Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Ngày 6 Tháng 1: Mối Nguy Hiểm Của Bạo Lực Chính Trị từ Việc Kích Động trên Mạng Xã Hội

06/01/202415:12:00(Xem: 714)
Capture
Hình chụp tại phiên điều trần của Ủy ban Hạ viện, vụ tấn công ngày 6 tháng 1 đã nêu bật vai trò và ảnh hưởng của các dòng tweet của Tổng thống Trump trong việc kích động bạo loạn. 

Các sự kiện gây chấn động vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 đã báo hiệu một bước đột phá lớn so với các cuộc biểu tình bất bạo động quy mô rộng trong vài thập kỷ qua.

Điều làm nên sự khác biệt của ngày 6 tháng 1 là việc tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ sử dụng điện thoại di động của mình để chỉ đạo một cuộc tấn công vào Điện Capitol sau kết quả bầu cử, và những người xông vào Điện Capitol đã bị giựt dây và sẵn sàng nổi dậy.

Theo Joan Donovan, Giáo Sư Báo Chí và Nghiên Cứu về Truyền Thông Mới của Boston University và đồng tác giả của bà, một học giả chuyên nghiên cứu về truyền thông và thông tin sai lệch qua bài viết trên trang mạng The Conversation, thì đây là sự kích động trên mạng: những nhân vật có ảnh hưởng kích động bạo lực chính trị quy mô lớn thông qua mạng xã hội. Kích động qua mạng liên quan đến việc quân nổi dậy giao tiếp trên nhiều nền tảng xã hội để chỉ huy và điều phối các phong trào xã hội được huy động tại thời điểm hành động.

 

Lý do khiến cho ngày 6 tháng 1 ba năm trước không đổ máu nhiều hơn được sáng tỏ qua cuộc điều tra về nhóm Oath Keepers, một tổ chức bao gồm hầu hết là các cựu quân nhân và cựu cảnh sát. Trong phiên tòa xét xử về âm mưu nổi loạn, các thành viên của nhóm này đã làm chứng về các kho vũ khí trong khách sạn và xe tải, được cất giữ gần Washington, D.C. Như một thành viên đã mô tả, “Tôi chưa từng thấy nhiều vũ khí như vậy ở một địa điểm kể từ khi tôi còn trong quân đội.”

Những người trong nhóm này đã tuân theo luật của Washington bằng cách không mang vũ khí vào khu vực, trong khi chờ đợi Donald Trump ban hành Đạo Luật Nổi Dậy, đạo luật trao cho tổng thống quyền triển khai quân đội trong nước để thực thi pháp luật.

Nhóm quân này lúc bấy giờ đang chờ lệnh từ Trump. Đó là tất cả những gì đã bảo vệ cho nền dân chủ Hoa Kỳ trước chiến tranh vũ trang ngày này ba năm trước.

 

Mạng Xã Hội Điều Khiển và Kiểm Soát

Những gì đã xảy ra ở thủ đô D.C. ba năm trước vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, không phù hợp với các khuôn khổ phong trào xã hội điển hình mô tả việc huy động lực lượng. Những người nổi dậy hành xử giống như một phong trào xã hội được nối mạng, với các nền tảng trực tuyến tạo thành cơ sở hạ tầng để tổ chức hành động, nhưng các nhà lãnh đạo của phong trào này là các chính trị gia và nhà hoạt động chính trị chứ không phải là các nhà lãnh đạo cộng đồng có sức lôi cuốn. Đặc biệt vào ngày hôm đó, những người theo chủ nghĩa nổi dậy, những người có quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng hòa MAGA ở phạm vi rộng hơn, hoạt động giống như đội quân tình nguyện của Trump hơn là một phong trào dân túy.

Ngay cả với sự sẵn có của phương tiện truyền thông xã hội, các phong trào xã hội được nối mạng vẫn cần được các phương tiện truyền thông chính thống đưa tin để hợp pháp hóa mục đích của họ. Thông thường, các nhà tổ chức cộng đồng đưa một vấn đề cụ thể – ví dụ như Black Lives Matter và #MeToo – lên phương tiện truyền thông để gây chú ý và thu hút công chúng quan tâm đến vấn đề của họ. Các phong trào xã hội có xu hướng đấu tranh để được tiếp xúc và tạo dựng những câu chuyện có lợi.

Những người nổi dậy có lợi thế khi đặt cược vào việc đưa tin của các phương tiện truyền thông chính thống về ngày 6 tháng 1, vì vậy họ tập trung vào việc thu thập nguồn lực và điều phối sự tham dự. Do đó, những người ủng hộ Trump không cần tốn nhiều công sức để gây sự chú ý cho sự kiện mà thay vào đó, họ tập trung vào việc tổ chức các chuyến đi chung và chia sẻ chi phí khách sạn. Giống như các phong trào xã hội trước đây, khả năng kết nối của mạng xã hội đã chứng tỏ là một phương tiện quan trọng để gắn kết những người lạ lại với nhau trong cùng một mục đích. Điều mà những người nổi dậy đã không làm được là thuyết phục các bên liên quan chính, chẳng hạn như các phương tiện truyền thông chính thống, các nhân vật trong chính quyền như Phó Tổng thống Mike Pence và Cảnh sát Điện Capitol Hoa Kỳ, tham gia vào cuộc chiến của họ.



Kích động trên mạng khác với cách hiểu mang tính pháp lý về kích động, trong đó một tuyên bố mang tính kích động được đưa ra ngay trước các hành vi trái luật hoặc tạo ra một tình huống nguy hiểm. Lời kêu gọi hành động vào ngày 6 tháng 1 đến từ chính tổng thống trong một loạt bài đăng trên mạng xã hội nhằm lôi kéo những người ủng hộ đến D.C. trong một khoảng thời gian “biến động ngoạn mục”.

Những dòng tweet như thế này của một nhân vật nổi bật đã trở thành phương tiện truyền thông xã hội tương đương với việc la hét trong một rạp hát đông đúc.

Huy Động Bạo Loạn

Tác giả và các đồng nghiệp của bà đã tìm kiếm dữ liệu để hiểu rõ hơn điều gì đã thúc đẩy mọi người xông vào Điện Capitol vào ngày hôm đó với rủi ro cá nhân rất lớn. Sử dụng phương pháp phân tích nội dung định tính, họ đã tập hợp 469 tài liệu buộc tội và tuyên án cho 417 bị cáo và mã hóa chúng vì những lý do tham dự sự kiện đã nêu. Tác giả chọn những tài liệu từ tòa án này vì chúng thể hiện những câu chuyện tường thuật đầy đủ nhất hiện có. Mục đích của những tài liệu này là để giải thích lý do cơ bản và trạng thái tinh thần của bị cáo, đồng thời đưa ra lời bào chữa hoặc giải thích cho hành động của họ.

Sau khi phân tích các tài liệu, xem xét nhiều động cơ dẫn đến việc huy động lực lượng nổi dậy, điều đáng chú ý là những người theo chủ nghĩa nổi dậy cho biết họ được thúc đẩy bởi mong muốn ủng hộ Donald Trump, điều này được chia đều với lý do hợp lý là ngăn chặn một cuộc bầu cử gian lận. Từ đó cho thấy rằng thông tin sai lệch sẽ huy động và kích động bạo lực chính trị trong những điều kiện cụ thể, chẳng hạn điều này xảy ra khi một nhân vật nổi tiếng như Trump kêu gọi giúp đỡ.

Ví dụ, tài liệu của tòa án cũng đề cập trực tiếp đến các bài đăng trên mạng xã hội của bị cáo. Vào ngày 22 tháng 12 năm 2020, Kelly Meggs, một thành viên trong nhóm Oath Keepers, người sau đó bị kết tội âm mưu nổi loạn và bị kết án 12 năm tù, đã viết trên Facebook:

“Trump nói rằng nó sẽ rất ngoạn mục/rất điên cuồng!!!!!!!  Ông ấy muốn chúng ta tạo nên một biến động NGOẠN MỤC, đó là những gì Ông ấy đang nói. Ông ấy đang kêu gọi tất cả chúng ta đến Điện Capitol và muốn chúng ta làm cho nó (cuộc nổi loạn này) trở nên điên cuồng!!! Vâng thưa ngài!!! Thưa các quý ông, chúng tôi đang hướng tới DC đây, hãy coi chừng…!!!”

Việc đề cập hay kêu gọi rằng “nó sẽ trở nên ngoạn mục” là lời đáp lại dòng tweet khét tiếng mà Trump đã gửi sau cuộc họp kéo dài sáu giờ được cho là khó khăn mà tổng thống đã gặp phải với các nhân viên về cách tiến hành cuộc điều tra gian lận và hủy bỏ kết quả bầu cử. Dòng tweet của Oath Keeper Meggs minh họa rằng ngay cả trước ngày 6 tháng 1, các nhóm quân này đã tìm kiếm/chờ đợi dấu hiệu từ Trump. Một cuộc điều tra của NPR cũng minh họa cách các thông điệp của Trump đã khuyến khích những người tham gia và kích động các sự kiện ngày hôm đó.

Tương Lai Đen Tối

Chưa có tổng thống đương nhiệm nào trước Trump khai thác được khả năng của mạng xã hội để trực tiếp tiếp cận người dân nhằm chỉ đạo các hành động cụ thể.

 

Việc sử dụng mạng xã hội để kích động báo trước một tương lai đen tối cho các nền dân chủ. Những người cai trị có thể lên nắm quyền bằng cách thao túng các phong trào xã hội đại chúng thông qua mạng xã hội, chỉ đạo các thành viên của phong trào đóng vai trò là đội quân xung kích của các nhà lãnh đạo, trực tuyến và ngoại tuyến.

 

Để ngăn chặn tương lai nguy hiểm đó cần phải có các quy định và đạo luật rõ ràng nhằm ngăn chặn việc các chính trị gia sử dụng thông tin sai lệch trên mạng xã hội làm vũ khí độc hại kích thích bạo động.

 

Nguyên Hòa biên dịch

Nguồn: https://theconversation.com/jan-6-was-an-example-of-networked-incitement-a-media-and-disinformation-expert-explains-the-danger-of-political-violence-orchestrated-over-social-media-220501

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
27/03/202413:35:00
Đất nước đang nằm trong sự định đoạt của những nhà cai trị mà, trên lý thuyết, phải thực sự vô thần. Nhưng trên thực tế, như có thể thấy qua nhiều thông tin gián tiếp, họ lại phó thác gần hết sự quyết định trong tay đám thầy bói, thầy địa lý hay thầy cúng. Giới cai trị “vô thần” đang mê tín hơn bao giờ hết và sự thể cũng chẳng có gì là lạ bởi, dù là vô thần, bản chất thực sự của họ là mê tín. Họ mê tín trước lãnh tụ. Họ mê tín trước giáo điều. Và khi những thứ này hết thiêng mà phải vẫy vùng giữa cái “thị trường quyền lực” đầy bất an, họ phải bám víu vào đám “thầy” sực nức mùi nhang đèn. Trên thì bất an với chuyện quyền lực xuống, lên. Dưới thì nhân dân phải sống trong một môi trường bất trắc -- từ chuyện mưu sinh đến việc ăn học hay bệnh tật của con cái đến sự thiếu an toàn của xã hội v.v. – nên thị trường tâm linh mới sinh sôi mạnh mẽ cùng sự hình thành của những “nhóm lợi ích” tín ngưỡng.
26/03/202413:12:00
Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski (Cộng Hòa, Alaska) kinh ngạc trước khả năng ra tranh cử của cựu Tổng Thống Donald Trump và đường lối của đảng của bà, vừa tuyên bố với CNN trong một cuộc phỏng vấn truyền hình phổ biến trên cách đây hai ngày rằng bà sẽ không loại trừ việc rời khỏi Đảng Cộng Hòa. Là một đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu ở Alaska và là một trong bảy đảng viên Cộng Hòa đã bỏ phiếu kết tội Trump trong phiên tòa luận tội lần thứ hai sau hậu quả của ngày 6-1-2021, Murkowski nói rằng bà đã xong việc với cựu tổng thống và nói rằng bà "tuyệt đối” sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy.
16/03/202409:43:00
Ở Liên Bang Nga, hôm nay, toàn dân đi bầu ông Tổng thống của mình. Dĩ nhiên ông Tổng thống đương nghiệm Poutine sẽ tái đắc cử, và sẽ với số phiếu tối đa, phải 80%. Đó là tiêu chuẩn bất hủ của chế độ độc tài. Nhưng năm nay, khác hơn các năm trước, bầu cử vừa mở cửa, có nhiều nơi, phòng phiếu bị đốt, bị nổ bom, bị phá hoại. Poutine chủ quan cho tổ chức bầu cử ở vùng bị chiếm ở Ukraine bị LHQ phản đối vì vi phạm luật pháp quốc tế...
15/03/202400:00:00
Mái tóc “chameleon” của ông Donald Trump mà báo chí Mỹ bàn tán mới đây làm tôi nghĩ đến một sơ suất của nhà văn Võ Phiến, nhỏ thôi, rất nhỏ, liên quan tới tóc. [1] Đó là việc Võ Phiến nhạo báng nền văn học cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa là thứ văn học “thương râu nhớ dép” trong khi nó, thực ra, “thương tóc” hơn là “thương râu”.
05/03/202416:23:00
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
01/03/202400:00:00
Chuyện chẳng dính dáng gì đến Trump mà lại kết thúc bằng Trump, cái giả định trong hình thức một câu hỏi nhưng cũng kiêm luôn lời đáp, rõ ràng, dứt khoát, và người đối diện chỉ có thể mĩm cười gật đầu, hoàn toàn thuyết phục.Tôi chứng kiến cuộc đối thoại này trong buổi họp mặt tại nhà Nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn. Lan man, câu chuyện chuyển sang vấn đề an ninh mạng và một chuyên viên IT quay sang thổ lộ với tôi lạc thú của nghề: hoàn thiện một chương trình chỉn chu, hoàn hảo cũng sẽ thấy đã, thấy sướng như là hoàn tất một bài thơ, một bài văn đắc ý.
08/02/202407:25:00
Hãy thiền như một kẻ khờ? Vâng, cần phải tế nhị chữ nghĩa, khi nói về chuyện nên thiền như một kẻ khờ. Bởi vì Phật Giáo là con đường trí tuệ, không thể nào có chuyện tu hành theo một kiểu khờ khạo, ngu ngơ. Hẳn nhiên phải là có ý nghĩa ẩn mật, khi nhiều Thiền sư tự nhận là kẻ ngu, kẻ khờ, mặc dù quý ngài rất là uyên bác kinh điển. Và, ngay cả trong thời Đức Phật sinh tiền, vẫn có những kẻ ngu khờ chứng quả A la hán để giải thoát.
03/02/202404:59:00
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm, hãy ngồi xuống hít thở, hãy ngồi xuống quán sát tâm mình, hãy ngồi thiền, hãy đi bộ thiền, và vân vân. Những lời dặn dò đó không sai. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, trong kinh ghi rằng, lý luận biện biệt về Chánh pháp sẽ có thể dẫn tới giải thoát, có thể dẫn tới có thể tới thánh quả Bất Lai (A na hàm), chỉ nhờ thuần nghe lý luận và để tâm mình tập theo lý luận đó. Kinh ghi rằng ngay cả khi nằm giường bệnh, đau đớn toàn thân trong giờ cận tử, không thể tập gì được hết, nhưng khi được nghe lý luận biện biệt về Chánh pháp sẽ sinh về cõi trời Đâu suất thiên để học đạo tiếp.
02/02/202400:00:00
Trong cuộc sống, luôn có thiện và ác. Thiện và ác có mặt ở mọi nơi. Kể cả trong mỗi một con người. “Hướng thiện” là cái đích mà con người luôn cố gắng học hỏi, uốn nắn, tập tành cho được hoàn hảo hơn. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu người tốt nhiều hơn kẻ ác. Vào khoảng 6 giờ 35 phút sáng sớm ngày thứ Bảy, 07 tháng 10, 2023, quân khủng bố Hamas từ Dải Gaza mở một cuộc tấn công hỗn hợp bất ngờ, sử dụng hàng ngàn hỏa tiễn bắn tới tấp vào các thành phố Do Thái, ngay cả Tel Aviv và Jerusalem, đồng thời mở nhiều cuộc tấn công cùng lúc bằng đường bộ, từ biển và trên không, đa số nhắm vào các vùng kinh tế Kibuutz nằm gần Gaza, phía Nam Do Thái, gồm chừng 20 thị trấn và doanh trại quân đội.
02/02/202400:00:00
Tình trạng phân cực chính trị giữa hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã tồn tại từ lâu, nhưng chưa bao giờ biểu hiện mâu thuẫn và căng thẳng như hiện nay. Sau cuộc bầu cử năm 2020, bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 và trước thềm cuộc tổng tuyển cử đặc biệt ngày 5 tháng 11 năm 2024, mọi người có thể thấy nước Mỹ có sự phân cực chính trị và sự chia rẽ rõ rệt.