Hôm nay,  

Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông: Tưởng Niệm Hương Hồn Các Nạn Nhân

16/04/200800:00:00(Xem: 2493)

LTS: Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào năm 1930, CSVN đã gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương Việt Nam. Có thể nói, trên từng tấc đất, ngọn cây, hòn đá... của quê hương Việt Nam, dưới mỗi mái gia đình, trong mỗi thân phận người Việt, đều có những dấu ấn ghi lại những tội ác kinh tâm động phách do người cộng sản gây ra. Đặc biệt, sau khi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Geneva, xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam kể từ 30 tháng 4 năm 1975, CSVN đã thực hiện hàng loạt chiến dịch đàn áp, khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... dã man trên khắp lãnh thổ Miền Nam, để một mặt ăn cướp trắng trợn tài sản của người dân, mặt khác nghiền nát mọi sức đề kháng, chống đối của những người yêu nước, khiến hàng triệu người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt biên tìm tự do. Hậu quả, trong thời gian hơn hai thập niên kể từ sau 1975, hàng trăm ngàn người Việt, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, ông bà già,... đã bị thảm tử trên biển cả, trong rừng sâu, ngoài hoang đảo.... sau khi phải trải qua những bi kịch kinh tâm động phách, muôn vạn phần đau đớn. Không những thế, ngay cả với những người sống sót, những bi kịch kinh tâm động phách đó vẫn còn mãi mãi tiếp tục ám ảnh, giầy vò, tra tấn họ, cho dù họ có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, có đi đến bất cứ chân trời góc biển nào... Để có thể tái tạo một trong muôn vàn tội ác của cộng sản Việt Nam đối với người vượt biên tìm tự do, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả những đoạn hồi ký trích trong "Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông". Hy vọng, qua những dòng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được, tội ác của chánh phạm CSVN đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển. Qua đó, chúng ta sẽ thức ngộ được, lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc VN, và có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ác của một chế độ đối với chính người dân của chế độ, như chế độ CSVN, quả thực đã vượt khỏi biên cương quốc gia, tung hoành trong mỗi gia đình, mỗi cuộc đời, để rồi tiếp tục tràn lan trên khắp bề mặt địa cầu...

*

Thoáng chốc, câu chuyện thương tâm xảy ra trên biển Đông năm nào, nay (2003) đã trải qua 22 năm thật nhanh chóng. Thời gian dù khá lâu, nhưng cứ mỗi lần hồi tưởng lại chuyến vượt biển đầy gian lao nguy khó đi tìm tự do đó, lòng tôi lại thấy lại rất rõ ràng từng chi tiết, như tất cả chỉ mới xảy ra hôm qua, cùng với những cảm giác ớn lạnh, bồi hồi để rồi nước mắt tôi lại dễ dàng tuôn ra, cổ họng tôi lại như muốn nghẹn lại. Không biết tôi khóc vì thương cho thân phận lưu lạc tha hương của chính mình hay cho những linh hồn thuyền nhân năm xưa nay đã khuất"
Câu chuyện xảy ra hồi tháng 5 năm 1981, vào thời gian mà các cơ cấu hành chánh cũng như dân sự của bạo quyền Cộng sản đang rộn ràng chuẩn bị kỷ niệm cho ngày lễ Lao Động, chuyện canh phòng nghiêm ngặt những chuyến chuyển người vượt biên có hơi lỏng lẻo thì cũng là lúc gia đình của chúng tôi đã phải vội vã và âm thầm chia tay nhau trong nước mắt. Bước chân tôi như có một sức mạnh vô tình trì kéo lại, khiến cho tôi không thể nào dễ dàng bước đi mà ngăn được những giọt nước mắt bùi ngùi, trong khi mẹ tôi cứ ghé sát bên tai tôi căn dặn đủ điều. Một lần ra đi là một lần cách biệt. Không biết rằng chuyến đi này có còn cơ hội để chúng tôi gặp lại được nhau hay là một lần chia tay là một lần cách biệt nghìn trùng. Tôi đứng tần ngần với hai hàng nước mắt trào ra làm nhoè nhoẹt tất cả các cảnh vật chung quanh lúc đó, hai tay tôi cứ níu chặt lấy cánh tay mẹ giống y như ngày đầu tiên năm nào, mẹ dẫn tôi đến trường học. Hình như mẹ tôi cũng đang khóc. Đôi mắt mẹ như tối lại với ngấn lệ lưng tròng. Mẹ tôi căn dặn tôi đủ điều trong lúc hai cánh tay của mẹ vòng ra như muốn ôm trọn lấy người tôi mãi mãi không muốn rời, càng làm cho tôi cảm thấy thương mẹ, cần mẹ hôn bất cứ lúc nào. Trong giây phút chia ly đầy nước mắt này, tôi mới thấy thấm thía câu tục ngữ ca dao mà tôi đã học ngày nào: "Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..."
Nếu không vì những biến đổi độc tài, dã man và khắt khe của nhà cầm quyền Cộng Sản nhằm đưa đẩy Miền Nam và cả nước vào con đường thụt lùi thoái hóa, đói khổ khốn cùng với một tương lai ngu dân cực kỳ đen tối, có lẽ bản thân tôi hoặc rất nhiều những gia đình khác đã không phải chua xót trải qua những giờ phút chia ly đầy nước mắt như thế này và chắc chắn sẽ không bao giờ phải liều mình nhắm mắt, lao thân vào một chuyến vượt biển đầy những gian lao thử thách, một sống chín chết như chuyến đi định mệnh mà tôi đã trải qua, chắc chắn sẽ chẳng có một đấng cha mẹ nào đành lòng nuốt trôi niềm đau đớn, đành đoạn để cho những đứa con thân yêu nhất của mình phải ra đi mà không biết đến ngày trở về.
Trước ngày ra đi, biết bao đêm tôi đã âm thầm khóc hết nước mắt, biết bao ngày tôi ủ rũ chẳng còn thiết tha đến mọi việc chung quanh chỉ vì trong lòng tôi không hề muốn xa rời cha mẹ thân yêu của mình, không hề muốn mất đi những tháng ngày êm đềm thần tiên trong ngôi nhà ấm áp có cha mẹ, có chúng bạn thường tung tăng vui vẻ chơi đùa, chỉ vì nỗi lo sợ cùng cực khi tôi nghĩ đến những ngày đêm lênh đênh một mình trên con thuyền vượt biên bé nhỏ mà không một ai có thể đoán chắc được số phận may rủi sẽ như thế nào. Quả là một chuyến đi đầy thử thách, rủi ro... Có nhiều đêm tôi trằn trọc không tài nào ngủ được. Tôi trăn trở với những ý tưởng đầy nguy hiểm đe dọa và những xúc cảm khi nghĩ đến không có mẹ không có cha bên cạnh một chuyến đi hãi hùng, đến nỗi, có lần tôi gục mặt vào lòng mẹ mà thổn thức:
- Mẹ ơi! Con có thể không đi có được không mẹ"
Giọng nói của tôi đầy nức nở nghẹn ngào càng làm cho nỗi lòng mẹ tôi thêm tan nát. Mẹ òa lên khóc lớn hơn khiến cho bà cô của tôi hốt hoảng, cô tôi lên tiếng can thiệp:
- Không được! Con phải ra đi vì đó là con đường tương lai của con đó!
Rồi cô tôi quay sang phía mẹ tôi, cô mắng khẽ:
- Chị phải bình tĩnh để cho cháu yên lòng ra đi...
Rồi tất cả mọi việc như đã an bài. Tôi không còn lòng dạ nào để yên ổn ngồi suy nghĩ vớ vẩn nữa. Chuyện gì phải đến sẽ đến. Dòng đời cứ thản nhiên đưa tôi đi tới những gì mà tôi sắp sửa phải đối diện. Ngày lên đường, tôi nghẹn ngào từ biệt cha mẹ gia đình để âm thầm bước chân cùng đi theo với những người khác.
Vào một đêm không trăng sao. Trời tối đen như mực. Tôi bước từng bước đi theo chân người đàn ông hướng dẫn, hồi hộp tận cùng bên cạnh những người thân yêu để vượt qua một cánh đồng trống. Vì lo sợ bị bại lộ, người đàn ông hướng dẫn chúng tôi dặn không ai được mang dép để nếu rủi ro có chuyện xảy ra thì mọi người có thể chạy thật nhanh. Nhóm người cùng đi với chúng tôi cùng lặng lẽ rảo bước theo nhau trong đêm tối, vụt qua những hào hố gập ghềnh, những cành cây khô đầy gai góc.
Hai bàn chân tôi dẫm lên không biết bao nhiêu lần những chông gai đau đớn, những mảnh sành cắt đứt từng vết dưới lòng bàn chân rướm máu để cuối cùng thì nhóm người của chúng tôi cũng tới được điểm hẹn. Những đau đớn và phập phồng lúc bấy giờ tuy có ghê gớm thật nhưng cũng chưa thấm thía gì so với những lo sợ vô vàn khi trước mặt tôi là một đại dương mênh mông đang ầm ì tiếng sóng mà tôi biết chắc chắn rằng, rồi đây, không bao lâu nữa, số phận của chúng tôi sẽ phải giao phó cho một định mệnh không biết may rủi sẽ như thế nào, chúng tôi sẽ may mắn tìm đến được bến bờ Tự Do hay sẽ vùi chôn xác trong lòng đại dương giá lạnh này. Tất cả cũng vì hai chữ TỰ DO!
Chiếc ghe vượt biển với một kích cỡ dự liệu chỉ vừa đủ cho khoảng 60 người. Nhưng cuối cùng, lại phải chở thêm tới hai mươi người "canh me" (tức là những người vượt biên không trả tiền ) nữa. Con số thặng dư này tạo rất nhiều xáo trộn trong lúc chuyển người lên ghe, khiến cho chủ tầu rất hoang mang và lo sợ. Trong khi đó, lại vừa có một chiếc tầu tuần tiễu duyên phòng đi kiểm soát, càng khiến cho không những chủ tầu mà tất cả chúng tôi đều rất lo sợ công việc sẽ bị bại lộ, số phận tù đày cực khổ đã hiện ra trong đầu. Chiếc tầu tuần duyên chạy xình xịch chậm chạp và chiếu đèn rọi vào về phía chúng tôi. Tất cả mọi người đều lo sợ phập phồng và sẵn sàng để bị bắt. Nhưng dường như có một phép lạ vô cùng nhiệm mầu, khiến cho chiếc tầu tuần duyên đã không nhìn thấy chúng tôi. Nó đã chạy qua chiếc ghe vượt biên của chúng tôi, để lại những vệt sóng trắng xóa nhấp nhô trên con kinh nước chảy bập bềnh.
Chiếc ghe của chúng tôi nhẹ nhàng chuyển mình rời bến đậu, từ từ vượt sóng tiến vào biển khơi. Qua được một đêm một ngày, chiếc ghe đã ra tới hải phận quốc tế. Tôi ngoảnh mặt nhìn lại phía sau, chỉ thấy một chân trời mênh mông xa tắp, không hề nhìn thấy bến bờ xóm làng.


Đêm thứ hai, đại dương bắt đầu nổi sóng. Từng con sóng nhấp nhô vươn cao lên tới đỉnh đầu, rồi thụp sâu xuống lòng biển cả làm cho chiếc ghe mỏng manh bé nhỏ của chúng tôi như một cánh lá trôi nổi giữa dòng. Bầu trời đêm đen kịt không một ánh sao. Không gian thỉnh thoảng loé lên những ánh chớp cắt ngang lưng trời, tiếp theo là tiếng sấm, tiếng sét kinh hồn tỏa ra trên lòng biển đêm đen tăm tối. Cơn bão nhiệt đới kéo tới dập vùi con thuyền bé nhỏ của chúng tôi trong đêm đen đầy đe dọa. Từng đợt sóng lớn đánh mạnh xuống, làm cho thân ghe vặn vẹo tròng trành như muốn lật úp trên mặt đại dương đang đùng đùng dậy sóng. Mọi người trên ghe thất kinh thì thầm van vái Chúa, Phật, Trời Đất...
Bỗng cả tầu kinh hoảng hơn nữa khi chúng tôi phát giác ra chiếc ghe bị ngập nước sắp chìm. Tất cả những người đàn ông trên ghe thay phiên nhau tát nước. Nhưng tình trạng không có dấu hiệu khá hơn. Cuối cùng, chúng tôi phải chọn giải pháp chỉ để lại trên ghe một can xăng với một can nước uống. Kỳ dư tất cả những vật dụng cá nhân đem theo đều được bỏ xuống mặt biển cho chiếc ghe nhẹ hơn, mới mong vượt qua được cơn bão thập tử nhất sinh này và mạng người mới hy vọng được bảo đảm.
Sau khi mọi thứ đã được bỏ lại trong lòng đại dương, chiếc ghe mới lướt qua được từng đợt sóng cho đến sáng ngày hôm sau, chúng tôi mới thực sự thoát khỏi nanh vuốt đầy thịnh nộ của thủy thần. Đến lúc này, biển lặng sóng êm trở lại, những người trên ghe chúng tôi mới cảm thấy vừa đói, vừa khát vừa giá lạnh vô cùng. Cái lạnh đã thấm nhập vào tận mỗi tế bào của da thịt nhưng chúng tôi có còn gì đâu để mà giúp cho thân thể được ấm áp ngoài những lời cầu kinh và những điều tha thiết khấn vái. Phản ứng của tất cả mọi người chúng tôi là đi lục lọi tìm lại chút lương khô nào đó may ra còn sót lại. Nhưng hỡi ơi! Tất cả gói to gói nhỏ mà chúng tôi mang theo bên mình đều đã quăng xuống biển trong đêm hết cả, để rồi giờ đây chỉ còn biết nhìn nhau ngậm ngùi chia xẻ từng cơn đói khát và giá lạnh. Giờ đây gia tài còn lại của tất cả chúng tôi chỉ là một ít gạo và một can nước, chỉ đủ nấu cháo để cùng chia ra mỗi người được nửa chén cầm hơi mà níu kéo sự sống qua thêm được một ngày.
Đêm thứ ba lại đến trên mặt biển đen vô tình tiếng sóng vỗ bì bạch vào thân ghe như tiếng ma quái đe dọa, khiến tôi đã sợ lại càng thêm sợ phập phồng khi nghĩ đến những câu chuyện kinh dị của những người đi biển trước đây kể lại. Từng cơn đói khát lạnh lẽo dậy lên hành hạ khiến cho tôi liên tưởng tới mái ấm gia đình với cha mẹ và những bữa cơm no lòng, Với những đêm ngày ấm áp trong vòng tay thương yêu bao bọc của cha mẹ, của làng xóm quê hương thân thiết. Không biết trong lúc này cha mẹ của tôi, các anh em của tôi có thể biết rằng tôi đang phải chịu đựng từng cơn đói khát lạnh lẽo cùng với biết bao lo sợ vô hình đến có thể lả người đi được.
Trong cơn mê đồng thiếp đó, bên tai tôi bỗng nghe có tiếng ai đó khóc than nghe thật não lòng ai oán! Tôi vội lắng tâm nghe ngóng, nhận ra được có cả tiếng khóc bi thiết của trẻ thơ. Rồi những tiếng khóc đó mỗi lúc như mỗi xa dần, chỉ còn lại lãng đãng tiếng mõ cầu kinh. Tôi cho rằng, rất có thể chiếc ghe của chúng tôi đã trôi dạt và tới được một vùng đất liền nào đó. Tôi định lên tiếng hỏi người bên cạnh thì bỗng có tiếng của một thanh niên:
- Bà con ơi! Chúng ta đã tới được Thái Lan rồi... Có ai nghe tiếng gõ mõ tụng kinh không"
Tôi và mọi người cùng xác nhận:
- Có...!
Trả lời xong câu hỏi thì bọn con gái chúng tôi bỗng trở nên lo lắng khi liên tưởng tới thảm cảnh sẽ gặp, nếu chiếc ghe của chúng tôi trôi ngang qua hải phận Thái Lan và với lứa tuổi 17, 18 như tuổi của tôi thì chắc chắn không thoát khỏi bọn chúng. Theo phản ứng tự nhiên, tôi liền lấy nhớt đặc trên ghe để trét kín lên khuôn mặt của mình để bọn hải tặc Thái Lan khó lòng nhận diện, may ra thoát được tai nạn.
Tuy nhiên với anh tài công thì mọi việc lại không phải như chúng tôi đang lo nghĩ. Anh là người nắm chiếc la bàn đi biển trong tay, cho nên anh biết chiếc ghe của chúng tôi không đi về hướng Thái Lan. Với nhiều năm kinh nghiệm đi biển, hiểu rõ các hiển linh trên biển cả, với những oan hồn uổng tử vùi thây trong lòng biển lạnh để rồi hiển linh báo mộng, cho nên anh tài công ôn tồn khẳng định:
- Bà con nên giữ bình tĩnh, ngồi yên một chỗ, đừng hoang mang di động quá rất dễ bị lật ghe. Chúng ta hiện còn xa đất liền. Ai là người Công Giáo thì hãy đọc kinh. Ai là người Phật Giáo thì cũng cầu siêu cho các oan hồn uổng tử còn đang vất vưởng trên mặt biển khơi.
Nghe đến đây, tôi muốn thét lên vì sợ. Nhưng tôi kịp trấn tỉnh, quay sang ôm cứng lấy người bên cạnh. Chúng tôi chẳng ai bảo ai cùng khóc thương cho những con người bất hạnh, những đồng bào ruột thịt của chúng mình đã vùi thân trong lòng biển lạnh cũng chỉ vì hai chữ Tự Do. Trên ghe chúng tôi phần nhiều là người Công Giáo cho nên chúng tôi cùng bảo nhau đọc kinh khấn nguyện, và cầu siêu cho các linh hồn chết oan uổng trên mặt biển này.
Vì quá chăm chú cầu nguyện, cầm lòng cầm trí khấn khứa cho các linh hồn, nên tôi không biết những tiếng khóc ỉ ôi trên mặt biển vắng đã chấm dứt từ lúc nào. Chúng tôi chỉ thấy rằng, sau đó chiếc ghe chở chúng tôi đã như có một phép mầu nhiệm làm cho chạy rất nhanh và rất êm ái như đang lướt đi trên sông vắng để cuối cùng, vì đói, vì khát, vì lạnh quá mọi người đều thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn nhưng đầy sự bình an một cách kỳ lạ, cho đến khi những tia nắng ấm, êm dịu chiếu xuống chiếc ghe xơ xác của chúng tôi làm mọi người lúc bấy giờ mới bừng tỉnh giấc... Nắng ấm chan hòa khiến cho lòng tôi thêm an tịnh và thân thể cảm thấy khoẻ khoắn hơn.
Mọi người đã có thể nhìn nhau với nụ cười gượng gạo đầy tình thân chia xẻ. Chúng tôi cùng nhìn ngắm từng bầy cá Heo như đang chia xẻ niềm vui vô tình. Chúng nhảy lên từng đợt theo hướng chiếc ghe đang chạy tới.
Cho đến giữa trưa, khi ánh nắng đã chan hòa trên mặt biển như không hề có chuyện gì thì bỗng nhiên có một chiếc tầu Anh xuất hiện. Chúng tôi đồng loạt la hét ầm ĩ cùng với dải khăn trắng có viết sẵn chữ S.O.S được giăng lên. Chiếc tầu Anh đã cặp sát tới cạnh chiếc ghe mong manh bé nhỏ của chúng tôi với một chiếc thang dây thả xuống để cho tất cả chúng tôi lần lượt được đặt chân lên chiếc tầu sắt to lớn đầy vững chãi mang ký hiệu của nước Anh đầy thân ái, đã ra tay cứu vớt chúng tôi từ một chiếc ghe vượt biển bé nhỏ như một chiếc lá giữa dòng biển rộng mênh mông đầy bất trắc hãi hùng.
Chúng tôi được những người trên chiếc tầu Anh đón nhận một cách đầy tình người với những bữa ăn nóng hổi thịnh soạn mà tất cả chúng tôi, có lẽ chưa từng ai được hưởng kể từ khi Cộng sản vào chiếm Miền nam yêu dấu. Chúng tôi đứng trên boong của con tầu nhân đạo đưa mắt nhìn vào lòng biển rộng dưới kia, thấp thoáng trong ánh nắng rực rỡ chói lòa trên làn nước bạc là chiếc ghe bé nhỏ đã cưu mang, bảo bọc sinh mạng chúng tôi trong suốt mấy ngày nguy lao gian khó vừa qua. Chúng tôi chỉ biết ngửa mặt thầm tạ ơn Chúa Phật đã ban cho chúng tôi có được cơ may thoát hiểm. Nếu không có chiếc tấu Anh ra tay cứu vớt, không biết rồi sẽ ra sao, số phận chúng tôi rồi sẽ đi về đâu trong lòng biển cả vô tình...
Sau bao nhiêu năm dài sống trên vùng đất tự do no ấm, của cải dư đủ thừa mứa, không biết trong chúng ta, có ai còn nhớ lại lời hứa khi chúng ta còn đang ngụp lặn trong mênh mang mưa bão và đói khát với gian nguy, với hàng vạn nỗi kinh hoàng"
Giờ đây, chúng ta hãy thắp lên một nén hương trầm để tưởng niệm những hương hồn của các thuyền nhân đã chìm sâu thân xác trong lòng biển lạnh năm xưa. Cầu mong cho các vong linh bất hạnh khốn khổ đó sớm siêu thoát vinh thăng, sớm được yên nghỉ trên đất nước trời. Những vong linh vì hai chữ Tự Do đã nói lên đầy ắp sự can trường bất khuất, chẳng khác gì các vị anh hùng hào kiệt rất xứng đáng được ghi danh vào trang sử của dân tộc Việt Nam vào thời kỳ biến động với cuộc hành trình biển Đông xảy ra có một không hai trong lịch sử của thế gian cũng như giống nòi, để cho các thế hệ sau này có thể biết được chiến sử hào hùng của những anh hùng vượt chết đi tìm Tự Do trên biển cả, với ước vọng mưu cầu nhân quyền dân chủ và cơm no áo ấm cho toàn dân mà hiện nay còn đang bị Cộng Sản Việt Nam chiếm đoạt. Cũng còn là một phương pháp ngăn chặn áp bức, những nghiệt ngã điên cuồng mà những người Cộng Sản với guồng máy độc ác đang cai trị trên quê hương yêu dấu của chúng ta.
Cầu xin các vong linh của những thuyền nhân Việt Nam đã vùi thây trong lòng Biển Đông hoang lạnh năm nào hãy về đây chứng dám cho tấm lòng của những đồng bào thân yêu đang tha thiết khấn nguyện và tưởng niệm về nỗi bất hạnh mà các hương linh này đã phải trải qua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.