thỏa hiệp về kinh tế-thương mại, tài chính, giáo dục và khoa học trong chuyến đi của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nhà nước Cộng sản Việt Nam, tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn trong ba ngày 23, 24 và 25 tháng 6 (2008),đã đưa Hoa  Kỳ và Việt Nam xich  lại gần nhau hơn bao giờ hết, kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995.

Nhưng tình trạng nhân quyền và các quyền tự do chưa được bình thường tại Việt Nam, cũng như việc Hoa Kỳ chưa chịu nhìn nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và chỉ  đồng ý tiếp tục nghiên cứu yêu cầu của Việt Nam  xin được hưởng quy chế Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (U.S. Generalized System of Preferences (GSP) Program) vẫn còn là những lực cản mà Việt Nam  phải vượt qua trong tương lai.

Theo một Thông cáo của Tòa Bạch Ốc phổ biến sau buổi gặp gỡ Bush-Dũng hôm 24-6 (08) thì hai bên đã thảo luận về sự hợp tác kinh tế, giáo dục, năng lượng, sự thay đổi của thời tiết, các vấn đề nước láng giềng với Việt Nam và tình hình của khu vực.

Vấn đề tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam và lính Cộng sản mất tích trên chiến trường Việt-Miên-Lào, cũng như sự hợp tác của Hoa Kỳ trong các chương trình nhân đạo và y tế cũng được đề cập tại phiên họp này và cuộc họp riêng giữa Dũng và Bộ trường Quốc phòng Robert Gates.

Phiá Việt Nam, theo lời tuyên bố của Dũng với Báo chí có mặt tại Tòa Bạch Ốc thì hai bên đã đồng ý:

1. Thiết lập cơ chế đối thoại mới của các quan chức cấp cao hai bên về các vấn đề chiến lược về kinh tế, giáo dục, môi trường, khoa học, quốc phòng, an ninh. Tổng thống Bush tái khẳng định ủng hộ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

2. Tổng thống Bush khẳng định Hoa Kỳ đang xem xét tích cực đề nghị của Việt Nam được tham gia chương trình Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) và ghi nhận đề nghị của Việt Nam về việc Hoa Kỳ công nhận Quy chế Kinh tế Thị trường. Hoa Kỳ khẳng định đang xem xét nhập khẩu hoa quả từ Việt Nam, trước mắt là nhập khẩu quả thanh long. Hai bên cũng thoả thuận sẽ khởi động đàm phán Hiệp định Đầu tư Song phương (BIT).

3. Hai bên thoả thuận sẽ thành lập một Nhóm Đặc trách Giáo dục Cấp cao để thúc đẩy có hiệu quả về hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

4. Hai bên nhất trí thành lập một Tiểu ban mới để giúp Việt Nam nghiên cứu đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

5. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại như: tìm kiếm MIA (lính Mỹ mất tích) , tháo gỡ bom mìn, khắc phục hậu quả chất độc da cam, tìm kiếm người Việt Nam mất tích trong chiến tranh.

CÁC THỎA HIỆP CỤ THỂ

Cụ thể hơn, Dũng và Bộ trưởng Thương Mại Mỹ Carlos M. Gutierrez  đã chứng kiến lễ ký kết giữa các Công ty Alcoa và nhóm Kỹ nghệ hầm mỏ và than đá của Việt Nam để hợp tác khai thác kỹ nghệ đồng, nhôm. Cùng ký kết còn có thỏa hiệp trị gía 28 triệu Mỹ kim của công ty viễn thông Motorola; Công ty Sabre Holdings ở Texas ký giao kèo với Hãng Hàng Không Việt Nam  lo về dịch vụ hành khách, mua vé, đặt  chỗ qua hệ thống điện tử; Công ty SSA Marine nhận được giấy Chứng chỉ hợp tác bến cảng với Công ty Cái Lân của tỉnh Quảng Ninh và Hãng Gannon Việt Nam, chi nhánh của Gannon International ở St. Louis, Tiểu bang Missouri nhận được giấy phép làm bia tại tỉnh Long An.

Trong các cuộc họp với các nhà đầu tư và Tài chính - Ngân hàng của Mỹ, phái đòan Nguyễn Tấn Dũng đã được nghe đầy tai các lời khuyên phải kiềm chế lạm phát, kiểm soát gía cả trên thị trường, kiểm soát hàng nhập lậu, hàng gỉa, phải làm ăn minh bạch, phải công bằng trong các mặt thuê muớn đất đai, thuế khóa giữa các công ty Nhà nước và công ty nước ngoài ; cố gắng hơn nữa trong kế hoạch chống tham nhũng; chấm dứt nạn giấy tờ chồng chất, kéo dài thời gian cứu xét đơn hoạt động của các công ty nước ngoài; chấm dứt tệ nạn luật lệ chồng chéo, bất nhất, thay đổi liên miên để tạo sự ổn định và giữ vững niềm tin của các nhà đầu tư.

Riêng ông Alan Greespan, Cựu Chủ tịch Qũy Dự trữ  Trung ương Liên bang Mỹ  (Chairman of the United States Federal Reserve Board) đã khuyên Nguyễn Tấn Dũng phải kiên quyết kiềm chế nạn lạm phát, hiện đã lên cao hơn 25 phần trăm, và phải kiếm soát gắt gao việc chi tiêu để giữ vững nền kinh tế.  Ông Greenspan  thấy các biện pháp hiện nay của Việt Nam là hợp lý, nhưng ông cũng nói  thẳng cho Dũng biết rằng, nếu không khéo, Việt Nam có thể sa vào tình trạng khủng hỏang tài chính như  Thái Lan 10 năm trước đây.

Ông Greenspan là người nắm  trụ nền kinh tế Mỹ trong suốt 18 năm ở  chức vụ  Chủ tịch  Ngân hàng Trung ương, từ 1987 đến khi nghỉ hưu năm 2006,  nên Dũng đã xin gặp để "thọ giáo" trong cuộc họp ngày 23-6 (08).

Ông Greenspan cũng khuyến cáo Dũng phải kiểm soát chặt chẽ các Tổng Công ty của Nhà nước để không cho chi tiêu bừa bãi, đầu tư  dàn trải, vô định hướng và thiếu kế họach vững chắc, nếu không sẽ gây ra cuộc khủng hỏang kinh tế không kiểm soát được.

Tổng Công ty của Việt Nam là tập hợp của nhiều Công ty nhỏ của Nhà nước trước đây làm  ăn thua lỗ, nhưng không chịu cổ phần hoá hay dẹp bỏ.  Ban Giám đốc của các Tổng Công ty này cũng là những cán bộ, đảng viên Quản lý  của các Công ty nhỏ trước đây cấu kết với nhau để tiếp tục điều hành Công ty mới qua các dự án đầu tư lớn hơn để vay tiến của các Ngân hàng Nhà nước làm ăn. Nhưng theo các cuộc điều tra của Nhà nước và Quốc hội thì phần lớn các Tổng Công ty  cũng  vẫn  làm ăn thua lỗ, tiếp tục nợ nần, ăn hại ngân sách nhà nước.

Ngoài ra ông Greenspan cũng khuyên Dũng phải hạ thấp mức tăng trưởng nền kinh tề  xuống thấp  hơn 7% vừa được Quốc hội hạ xuống từ tiêu chí 8.5 % cho năm 2008, vì ông cho rằng mức 7% vẫn có thể gây ảo tưởng cho các nhà đầu tư.

NHÂN QUYỀN VÀ QUYỀN TỰ DO

Trước ngày Dũng gặp Tổng thống Bush, một số Dân biểu Hoa Kỳ và một số Tổ chức người Việt đòi dân chủ và nhân quyền cho Việt nam đã lên tiếng yêu cầu Tổng thống Bust đặt vấn đề với Nguyễn Tấn Dũng về việc Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền và hạn chế các quyền tự do căn bản, nhất là tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và hội họp.  Và nhằm giải tỏa áp lực , Tòa Bạch Ốc đã tiếp các đại diện người Việt để thảo luận những yêu cầu này.

Tuy nhiên, đối diện với Báo chí trong sau cuộc họp với Dũng, Tổng thống Bush chỉ nói vắn tắt : " Chúng tôi thảo luận về tự do -tôn giáo và tự do chính trị, và tôi nói với Thủ tướng rằng, tôi nghĩ  những bước đi mà chính phủ (của ông) đang thực hiện hướng tới tự do tôn giáo là việc  đáng ghi nhận. Và tôi hoan nghênh các cố gắng mà ông và chính phủ của ông đang làm." (We talked about freedom -- religious and political freedom, and I told the Prime Minister that I thought the strides that the government is making toward religious freedom is noteworthy. And I appreciated the efforts that he and his government are making.)

Về phía Dũng, không nói một lời nào về vấn đề này trước các nhà báo.

Tuy nhiên, chỉ ít phút sau cuộc họp  báo kết thúc, người Phát ngôn viên của Bộ ngọai giao Mỹ  lại công bố một bản văn ghi chi tiết về thành qủa của sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, Bộ Ngoại giao đã nói nhiều hơn ông Bush về vấn đề nhân quyền.

Người phát ngôn viết : " Việt Nam đã thực hiện một số tiến bộ về vấn đề  nhân quyền, đặc biệt trong việc nới rộng tự do tôn giáo, dù vẫn còn nhiều vấn đề  nghiêm trọng cần quan tâm.  Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn tích cực duy trì đối thoại về vấn đề nhân quyền, kể cả những cam kết sửa đổi Luật hình sự cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và cho phép các cơ quan báo chí (nước ngoài) được mở văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong cuộc thảo luận mới đây về nhân quyến diễn ra hồi tháng 5-2008  cũng  bao gồm cả việc thảo luận yêu cầu Việt Nam chấm dứt việc sử dụng "an ninh quốc gia" như ghi trong Điều 88, để bắt giữ những người chống đối vì các hoạt động được coi như  hợp pháp khi thực hiện quyền tự do phát biểu phù hợp  với các tiêu chuẩn quốc tế, và yêu cầu (Việt Nam) phóng thích tất cả các tù nhân chính trị, kể cả (hai Luật sư) Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Linh mục Nguyễn Văn Lý và hai Ký giả bị bắt hồi tháng 5 (của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ) vì đã có những bài viết về tình trạng tham nhũng của các viên chức nhà nước. Hoa Kỳ tiếp tục kêu gọI Việt Nam nới  rộng hơn các quyền tự do chính trị, và gia tăng hơn nữa quyền tự do tôn giáo."

(Vietnam has made some progress on its human rights record, particularly in expanding religious freedom, although serious concerns remain.  The United States and Vietnam maintain a constructive Bilateral Human Rights Dialogue, which included recent commitments to revise Vietnam's criminal code in conformity with international standards and to allow foreign news outlets to open offices in Ho Chi Minh City.  The most recent Human Rights Dialogue held in May 2008 also included discussions urging Vietnam to end its use of "national security" provisions such as Article 88, used to detain dissidents for activities considered legal acts of free speech under international norms, and to release all political prisoners, including Nguyen Van Dai, Le Thi Cong Nhan, Father Nguyen Van Ly and two journalists arrested in May for having reported on official corruption.  The United States continues to urge Vietnam to allow greater political freedoms and to make additional improvements on religious freedom.)

Ngạc nhiên hơn, vào chiều ngày 25-6 (08), sau khi Dũng đã rời Hoa Thịnh Đốn đi Texas, Tòa Bạch Ốc mới  phổ biến Bản  Tuyên bố chung giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về cuộc họp giữa Tổng thống Bush và Dũng. Trong tuyên bố này, vấn đề Nhân quyền được nêu ra chi tiết hơn.

Bản văn viết : " Hai nhà lãnh đạo ghi nhận sự lợi ích của một cuộc đối thoại công khai và thẳng thắn về các vấn đề liên quan đến nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Tổng thống Bush và Thủ tướng Dũng đồng ý về sự quan trọng của vấn đề thượng tôn luật pháp trong các xã hội tiến bộ, và Tổng thống Bush nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc cổ võ gia tăng  thực thi nhân quyền và tình trạng của những người có đạo và đồng bào thiểu số. Thủ tướng Dũng thông báo với Tổng thống Bush về chính sách và những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực này, và Tổng thống Bush ghi nhận thiện chí của Việt Nam và mong muốn thấy có tiến bộ hơn nữa. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 60 của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền, hai nhà lãnh đạo đã tái khẳng định cam kết của họ trong việc cổ võ và bảo đảm các quyền căn bản về nhân quyền và các quyền tự do khác."

(The two leaders noted the benefit of an open and candid dialogue on issues relating to human rights and fundamental freedoms.  President Bush and Prime Minister Dung agreed on the importance of the rule of law in modern societies, and President Bush underscored the importance of promoting improved human rights practices and conditions for religious believers and ethnic minorities.  Prime Minister Dung informed President Bush of the policies and efforts made by Vietnam in this area, and President Bush took note of Vietnam's efforts to date and encouraged further progress.  On the occasion of the 60th anniversary of the Universal Declaration on Human Rights, the two leaders reaffirmed their commitment to promoting and securing fundamental human rights and liberties.)

Như vậy, có gì khác biệt giữa lời tuyên bố về tình trạng nhân quyền của Việt Nam trong cuộc họp báo chiếu 24 và bản Tuyên bố chung của hai nước đưa ra ngày 25-6 " Tất nhiên là có vì Bản tuyên bố chung cũng chỉ nói đến các vấn đế "chung chung" về nhân quyền và các quyền tự do mà ai nghe cũng lọt tai. Ông Bush không yếu cầu Việt Nam thả các tù nhân chính trị, chấm dứt đàn áp những tiếng nói dân chủ và đấu tranh bất bạo động, hay đòi chấm dứt khống chế tự do tôn giáo đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất  và đồng bào dân tộc thiếu số theo đạo Tin lành trên Tây Nguyên và ở miền Thượng du Bắc việt.

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MIỄN THUẾ QUAN

Riêng trong vấn đề  Dũng yêu cầu Hoa Kỳ nhìn nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và xin được hưởng quy chế Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (U.S. Generalized System of Preferences (GSP) Program), Tổng thống Bush chỉ hứa sẽ nghiên cứu nghiêm chỉnh nhưng không có thời hạn.  Bởi vì việc này phải qua Quốc hội mà nước Mỹ  lại đang trong mùa vận động tranh cử Tổng thống và Quốc hội vào tháng 11 (08) nên hai yêu cầu này phải đợi, rất có thể  qua nhiệm kỳ Tổng thống mới.

Sở dĩ Việt Nam chưa được công nhận có đủ điều kiện của nền kinh tế thị trường vì Luật lệ của Việt Nam thay đồi liên miên làm xáo trộn công việc làm ăn của các nhà đầu tư. Nhà nước Việt Nam cũng chưa thì hành nghĩa vụ đối xử công bằng đối với các công ty nước ngoài so với các ưu đãi nhà nước dành cho các công ty trong nước trong việc thuê đất, mướn trụ sở, xây dựng xí nghiệp.  Sự chênh lệch về thuế khóa, cấp giấy phép, tình trạng tham nhũng, vòi vĩnh các nhà đầu tư phải đi cửa hậu để được chấp thuận đơn xin làm ăn là những điều làm khó chịu đối với các nhà đầu tư.

Ngoài ra hệ thống đường xá, bến cảng của Việt Nam còn lạc hậu và tình trạng công nhân vẫn do cán bộ nhà nước kiểm soát thường gây ra nhiều cuộc tranh chấp mà không có trọng tài công minh xét xử gây thiệt hại không nhỏ cho các công ty nước ngoài.

Riêng vấn đề xin hưởng quy chế miễn thuế nhập cảng vào Hoa Kỳ một số  hàng  sản xuất từ  Việt Nam  trong Chương trình "Thuế quan Phổ cập", cũng cần phải được Quốc hội xem xét.

Chương trình ưu đãi quan trọng này của Hoa Kỳ được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng trong Quốc hội cho phép từ năm 1974 và cho đến nay đã  dành ưu tiên cho khoảng 5,000 loại hàng hoá nhập vào nước Mỹ không phải đóng thuế nhằm mở rộng sự lựa chọn cho Kỹ nghệ và khách hàng Hoa Kỳ, đồng thời tạo cơ hội mở mang kinh tế tại các nước kém mở mang. (Congress created the U.S. GSP program in 1974, with broad bipartisan support, to expand the choices of American industry and consumers while creating economic opportunities in developing countries.)

Nhìn chung, chuyến đi Mỹ kỳ này của Nguyễn Tấn Dũng tuy đạt được nhiều thắng lợi kinh tế-thương mại, nhưng "lực cản" nhân quyền vẫn còn nằm đó, trong khi hai điểm mấu chốt của chuyến đi là muốn được nhìn nhận có nền kinh tế thị trường để được hưởng các quyền lợi kinh tế, thương mại của thế giới và được đưa nhiều loại hàng vào bán tại Mỹ mà không phải đóng thuế nhập nội  thì chưa đạt được.

Như vậy  liệu tương lai chính trị của Dũng ở Việt Nam có bị "xét lại" trong Hội nghị đảng giữa nhiệm kỳ khóa X được dự trù vào trước cuối năm nay  hay không cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nội bộ mà ngay đến Dũng cũng không kiểm soát được, nhất là sau khi  người đỡ đầu của Dũng là Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng, không còn nữa.  Nhưng những bài học chống lạm phát và làm sao ổn định  được kinh tế mà Dũng vừa học được ở Hoa Thịnh Đốn có thể sẽ cứu Dũng thoát khỏi các mũi tên của phe bảo thủ đang chĩa vào bắn sẻ vì  tình hình kinh tế khó khăn hiện nay của Việt Nam. -/-

Phạm Trần

(06/08)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.