Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Nổi Trống Đổi Gió Trở Cờ

02/08/202400:00:00(Xem: 1900)

3
 
Tôi chắc rằng bạn biết lý do tại sao đi xem trận đầu bóng chày trong sân vận động lại kích động, hớn hở, thích thú hơn xem trên truyền hình tại nhà, cho dù tốn tiền mua bia mua đồ nhậu mời cả chục bạn bè đến hò hét. “Cái bối cảnh tạo không khí sống động linh hoạt là tiêu chuẩn lôi kéo sở thích của người tham dự.” Tiêu chuẩn này xảy ra như thế nào trong trận tranh tài ngoạn mục bầu cử năm 2024? Và tiêu chuẩn quan trọng này có thể là khả năng chủ lực để tranh thắng.

“Sở thích” là yếu tố có hiệu quả mạnh mẽ cho lá phiếu của mỗi người công nhận ai là người xứng đáng làm tổng thống trong bốn năm tới và tự nhận mình là ai trong đời sống chính trị nghĩa rộng.

Chính trị nghĩa rộng là gì?

Là bao trùm phạm vi lớn hơn đảng phái, chính thể,  mà chú ý đến cá tính, trình độ hiểu biết, thể loại làm người và sau cùng là tổng thể đời sống của một người. Chính trị nghĩa rộng là thái độ của mỗi người đối diện và sử dụng quyền lực của bản thân để tự tạo ra số phần của mình. (Hoặc nói theo kiểu Thiên Chúa giáo là quyền tự do lựa chọn trong phạm vi Thiên Chúa cho phép con người hành động.)

Điểm nhấn 1: Sở thích là động cơ thể hiện tôi là ai và chọn ai làm đại diện cho tôi. Về mặt này, sở thích gần giống như sở thích cưới vợ, lấy chồng. Lá phiếu duy nhất này chứng tỏ mình là ai và ai là người ‘đại diện’ cho mình (những khi mình vắng mặt hay yếu thế.)

Điểm nhấn 2: Sở thích bị lôi cuốn bởi mãnh lực thích thú. Nếu xét về thích thú trong chuyện vợ chồng sẽ thấy rõ, mãnh lực này không quan trọng nhiều ở ngoại hình và tâm hồn, mà chỉ thích hay không thích. Những thứ khác đôi khi chỉ là cái cớ, còn chủ lực mê hay không mê.

Ai tạo ra sự thích thú này sẽ là chủ nhân tòa nhà trắng trong bốn năm tới.

Nổi Trống Đổi Gió Trở Cờ.

Trong lúc Trump và Biden đang ngang ngửa số cử tri ủng hộ, ông trump có phần lấn lướt hơn, nhưng không quá xa cách. Bỗng dưng, cuộc tranh luận giữa hai ông lần thứ nhất trên đài CNN đã làm ông Biden thất thế. Phe ủng hộ Trump làm rùm beng trên mạng lưới, ngoài đường phố, khiến nhóm cử tri lưỡng lự ngã nghiêng theo hồ hỡi Trump ơi. Rồi được thời cơ, bị ám sát hụt, phe phò Trump còn reo hò dữ dội, bàn tán xôn xao từ trên truyền hình, báo giấy, cho đến buổi ăn chiều, ngoài quán cà phê. Trump Trump Trump, điệu trống vang lừng. Trong lúc phe Dân Chủ vẫn đều đều u buồn rồi từ từ u ám.

Không khí nhộn nhịp thú vị của cuộc bầu cử hầu như nằm trong tay Trump và đảng Cộng Hòa, đến nổi, nhiều người đã cả quyết, Trump sẽ thắng và thắng lớn, kéo theo lưỡng viện có đa số ghế thuộc đảng Cộng Hòa và Tối cao Pháp viện đã là Cộng Hòa. Sợ ai nữa? Bốn năm tới tha hồ lộng hành, có cả khả năng thay đổi hiến pháp, có khả năng Trump làm tổng thống lâu hơn tám năm. Thua toàn bộ hành pháp, lập pháp, tư pháp, phe Dân Chủ chỉ có khóc thương cho số phận hẩm hiu. Đúng không? Phải vậy không?

Gần đúng, nhưng không phải.

1 Hình chính Biden Harris GettyImages-2159970445
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, bên trái, và Phó Tổng thống Kamala Harris trên Ban công Bạch Ốc ở Washington, DC, Hoa Kỳ, vào thứ năm, ngày 4 tháng 7 năm 2024. Ảnh của Samuel Corum/Getty Images.
 
Không phải hết cơn mưa trời lại sáng, mà lá bài đang lật ngửa tệ hại, úp lại rồi lật ra, con bài mới có đôi. Ông Biden thoái vị tranh cử. Bà Harris lên thay thế. Mặc dù còn khá mới mẻ, ván bài chưa kết thúc, nhưng khí thế bừng bừng. Đùng. Đùng. Nổi trống, đổi gió, trở cờ. Phe Dân Chủ quay lại với những động lực mạnh mẽ: Thế hệ trẻ tranh cử với thế hệ già. Đa văn hóa tranh cử với văn hóa độc tôn.

Thế hệ trẻ tranh cử với thế hệ già.

Kamala Harris 59 tuổi tranh cử với Donald Trump 78 tuổi. Sau bốn năm tại trào, Harris 63 tuổi, Trump 82 tuổi.

- Xét về sức khỏe và trí nhận thức, bà Harris đã thắng thế. Ông Tump đã được chứng minh hơi lẩm cẩm trong những lần đi vận động tranh cửa, tuy chưa nặng nề nhưng liêu trong bốn năm tới khả năng nhớ và phán đoán của ông ra sao?

- Xét về kinh nghiệm lãnh đạo: Ông Trump đã cho thấy rõ trong bốn năm ông tại nhiệm 2016-2020. Việc ông thất cử cho ông Biden năm 2020 cho thấy khả năng lãnh đạo của ông không được đa số dân Mỹ tín nhiệm. Với sự đồng thuận của 154 vị chuyên gia học thuật chính trị và nhà sử học đã công nhận Donald Trump là vị tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử tổng thống Mỹ. (Snopes, Fact check bởi Anna Rascouet-Paz, July 1, 2024.)

Về Kamala Harris, xuất phát từ vị trí luật sư lên chức chưởng lý của California, rồi trở thành thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Từ năm 2021, bà là nữ phó tổng thống Mỹ đầu tiên, da màu, trong lịch sử chính trị. Ở tuổi 60 không quá già nhưng đầy kinh nghiệm lãnh đạo trong quá trình nêu trên, nhưng đủ trẻ để bày tỏ lòng nhiệt huyết thay đổi máu mới, ý tưởng mới, quan niệm lãnh đạo mới cho một quốc gia dẫn đầu đang chao đảo và một thế giới đầy hung hiểm tranh giành quyền lực đối diện với Nga và Trung Quốc.

Ở những quốc gia có lãnh đạo độc tài, chúng ta thường thấy các vị lãnh đạo đã già nua, mà vẫn tham quyền cố vị cho đến chết, không bao giờ nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn, hiện đại hơn, cập nhật hơn, quản trị quốc gia. Ông Trump trước đây thường xuyên chế giễu tuổi tác của ông Biden. Bây giờ, gậy ông đập lưng ông, Trump già. Harris trẻ.

Các bạn tin tưởng ai? Tôi tin Kamala Harris sẽ mang đến những kết quả tốt cho Hoa kỳ, mà người Việt chúng ta cũng là một thành phần cư dân.

2

Đa văn hóa tranh cử với văn hóa độc tôn.
- Văn hóa độc tôn là gì?

Là một loại chủ nghĩa pha trộn giữa chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cực đô và chủ nghĩa cá nhân. Ví dụ như thể chế chính trị thời Hitler, xã hội của Trung quốc từ Tần Thủy Hoàng cho đến hiện nay, chế độ Cộng Sản, kế hoạch 2025 của Cộng Hòa cực hữu, vân vân, … Bản chất văn hóa độc tôn là cái tôi lãnh đạo đứng nhất, cái tôi thể chế chính trị đứng nhì, cái tôi của quốc gia đứng thứ ba. Cả ba nhập lại là cái tôi độc tôn. Những cái tôi khác phải quy phục, phục vụ cho cái tôi độc tôn. Ví dụ chủ nghĩa văn hóa độc tôn da trắng mà ông Trump đề ra nhằm mục đích gia tăng quyền thế và quyền lợi của dân da trắng, còn những sắc da khác: theo thì phải phục vụ, chống thì sẽ bị tiêu diệt. Đối với thế giới, chỉ có Mỹ là trên hết và không cần phải liên minh với những quốc gia khác, khỏi tốn chi phí. Trường hợp này chỉ có thể thực hiện nếu Mỹ thực sự mạnh đủ để không sợ cả Nga và Trung Cộng hợp tác và nhất là không sợ chiến tranh nguyên tử. Nếu ông Trump thắng cử, bạn sẽ sống dưới chế độ và chủ nghĩa văn hóa độc tôn này, một chủ nghĩa khá lỗi thời, muốn trở lại.

- Văn hóa đa dạng (Đa văn hóa) là gì?

Từ khi có internet, có các phương tiện điện tử thuận tiện như facebook, iPhone, instagram, twitter, face time, whatsapp, vân vân, thế giới gặp gỡ và kết hợp nhanh chóng, thông tin khá chính xác và truy cập dễ dàng trong mọi phương diện từ bình dân đến cao cấp. Lối sống mới này tạo ra tâm tình mới, suy nghĩ mới, lề lối làm việc mới … Lẽ tự nhiên, trí tuệ già nua phải chậm hơn, sai hơn, trước những tiến bộ và suy nghĩ phức tạp của thời đại. (Cứ xét việc cụ 70 sử dụng iPhone so với cháu gái 18 thì sẽ biết rõ.). Sinh hoạt này mang đến sự giao tiếp và kết hợp đa văn hóa.

Khi mỗi văn hóa đều được đón nhận, pha trộn những cái hay, cái tương đồng, và kính trọng những khác biệt, đặc thù riêng của mỗi dân tộc. Thế giới có cơ hội sống chung với nhau, không thôn tính lẫn nhau, cùng nhau tạo một địa cầu tốt hơn, đẹp hơn và chuẩn bị cho các thế hệ sau nhiều không gian sinh sống khác ngoài vũ trụ.

Dĩ nhiên Mỹ có thể là quốc gia dẫn đầu, nhưng không vì mạnh mà đàn áp, không vì da trắng mà khinh thị da màu khác. Nếu bà Harris thắng cử, chúng ta sẽ sống trong chế độ đa văn hóa này. Một chủ nghĩa văn hóa cập nhật, phù hợp với lối sống tân đại, dù chỉ mới bắt đầu với vị tổng thống nữ đầu tiên và da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ.

Bất kỳ chủ nghĩa nào, chế độ nào cũng có ưu điểm, khuyết điểm của nó. Nhưng không giống hôm xưa, người ta cố nhau tranh cãi, khoe ưu điểm và chê khuyết điểm hoặc dùng cái đúng mà chửi bới cái sai. Ai dám nói mình không sai? Ai có thể nói, mình luôn luôn sai? Hễ có đúng tức thị có sai. Kết hợp với nhau bằng cái đúng và khi cái đúng tiến lên đến mức độ khả quang nào đó, tự dưng cái sai sẽ mờ mịt và không còn ảnh hưởng nhiều nữa.

Ai thích thú hơn ai?

Đùng. Đùng. Nổi trống, đổi gió, trở cờ, phe Dân Chủ đã trở lại một cách ngoạn mục, vào tạo ra một bầu không khí mới, trẻ trung, nhiệt huyết, phấn khởi và tiến tới.

Người ta chờ đợi ông Trump nhận lời tranh luận với bà Harris, ông chưa nhận, có lẽ hơi gờm khả năng hùng biện của luật sư, công tố viên, mà bà Harris đã có nhiều kinh nghiệm.  

Người ta chờ đợi những tội án đang treo lủng lẳng được mang xuống đưa vào kết luận cuối cùng. Gần đây, chúng ta thấy, đảng Cộng Hòa đã ảnh hưởng đến các thẩm phán tòa tối cao như thế nào.

Người ta ca tụng, Mỹ là một đất nước tự do và công bình. Tự do? Tôi đang hưởng và chí tình cảm tạ. Còn công bằng? Tôi chờ xem phán quyết của tòa tối cao. Trong lúc chờ đợi, bạn đọc, nghe chăng: đùng… đùng … đùng … gió nổi, cờ bay …
 
Ngu Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
18/09/202409:48:00
Bạo lực chính trị trở thành chuẩn mực mới của nước Mỹ nhưng vẫn gây sốc. Trump là một nhân vật gây tranh cãi, cổ võ bạo lực, reo rắc thù hận, chủ trương độc tài. Gậy ông lại đập lưng ông. Chơi với súng có ngày chết vì đạn. Trump phải chấp nhận luật ân oán giang hồ, không thể đổ thừa cho ai về vụ ám sát. Kể từ hôm nay đến ngày bầu cử còn đúng bẩy tuần hay 49 ngày. Mong đất nước này được bình an, không có bất ngờ trong tháng 10 để toàn dân Mỹ và thế giới được chứng kiến cuộc chạy đua vào Nhà Trắng giữa PTT Kamala Harris và cựu TT Donald Trump.
18/09/202408:08:00
Đã là loài người hay ngay cả loài vật được Thượng Đế hay Thiên Chúa tạo dựng trên trái đất này, đều ban cho loài người hay cho loài vật một trí óc biết yêu thương lẫn nhau, con người với con người, loài vật với loài vật hoặc con người với loài vật hay ngược lại loài vật với con người đều biết thương yêu nhau; ngoại trừ người cộng sản vô thần được tẩy não trí tuệ và được giáo dục từ lúc còn là những trẻ thơ vô tội, để sau này khi các em bé khôn lớn, các em chỉ biết yêu mến đảng trên hết mọi sự
16/09/202408:44:00
Bài thơ Mười Điều Khuyến Tu ghi lại giáo lý cốt tủy của Phật giáo, một con đường thẳng tắt để giải thoát. Bài thơ này làm theo thể thơ song thất lục bát, gồm 10 đoạn, mỗi đoạn gồm 8 câu. Cách dùng chữ của Đức Phật Thầy Tây An thích nghi với ngôn phong người Miền Nam, đơn giản, dễ nhớ, rất ít chữ Hán Việt, nêu lên những lời dạy để tu trong đời thường hàng ngày. Thời thế kỷ 19 lúc đó, đồng bào Miền Nam mình đa số mù chữ, nên giáo lý được gói vào thơ để ngâm nga phải rất cô đọng.
13/09/202400:00:00
Thật là lạ khi chẳng tổ chức truyền thông Mỹ nào buồn so sánh tần suất nháy mắt của ông Donald Trump và bà Kamala Harris trong cuộc tranh luận ngày 10/9/2024 trong khi sự chênh lệch này có thể cho biết ai sẽ trở thành tổng thống. Tôi cũng theo dõi cuộc tranh luận nhưng, do quá chú ý đến những gì hai ứng cử viên nói nên không thể bao quát hết những gì hai con mắt của họ... làm. Tất cả chỉ là mấy cảm nhận chung chung, như những “biến động” khác thường ở hai con mắt của Trump, có lúc chúng nhắm nghiền lại, có lúc chúng mở to ra rồi, có khi, như lúc bà Harris đang trả lời cho câu hỏi đầu tiên, cứ đảo qua đảo lại con ngươi, trông rất là… dealer, nghề cũ.
09/09/202408:18:00
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ. Thí dụ, người chưa biết chữ, hoặc những người mới học buổi sáng và quên liền vào buổi chiều, hoặc những người đã từng học thiên kinh vạn quyển nhưng bây giờ bắt đầu lãng trí, thậm chí không còn nhớ tới nửa bài Tâm Kinh. Câu hỏi là, pháp giải thoát có thể truyền dạy như thế nào cho những người không hiểu, hoặc không nhớ tận tường những khái niệm như định, như huệ, như bát nhã, và vân vân.
08/09/202407:40:00
Đối với những tín đồ Thiên Chúa Giáo, Mùa Chay Thánh là thời gian để cho mọi người Kitô hữu Cầu Nguyện, Hãm Mình, tự ăn năn sám hối những lỗi phạm của mình trong 10 điều răn của Chúa và tất cả 10 điều răn được tóm gọn lại chỉ trong 2 điều là: Trước kính mến Chúa trên hết mọi sự, sau yêu người như mình ta vậy. Trong tinh thần mỗi người Kitô hữu tự xét lại lương tâm của mình đã xúc phạm đến Ngài, qua tư tưởng, lời nói hay việc làm, đã làm tổn thương về tinh thần lẫn vật chất đến những anh chị em khác, có cùng một Cha chung với nhau là Đức Kitô đang ngự ở trên trời.
06/09/202417:47:00
Khi Donald Trump liên tục tấn công liên danh Kamala Harris và Tim Walz là "cộng sản", nhóm MAGA ủng hộ ông ta cũng đồng loạt lặp lại điều này. Kể cả Elon Musk cũng đăng lên mạng xã hội tấm ảnh AI chế hình chân dung bà Kamala mang áo hồng vệ binh, đội mũ búa liềm. Vậy bà Kamala hay nước Mỹ dưới thời đảng Dân Chủ đã và sẽ trở thành cộng sản như thế nào?
05/09/202418:18:00
Hôm qua súng lại nổ ở học đường, trong lớp học. Hung thủ 14 tuổi dùng một khẩu AR-15. Bốn người vong mạng gồm hai giáo viên và hai học sinh ở tuổi 14, cộng thêm chín kẻ bị thương. Máy đếm xoay bốn nấc. Đây là vụ thứ bao nhiêu của năm nay tại trường học???
30/08/202408:44:00
Bài viết này có nhan đề rất dài “‘Đức Phật ở cùng chúng ta!’ Cuộc chiến ở Ukraine đã thay đổi Phật giáo Nga như thế nào. Lệnh động viên và nỗi kinh hoàng của chiến tranh đã gây ra rạn nứt.” Tác giả là Alexey Voloshinov, đăng trên mạng Nga 7 x 7. Ban biên tập Global Voices dịch sang tiếng Anh, hiệu đính cho dễ hiểu và được tác giả cho phổ biến tự do. Bản tiếng Việt dịch theo bản tiếng Anh đăng ngày 29/8/2024 trên trang “The Good Men Project.” Phật tử Nga --- phần lớn họ cư ngụ ở ba khu vực tại Nga: Buryatia, Tuva và Kalmykia --- cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến của Nga với Ukraine. Lệnh động viên tàn bạo và nỗi kinh hoàng của chiến tranh đã gây ra rạn nứt trong cộng đồng Phật giáo. Nhiều người đang đưa ra những tuyên bố phản chiến và di cư ra nước ngoài. Những người khác đang ra tuyến đầu, bất kể các giá trị Phật giáo.
30/08/202400:00:00
Lại một lần nữa, nền dân chủ tự do đang bị đe dọa trên toàn thế giới. Theo nhiều cách, chúng ta đã từng chứng kiến những thách thức như vậy trước đây và nền dân chủ cuối cùng đã nổi lên giành chiến thắng. Liệu lần này có nên có sự tự tin tương tự như vậy không? Những mối đe dọa phản dân chủ chắc chắn không có nghĩa là sự kết thúc của hệ thống. Nhưng thay vì bám víu vào niềm tin lạc quan trong chiến thắng trên toàn cầu tất yếu của nền dân chủ, hiện nay những người bảo vệ nền dân chủ phải áp dụng tư duy thực tế dựa trên bằng chứng thực nghiệm - đặc biệt là khi dữ liệu thách thức các giả định đã tồn tại từ lâu và đặt ra những vấn đề khó giải quyết.