Hôm nay,  

Đại Hội Đảng Dân Chủ 2024 – Kỷ Hồi Sinh

8/23/202400:00:00(View: 3589)
DNC 2024
Đại hội DNC đã kết thúc sau bốn ngày, chan chứa những giá trị và thông điệp tự do, nhân bản và bác ái. 
Bế Mạc DNC 2024.
 
 
Những gì diễn ra trong đêm đầu tiên của Đại Hội Đảng Dân Chủ 2024 (DNC 2024) là những cung bậc cảm xúc thăng hoa liên hồi trong năm giờ đồng hồ. Không dừng lại, ba ngày tiếp theo, những người Dân Chủ đã xây dựng loạt cảm xúc đó tăng theo tỉ lệ thuận, với hàng loạt chất liệu, trở thành sức sống của một thế kỷ mới – tôi tạm gọi, Kỷ Hồi Sinh.
 
Trong Kỷ Hồi Sinh này, có điều gì để chúng ta nhắc nhớ cùng nhau?
 
‘Đại nhạc hội Đảng Dân Chủ’
 
Người Dân Chủ đã mang đến DNC 2024 một làn gió hoàn toàn mới. Họ kiến tạo từ một đại hội đảng thuần chính trị trở thành một đại nhạc hội tràn ngập niềm vui, âm nhạc, tiếng cười, và đương nhiên, tầm nhìn chiến lược cho tương lai. Bốn ngày là bốn tập phim truyền hình thực tế được dẫn dắt mạch lạc, thông điệp rõ ràng, “diễn viên” đa dạng. Trong quá khứ, chưa từng có một đại hội đảng toàn quốc nào, kể cả RNC lẫn DNC, khoác lên mình chiếc “jacket” phong trần, tươi mới, đầy quyến rũ của sức trẻ, đầy niềm tin của một quốc gia đi đầu thế giới về nền dân chủ. Chỉ có DNC 2024.
 
Đêm thứ hai, cựu quân nhân, DJ Cassidy đã chơi 57 bản nhạc khác nhau để làm nền trong phần gọi kết quả bỏ phiếu bầu cho liên danh Harris-Walz trong Đảng Dân Chủ. Mỗi ca khúc Cassidy chọn đều có một ý nghĩa riêng của nó. Chẳng hạn, tiểu bang Alabama có ca khúc “Sweet Home Alabama.” Alaska được gọi tên với ca khúc “Feel It Still.” Florida được gọi với “I Won’t Back Down” của Tom Petty, người con của Gainesville…
 
Đêm thứ ba, sau bài phát biểu mạnh mẽ, Stevie Wonder biểu diễn ca khúc "Higher Ground" và lời giới thiệu: "Đây là khoảnh khắc để nói với con cháu bạn rằng bạn đã ở đâu và bạn đã làm gì. Khi chúng ta đứng giữa nỗi đau của lịch sử và những lời hứa của ngày mai, chúng ta phải lựa chọn sự can đảm.”
 
John Legend và Sheila E. đã nhờ ca khúc “Let’s Go Crazy” của Prince để đốt cháy sân khấu vào đêm thứ ba, khẳng định lần nữa sự ủng hộ cho chiến dịch tranh cử của Kamala Harris.
 
Gần 10 giờ tối của đêm thứ tư, Pink xuất hiện trên sân khấu với ca khúc do chính cô viết năm 2017 “What About Us” trữ tình, da diết. Chúng tôi thì sao? Thế hệ chúng tôi thì sao? Ca khúc là lời nhắn gửi của những giai tầng trong xã hội không được lắng nghe hoặc bị lãng quên. Ai sẽ giúp họ vượt qua điều đó? Pink đã có câu trả lời. Âm nhạc thay cho lời muốn nói.
 
Trong suốt đêm thứ tư, cả khán đài gần như “đứng ngồi không yên.” Người tham dự, bất kể là ai, cùng nhún nhảy theo âm nhạc. Đó chẳng phải là “The Joy” sao?
 
Một trong những yếu tố tạo nên niềm vui – “The Joy” – là sự bất ngờ. Niềm vui, tinh thần trẻ trung, sôi nổi, năng động của một giai đoạn mới không chỉ qua âm nhạc, mà còn ở sự bất ngờ.
 
Sự xuất hiện của “người phụ nữ quyền lực nhất ngành truyền thông” Oprah Winfrey chỉ được công bố trên mạng xã hội khi chương trình của đêm thứ ba đang diễn ra.
 
Đây là lần đầu tiên Oprah Winfrey lên tiếng cho sự ủng hộ trong cuộc bầu cử tổng thống, phát biểu tại một đại hội chính trị. Trong bài phát biểu dài 15 phút, bà đã nói hùng hồn, mạnh mẽ về lý do vì sao bà ủng hộ liên danh Dân Chủ của Harris-Walz – và những gì bà tin là đại diện cho “những điều tốt đẹp nhất của nước Mỹ.”
 
Không một lần nào, dù chỉ một lần, nêu tên của đối thủ Đảng Cộng Hoà, nhưng Oprah Winfrey vẫn trưng bày ra hết bản chất sự thật của bên đối lập:
 
“Có những người muốn bạn tin rằng sách vở là nguy hiểm và súng trường là an toàn; sùng bái như thế này mới là đúng và yêu thương như thế kia là sai. Những người đầu tiên tìm cách chia rẽ và sau đó là chinh phục. Nhưng vấn đề ở đây là: khi chúng ta đoàn kết, không ai có thể chinh phục chúng ta.”
 
“Hãy chọn sự thật. Hãy chọn danh dự, và hãy chọn niềm vui. Nhưng hơn bất cứ điều gì khác, chúng ta hãy chọn tự do. Vì sao? Bởi vì đó là điều tốt nhất của nước Mỹ. Tất cả chúng ta đều là người Mỹ. Và cùng nhau, tất cả chúng ta hãy chọn Kamala Harris!"
 
Người phụ nữ lần đầu tiên xé rào nguyên tắc của bản thân, bước ra khẳng định sự “hãy chọn lẽ phải thay vì những điều vô nghĩa” chính là người mà 20 năm trước, khi Donald Trump đã tiết lộ trong chương trình Larry King Live của CNN rằng: “Tôi muốn tranh cử tổng thống và Oprah, Oprah sẽ luôn là lựa chọn đầu tiên của tôi để trở thành phó tổng thống.”
 
Một trong những yếu tố tạo nên niềm vui – The Joy – là sự dí dỏm.
 
Bản chất khô khan vốn là thuộc tính của chính trị. Hơn thế nữa, trong tám năm qua, nước Mỹ đã chứng kiến hàng loạt những phát ngôn đe dọa, sự công kích, những lời nói bẻ cong sự thật, và một phần không nhỏ người Mỹ đã tin vào những điều đó. Nhưng trong bốn ngày diễn ra DNC 2024, các chính trị gia, những nhà hùng biện hàng đầu đã “thay máu,” biến một Đại Hội Đảng Dân Chủ thành nơi tràn ngập tiếng cười. Người Dân Chủ dùng chính sự đả kích đó, dùng chính những lời nói dối đó để khẳng định một giá trị khác hoàn toàn ngược lại, bằng tri thức và sự dí dỏm. Cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama đặt câu hỏi: “Ai sẽ nói cho ông ta biết công việc mà ông ta đang tìm kiếm CHỈ là một trong những công việc của người da đen?”
 
Hướng dẫn cách phát âm “Kamala” như thế nào cho đúng, do chính hai cháu gái của Kamala Harris thực hiện là một trong những tiết mục dí dỏm và thông minh nhất trong đêm thứ tư.
 
Ngay cả Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren cũng đưa ra câu hỏi: “Tin vào Donald Trump và JD Vance sẽ quan tâm đến gia đình của các bạn sao? Ngay cả di chuyển cái ghế sofa cho tôi, tôi cũng không thể tin họ.” Cú “knock-out” mà người phụ nữ rất nhỏ bé này đã giành cho JD Vance.
 
Đơn giản thế thôi!
 
Nước mắt và cảm ơn
 
Khi tràn ngập niềm vui, phấn khởi, và không thể che giấu cảm xúc đó, con người sẽ khóc. Đó là bản năng. Bốn đêm của DNC 2024 đã có không ít những giọt nước mắt.
 
Người đàn ông quyền lực của nước Mỹ, Tổng Thống Joe Biden đã khóc sau lời giới thiệu cô con gái Ashley Biden. Nước Mỹ đã một lần chứng kiến ông khóc, đó là lúc Tổng Thống Obama trao cho ông Huân Chương Tự Do – phần thưởng dân sự cao quý nhất của Mỹ. Đó là năm 2017, vài ngày trước khi Donald Trump bước vào Tòa Bạch Ốc (20/1/2017).
 
Gần 10 năm sau, cũng hành động đó, lấy chiếc khăn trong túi lau nước mắt, ông Biden, 81 tuổi, đã khóc vì tình yêu gia đình và tình yêu quốc thể. Ông không khóc vì sắp phải rời chức vị. Ông khóc vì ông biết mình đã có một quyết định đúng. Quyết định đó sẽ mang đến một chương mới cho quốc gia mà ông đã suốt đời phụng sự và yêu hơn cả công việc ông đang làm.
 
Chuyện đời, chuyện gia đình của các chính trị gia xuất hiện trong các bài diễn thuyết, hoạt động tranh cử vốn không phải là điều mới lạ trong lịch sử chính trường. Nhưng, câu chuyện của gia đình ông Tim Walz và cách ông chia sẻ với người dân Mỹ trong đêm đại hội này, là một sự khác biệt rất lớn. Nó không còn là của riêng gia đình ông, nó là một chuẩn mực về giá trị của GIA ĐÌNH, của GIÁO DỤC, của TỰ DO mà nước Mỹ cần giành lại.
 
Cậu thanh niên Gus Walz, 17 tuổi, con trai của ông bà Walz, bật đứng dậy, vỗ tay, quay về khán đài, chỉ cho mọi người người đàn ông đang đứng trên sân khấu, và la to: "Cha của tôi đó." Cậu thanh niên bật khóc, như một đứa trẻ. Gus là cậu bé mắc chứng rối loạn đầu óc không bình thường, kém phát triển về học tập, ngôn ngữ và khả năng tập trung. Phản xạ của Gus khi nghe những lời nói của cha mình hoàn toàn không có trong kịch bản. Nó không phải là chính trị. Nó không phải là lời thuyết giảng. Nó không phải sự sắp đặt để kêu gọi ủng hộ cho một đường hướng chiến lược nào đó. Nó là tình người, là nhân bản, là giá trị căn bản nhất cho cuộc tìm kiếm những giá trị khác lớn hơn, vĩ đại hơn.
 
Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren cũng đã khóc khi bước ra sân khấu. Khán đài chào đón bà bằng tràng pháo tay nồng nhiệt, cảm kích sự đóng góp của bà vào những dự luật nhằm bảo vệ tầng lớp lao động Mỹ.
 
Người đàn ông vừa kỷ niệm 10 năm ngày cưới với Phó Tổng Thống Kamala Harris, Đệ nhị Phu Quân Doug Emhoff và con gái của ông đã lau nước mắt khi chứng kiến gần 20,000 người trong đêm thứ tư của DNC 2024 vỗ tay chào đón bà Kamala Harris bước ra sân khấu. Những giọt nước mắt tự hào.
 
Kỷ Hồi Sinh
 
Không có lịch sử, không có hiện tại. Không có hiện tại, không có tương lai.
 
Nhiều người Mỹ đã bất ngờ trước kết quả của cuộc bầu cử năm 2016. Sally Nuamah, phó giáo sư khoa học chính trị, phát triển con người và chính sách xã hội của “School of Education and Social Policy” từng nói: “Các cuộc bầu cử chung thường giành chiến thắng với tỷ lệ chênh lệch nhỏ, ví dụ như trong cuộc bầu cử năm 2016. Vì vậy, sự tham gia đồng nhất và tỉ lệ cao của phụ nữ da đen thường là yếu tố giúp đảng Dân Chủ giành được chiến thắng sít sao, khiến sự tham gia của họ trở nên thiết yếu.”
 
Chính cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton cũng nhắc nhở người Mỹ về điều này trong bài diễn văn đêm đầu tiên: “Câu chuyện về cuộc đời tôi và lịch sử đất nước chúng ta cho thấy, sự tiến bộ là có thể, nhưng không có gì bảo đảm. Và bây giờ, chúng ta đang viết một chương mới cho câu chuyện nước Mỹ.”
 
DNC 2024 đã chứng minh rất rõ, người dân Mỹ đã thấu hiểu sức mạnh của “cùng nhau” và đang cùng viết lên chương mới. Hào hùng, tràn đầy hy vọng, đoàn kết, và đặc biệt là sức trẻ. Hơn 50%  diễn giả của DNC 2024 là những Thượng Nghị Sĩ trẻ, những nhà lãnh đạo trẻ của các tổ chức xã hội. Không thể không nói đến những người đã rời chính trường chỉ vì họ đã lên tiếng vạch ra những sai phạm của Donald Trump gây ra cho nước Mỹ. Cựu Thượng Nghị Sĩ Adam Kinzinger (thuộc đảng Cộng Hòa) là một ví dụ. Ông là diễn giả trong đêm thứ tư với câu nói rất hóm hỉnh: “Trước đây các bạn không thể ngờ tôi sẽ có mặt ở đây đúng không?” Kinzinger kêu gọi sự đoàn kết và đặt quốc gia lên trên đảng phái khi nhắm đến những nguyên tắc và nền tảng nước Mỹ, bỏ phiếu cho những giá trị nền tảng và bầu cho Kamala Harris
 
Một yếu tố khác, quan trọng không kém, chính là giới trẻ và mạng xã hội. Chiến lược tranh cử của Kamala Harris đã mời gần 15 nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) – những người có lượt theo dõi rất cao trên Twitter, TikTok, đến tham dự đại hội. Người nhỏ tuổi nhất là Knowa De Baraso, 12 tuổi.
 
Chiến dịch của Kamala Harris ý thức rất rõ sức ảnh hưởng của truyền thông mạng kỹ thuật số và những người nổi tiếng trên mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Họ sử dụng những nhà sáng tạo nội dung này để đến gần hơn những cử tri mới, những người có thể không theo dõi chính trị từ báo chí truyền thống. 
 
Merrick Hanna, một vũ công hip-hop có lượng người theo dõi trên 32 triệu trên TikTok và 2.7 triệu trên Instagram được mời tham dự DNC 2024. Anh liên tục biểu diễn trước khu vực vào đại hội và tất cả hình ảnh sôi động đó được đăng tải trên mạng xã hội của Merrick.
 
Harry Sisson, 21 tuổi, người sở hữu cả ba nền tảng TikTok, Twitter và Youtube chỉ để lên tiếng kêu gọi giới trẻ bỏ phiếu cho Kamala Harris. Harry trả lời nhanh trong buổi sáng 23/8: “Tôi rất bất ngờ khi nhận được thư mời của DNC 2024. Tôi ý thức được sức mạnh của truyền thông mạng và sức mạnh của giới trẻ trong cuộc bầu cử lần này.”
 
Bốn năm trước thôi, danh từ Content-Creator vẫn còn giới hạn với bầu cử Mỹ. Nhưng với DNC 2024, họ chính là những người có trách nhiệm không nhỏ để viết nên chương sử mới.
 
Người kết lại bốn đêm đại hội, không ai khác chính là Kamala Harris. Bài diễn văn 45 phút của bà chính là bài diễn văn của Giấc Mơ Nước Mỹ. Câu chuyện của một gia đình trung lưu, bình dị như triệu triệu gia đình trung lưu khác là một đại diện thật sự cho ý nghĩa của việc trở thành một người Mỹ. Kamala Harris đã kể ra cho cả nước Mỹ nghe về một gia đình di dân, sống chan hòa với hàng xóm – những người không cùng máu mủ nhưng cùng với nhau, họ là một gia đình của tình yêu. Không ai khác, chính những gia đình lao động trung lưu đó, đã, đang và sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại.
 
Lời hứa của người nhận ngọn đuốc từ Tổng Thống Joe Biden truyền lại trong đêm 23/8, đơn giản là: “Kamala Harris For The People.” (Kamala Harris Phục Vụ Người Dân).
 
“Hãy cùng tranh đấu. Hãy cùng chọn lựa. Và cùng nhau, hãy để chúng ta viết nên một chương tiếp theo tuyệt vời hơn trong câu chuyện phi thường nhất từng được nhắc đến.”
 
Đại Hội Đảng Dân Chủ 2024, một Kỷ Hồi Sinh!

 

Kalynh Ngô

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vào ngày 05 tháng 9 năm 2024, người Mỹ gốc Việt trên toàn quốc sẽ chính thức thành lập tổ chức Ủy Ban Người Mỹ Gốc Việt Ủng Hộ Harris (VafH), để vận đông và hậu thuẫn cho ứng cử viên Kamala Harris vào chức vụ tổng thống.
Đầu tháng 9 dương lịch, Trời sửa soạn vào Thu, Rằm Tháng Tám âm lịch đang đi tới, hoa Thạch Thảo đã vươn ra từ hai kẽ đá, từ hàng rào gỗ. Những nhành hoa màu tím hồng khỏe mạnh khoe tất cả sự mỹ miều và niềm kiêu hãnh của hoa. Những chùm hoa mong manh nhưng vững chãi đang phá vỡ mọi rào cản để vươn ra làm rực rỡ mùa Thu.
Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có vấn đề gần như ngược đời như vậy, khi có nhiều người giầu có cỡ tỷ phú, triệu phú lại sẵn sàng ủng hộ một ứng cử viên tổng thống mà các chính sách được đem ra áp dụng sẽ chỉ khiến họ phải tốn kém nhiều tiền và kiếm lời được ít hơn so với một vị tổng thống và chính quyền theo phe Cộng Hòa?
Cuộc thăm dò tiếp theo với nhiều thông tin hơn cho thấy Derek Trần đã dẫn đầu Michelle Steel 3 điểm với tỉ lệ 50/47. Riêng với cử tri gốc Việt Derek Trần vượt trội hẳn lên với tỉ lệ 68/30.
Kamala Harris không phải là người phụ nữ đầu tiên ra tranh cử vào chức vụ tổng thống Hoa Kỳ. Trước bà Harris, trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016, bà Hillary Clinton cũng đã đại diện Đảng Dân Chủ ra tranh cử và đối đầu với ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa Donald Trump, mặc dù bà đã thua phiếu cử tri đoàn. Có điều trong lịch sử gần hai trăm năm mươi năm của nước Mỹ, chưa có một phụ nữ nào được bầu vào chức vụ lãnh đạo cao cấp nhất này. Điều này làm cho nhiều người Mỹ phải suy nghĩ.Nhưng có một sự thật không thể chối cãi được là trên thế gian này không có gì cố định. Tất cả đều trôi theo dòng nước vô thường. Môi trường sinh hoạt chính trị cũng thế. Nhìn chung, người dân Mỹ dường như đã sẵn sàng để bầu phụ nữ làm tổng thống kể từ cuộc bầu cử năm 2016. Chẳng thế mà bà Hillary Clinton đã hơn ông Trump gần 3 triệu phiếu bầu phổ thông đó sao! Vậy thì, bà Kamala Harris có tạo nên lịch sử trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2024 này không? Ngay lúc này, có lẽ vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát
Đến hẹn lại lên, mùa bầu cử nào cũng vậy, nhiều người kỳ vọng giới trẻ Hoa Kỳ sẽ tích cực hơn, đi bầu đông đủ hơn. Đặc biệt, trong năm nay, Phó Tổng thống Kamala Harris, người vừa chính thức trở thành ứng viên Tổng thống của Đảng Dân Chủ, đang rất được lòng các cử tri trẻ tuổi. Trên TikTok có nhiều đoạn clip và hình ảnh meme (ý tưởng) do các nam nữ thanh niên ủng hộ bà Harris tạo ra và chia sẻ rộng rãi. Trong các clip và meme này có hình ảnh cây dừa với nhiều ẩn ý ám chỉ đến từ “brat” (một từ phổ biến trong giới trẻ, có thể hiểu nôm na là “nhóc”).
Trong đời vị cựu Tổng Tư Lệnh Donald Trump, ông có mấy lần đến hoặc không đến nghĩa trang quân đội, nhưng lần nào cũng mang lại tai tiếng và gây nhiều tranh cãi. Vụ ông Trump đến viếng nghĩa trang quốc gia Arlington hôm thứ Ba 27/8 cũng không là ngoại lệ. Nhân kỷ niệm ba năm vụ 13 binh sĩ Mỹ bị Taliban sát hại tại phi trường Kabul, Trump muốn tận dụng cơ hội để lấy phiếu giới quân nhân và cựu quân nhân, đồng thời công kích chính phủ Biden- Harris về cuộc triệt thoái tai tiếng ba năm trước. Dù được Ban Quản lý nghĩa trang nhắc nhở trước rằng luật liên bang cấm không cho phép quay phim chụp hình cho mục đích chính trị hay tranh cử tại các khu chôn cất, nhóm của Trump vẫn mặc nhiên vi phạm. Không những thế, họ còn gây gỗ và xô xát với các quân nhân bảo vệ nghĩa trang khi bị cản trở, theo tường trình của NPR.
Từ lâu rồi tôi ghi danh bầu cử là “vô đảng phái,” nghĩa là không thuộc đảng nào sau vài năm tình cờ trở thành đảng viên Cộng hòa. Số là khi tôi đi dự buổi tuyên thệ để trở thành công dân Mỹ vào giữa thập niên 1980, lúc bước ra khỏi tòa tay còn cầm lá cờ Mỹ bằng giấy nhỏ bằng bàn tay, có vài phụ nữ da trắng chào đón tôi rất ân cần bên một bàn dài phủ khăn mầu đỏ, trên bầy mấy đĩa bánh ngọt và nước uống, và một xấp giấy, ở ngoài hành lang tòa. Một bà tới bên tôi chúc mừng, rồi chìa một mẫu ghi danh gia nhập đảng Cộng hòa. Không một ý niệm về chính trị Mỹ, tôi trở thành đảng viên Cộng hòa từ đấy. Từ khi trở thành vô đảng phái, cứ mỗi kỳ bầu cử sơ bộ, nếu muốn bầu cho một cử tri Dân chủ, tôi đều phải nạp đơn xin lá phiếu của đảng Dân chủ. Ở California, tiểu bang tôi ghi danh đi bầu, chỉ có đảng Dân chủ cho phép cử tri vô đảng phái đi bầu sơ bộ; trong khi đảng Cộng hòa đòi phải là đảng viên mới được phép bầu trong kỳ sơ bộ; do đấy tôi có khuynh hướng bầu cho các ứng cử viên Dân chủ, nhưng v
"Chúng ta đang sống trong một tình huống hoàn toàn khác!" (so với năm 2016), Jessica Mackler, chủ tịch của Emily's List, một tổ chức hoạt động hỗ trợ quyền lựa chọn của phụ nữ, lên tiếng. Và thông điệp rõ ràng của Đảng Dân Chủ trong tuần qua được lập đi lập lại: “Chúng Ta Nhất Định Không Thụt Lùi”; không quay trở lại sống với các chính sách cổ hủ khắt khe, không quay trở lại thời kỳ phụ nữ không có quyền tự quyết định cho bản thân, cũng như nhất định không để cho những chọn lựa khoa học tiến bộ giúp phụ nữ thụ thai như phương pháp IVF đã được sử dụng từ nhiều năm qua có nguy cơ bị tước mất.
Mỗi cuộc bầu cử đều được coi là bước ngoặt của quốc gia. Lần này thì càng đúng như thế. Với những người ủng hộ, viễn cảnh Trump 2.0 mang lại lời hứa mang tính “cách mạng.” Nhưng đối với phần lớn quốc gia và thế giới còn lại, điều này đại diện cho một dấu chấm hết của nền Dân Chủ Hoa Kỳ. Nhà sử học về các đời tổng thống, Douglas Brinkley, cho biết nhiệm kỳ thứ hai của Trump có thể mang lại "sự kết thúc của nền dân chủ của chúng ta" và "sự ra đời của một loại nhiệm kỳ tổng thống độc đoán mới.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.