Hôm nay,  

Khoa Học Nói Gì Về Việc Sử Dụng Minoxidil Để Trị Rụng Tóc?

19/04/202400:00:00(Xem: 5259)

minoxidil

Rụng tóc là tình trạng rất phổ biến và thường là do di truyền. (Nguồn: pixabay.com)


Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền.
 
Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
 
Tuy nhiên, có một nhóm sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học, được gọi là sản phẩm minoxidil bôi ngoài da. Đây là những sản phẩm dạng như Regaine®. Vậy các sản phẩm này có hiệu quả không? Dưới đây là thông tin về kết quả nghiên cứu, thực tế những gì quý vị có thể mong đợi từ việc sử dụng các sản phẩm này, và những điều cần biết nếu quý vị đang cân nhắc đến với liệu pháp này.
 
Minoxidil là gì, và có tác dụng chống rụng tóc không?
 
Các sản phẩm có chứa thường là các sản phẩm bôi ngoài da ở dạng bọt (foam) hoặc tinh chất (serum), dùng để thoa lên da đầu.
 
Minoxidil đã được Cơ Quan Quản Trị Dược Phẩm (Therapeutic Goods Administration, TGA) của Úc chuẩn thuận sử dụng để điều trị chứng rụng tóc di truyền ở cả nam giới và nữ giới. Minoxidil cũng có sẵn ở dạng thuốc uống, nhưng loại này hiện chưa được chấp thuận để sử dụng trong điều trị rụng tóc.
 
Vậy minoxidil bôi ngoài da có hiệu quả không? Nói tóm lại – là Có, nhưng kết quả rất khác nhau tùy theo từng người, và cần sử dụng liên tục trong vài tháng mới có hiệu quả.
 
Các khoa học gia chưa biết chính xác cơ chế hoạt động của minoxidil. Có thể thuốc ảnh hưởng đến các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ phát triển tóc, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tóc. Hoặc cũng có thể thuốc mở rộng các mạch máu gần các nang tóc, giúp tăng lưu lượng máu, cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn cho tóc.
 
Mặc dù minoxidil không có khả năng phục hồi toàn bộ mái tóc dày mượt mà, nhưng thuốc có thể làm chậm quá trình rụng tóc và kích thích tóc mọc lại. Minoxidil là lựa chọn không cần kê đơn phổ biến nhất, với hai mức nồng độ phổ biến là 5% và 2%.
 
Phân tích về các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy bôi minoxidil lên da đầu hai lần một ngày giúp tăng số lượng sợi tóc trên mỗi cm vuông từ 8 đến 15 sợi, liệu pháp sử dụng loại có nồng độ cao hơn sẽ có tác dụng cao hơn một chút.
 
Có thể sử dụng thuốc cho chứng rụng tóc không do di truyền không?
 
Có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc, nhưng nguyên nhân chính ở cả nam giới và nữ giới là tình trạng rụng tóc do di truyền (androgenic alopecia). Mặc dù minoxidil bôi ngoài da chỉ được chấp thuận ở Úc để điều trị chứng rụng tóc do di truyền, nhưng có một số bằng chứng cho thấy thuốc cũng có thể hỗ trợ điều trị các chứng rụng tóc do nguyên nhân khác. Thí dụ, thuốc có thể đẩy nhanh quá trình mọc lại tóc ở những bệnh nhân bị rụng tóc do hóa trị.
 
Tuy nhiên, thật không may, minoxidil sẽ không có hiệu quả khi nang tóc đã mất, chẳng hạn như do bị phỏng.
 
Mặc dù có một số nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng minoxidil có thể hỗ trợ trong việc kích thích mọc lông trên mặt, như để cải thiện râu hoặc lông mày, nhưng các sản phẩm bôi ngoài da có chứa minoxidil hiện chưa được chuẩn thuận để sử dụng cho mục đích này. Cần có thêm nghiên cứu để đánh giá hiệu quả và an toàn của việc sử dụng minoxidil cho các mục đích trên.
 
Còn những điều gì cần biết?
 
Minoxidil không phải là phương pháp hiệu quả đối với tất cả mọi người. Ở giai đoạn đầu của quá trình điều trị, quý vị có thể thấy tình trạng rụng tóc tạm thời tăng lên. Nguyên nhân là vì minoxidil làm thay đổi chu kỳ phát triển của tóc để tạo điều kiện cho tóc mới mọc. Để xác định xem liệu minoxidil có hiệu quả với mình hay không, quý vị cần phải thử nghiệm trong khoảng ba đến sáu tháng.
 
Minoxidil không thể chữa khỏi hoàn toàn chứng rụng tóc, nên cần phải sử dụng thuốc mỗi ngày và liên tục để duy trì hiệu quả. Nếu ngừng sử dụng thuốc, hiệu quả sẽ giảm và phần tóc mới mọc sẽ bị mất dần trong vòng ba đến bốn tháng.
 
Các sản phẩm có chứa minoxidil có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Nếu có bất kỳ tình trạng bệnh lý nào hoặc đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, quý vị nên tham khảo với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm minoxidil.
 
Minoxidil chưa được thử nghiệm về độ an toàn đối với nhóm người dưới 18 tuổi, trên 65 tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai. Quý vị có thể đọc tờ thông tin về thuốc cho tiêu dùng (Consumer Medicines Information, CMI) để hiểu rõ hơn thông tin về cách sử dụng các sản phẩm chứa minoxidil mà không cần kê đơn.
 
Nhiều người không thích sử dụng minoxidil dạng dung dịch hoặc dạng bọt dài hạn, vì phải bôi hàng ngày, có thể gây ra nhiều bất tiện. Hoặc cũng có thể do họ gặp các hiệu ứng phụ, chẳng hạn như bị kích ứng da đầu và thay đổi cấu trúc tự nhiên của tóc (hair texture).
 
Một số người không gặp phải các vấn đề hoặc hiệu ứng phụ nghiêm trọng khi sử dụng sản phẩm dạng bọt như khi sử dụng dạng dung dịch. Đó là bởi vì các sản phẩm dạng dung dịch thường có chứa hợp chất gọi là propylene glycol, có thể gây kích ứng da.
 
Còn minoxidil dạng thuốc uống thì sao?
 
Minoxidil cũng có dạng thuốc uống, nhưng là loại thuốc kê đơn. Ban đầu, minoxidil được phát triển và sử dụng để điều trị tăng huyết áp, nhưng sau này thuốc cũng được sử dụng để điều trị rụng tóc.
 
Vào năm 2020, một đánh giá dựa trên các nghiên cứu có sẵn đã tìm thấy 17 nghiên cứu với 634 bệnh nhân sử dụng minoxidil dạng thuốc uống để điều trị các tình trạng rụng tóc khác nhau. Người ta nhận thấy minoxidil dạng thuốc uống hiệu quả, và thường không gây ra những hiệu ứng phụ giống như khi sử dụng các sản phẩm minoxidil dạng bôi.
 
Đánh giá lưu ý rằng minoxidil dạng thuốc uống có thể làm tăng sự phát triển của lông, tóc trên toàn bộ cơ thể, và có thể gây ra các hiệu ứng phụ liên quan đến tim mạch ở một số bệnh nhân. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về minoxidil dạng uống và hiệu ứng phụ của thuốc.
 
Ở Úc, minoxidil dạng uống được bán với tên thương hiệu là Loniten®. Tuy nhiên, hiện nay thuốc này chỉ mới được chấp thuận để sử dụng điều trị bệnh cao huyết áp.
 
Khi bác sĩ kê toa một loại thuốc cho mục đích chưa được các cơ quan kiểm soát chấp thuận (để trị những bệnh khác với các loại bệnh chính thức ghi trên hộp thuốc), người ta gọi là kê toa “ngoài chỉ định” (off-label). Trong trường hợp minoxidil dạng thuốc uống, nhiều bác sĩ có thể kê toa loại thuốc này cho các bệnh nhân bị rụng tóc. Và điều này có thể đã góp phần gây ra tình trạng cháy hàng thuốc Loniten® trong những năm gần đây, gây khó khăn cho những bệnh nhân bị cao huyết áp đang cần thuốc để điều trị.
 
Nguồn: “What is minoxidil, the anti-balding hair growth treatment? Here’s what the science says” được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Investigation, đã đưa ra một phát hiện bất ngờ: bị nhiễm COVID nặng lại có thể giúp thu nhỏ các khối u ung thư. Dù chỉ mới được kiểm nghiệm ở chuột, phát hiện này mang đến những hy vọng mới trong điều trị ung thư và những hiểu biết mới về mối quan hệ phức tạp giữa hệ thống miễn dịch và tế bào ung thư. Tuy nhiên, các khoa học gia cũng cảnh báo rằng điều này không có nghĩa là mọi người nên cố tình để mình bị nhiễm COVID thử cho biết.
Nữ doanh nhân 41 tuổi người Kenya, Wachuka Gichohi, đã sống chung với Covid kéo dài (long Covid) suốt bốn năm qua. Các triệu chứng như mệt mỏi, kiệt quệ, đau đớn và các cơn hoảng loạn (panic attack) khiến cô từng lo sợ mình sẽ không qua khỏi mỗi đêm.
Bệnh tiểu đường loại 1 (Type 1 Diabetes – T1D) từ lâu đã là một thách thức lớn với y học. T1D là một căn bệnh tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào sản xuất insulin, khiến cơ thể hoàn toàn không thể sản xuất insulin – hormone quan trọng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Theo thống kê, T1D có thể khiến bệnh nhân mất trung bình 32 năm sống vui khỏe.
Kẹo có cam thảo thật chứa một hợp chất hóa học gọi là glycyrrhizin. Hợp chất này tác động trực tiếp đến thận, ảnh hưởng đến việc điều chỉnh sự cân bằng nước, natri và kali trong cơ thể. Glycyrrhizin ngăn chặn một enzyme quan trọng ở thận, khiến cơ thể giữ lại quá nhiều nước và natri nhưng lại thải ra quá nhiều kali. Mà Kali là một khoáng chất không thể thiếu để cho tim hoạt động bình thường. Nếu mức kali giảm xuống quá thấp, các chức năng của tim bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm – thậm chí là tử vong.
Hiện nay, có ít nhất bảy loại siêu vi trùng được biết là có thể góp phần vào sự phát triển ung thư ở người, theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Các loại siêu vi trùng này bao gồm siêu vi trùng HPV (Human papilloma siêu vi trùng), siêu vi trùng viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV), Epstein-Barr (EBV), siêu vi trùng Herpes liên quan đến Kaposi’s sarcoma (một bệnh lý ác tính toàn thân thường gặp ở những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch, biểu hiện với các tổn thương da, có hoặc không liên quan đến những bộ phận bên trong cơ thể), siêu vi trùng lymphotropic T-cell ở người (liên quan đến một số loại ung thư máu), và siêu vi trùng polyoma Merkel cell.
Đối với nhiều người, thật khó để có đủ đầy năng lượng hoàn thành hết các công việc trong một ngày. Và với một phần ba người trưởng thành bị thiếu chất sắt (iron deficiency) ở Hoa Kỳ, mỗi ngày của họ trôi qua còn mệt mỏi hơn nhiều. Hiện nay, trên toàn thế giới có hơn 2 tỷ người đang bị thiếu sắt theo nhiều kiểu khác nhau. Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho nhiều chức năng sinh học quan trọng trong cơ thể. Thiếu sắt thường khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi, khó thở, chóng mặt, đau đầu, và thậm chí có thể ảnh hưởng đến tim mạch.
Gần đây, thuật ngữ “food noise”, hay “tiếng gọi thức ăn” xuất hiện khắp nơi. Nghe qua cụm từ này, nhiều người có thể nghĩ đó là những âm thanh như tiếng giòn khi ta nhai khoai tây chiên, hay tiếng dầu sôi xèo xèo khi nấu ăn. Thực ra, đó là tình trạng khó kiểm soát về thức ăn khi người ta nghĩ hoài về thức ăn khiến đầu óc căng thẳng khó tập trung vào các hoạt động khác. Có thể tạm hiểu “food noise” là ‘sự bận tâm, thèm thuồng về đồ ăn’ hay ‘tiếng gọi của thức ăn.’ Trong một chương trình truyền hình đặc biệt gần đây, Oprah đã nhắc đến hiện tượng này khi nói về các loại thuốc giảm cân như Ozempic và Wegovy.
Kể từ năm 2019, cuộc sống của Edith và Sébastien Pelletier bỗng nhiên bị xáo trộn khi họ phát hiện ba trong số bốn đứa con nhỏ mắc phải một bệnh về mắt hiếm gặp và không thể chữa trị, thường dẫn đến mù lòa. Họ đã bắt đầu chuẩn bị, dạy cho các con những kỹ năng cần thiết để thích nghi với cuộc sống khi lâm vào cảnh mù lòa. Đồng thời, họ cũng tranh thủ đưa các con đi du lịch khắp thế giới để giúp con lưu giữ trong trí nhớ những hình ảnh đẹp đẽ trước khi căn bệnh tiến triển nặng hơn. Hành trình này đã được ghi lại trong bộ phim tài liệu của National Geographic có tên là “Blink,” vừa được ra mắt vào ngày 4 tháng 10.
Năm 2022, vận động viên điền kinh nổi tiếng của Hoa Kỳ Allyson Felix đã công bố một chính sách đổi hàng độc đáo cho thương hiệu giày chạy bộ Saysh của cô: cho phép khách hàng đổi lấy một đôi giày mới nếu sau khi mua giày, chân của họ thay đổi kích cỡ do mang thai.
Bộ não của chúng ta không ngừng sàng lọc thông tin, loại bỏ những kiến thức không còn cần thiết để nhường chỗ cho thông tin mới quan trọng hơn. Tuy nhiên, khi tuổi tác tăng, khả năng này suy giảm, khiến việc tiếp nhận kiến thức mới trở nên khó khăn hơn. Đây là một trong những kết luận quan trọng từ luận án nghiên cứu gần đây của Đại học Örebro, Thụy điển.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.