Chính luận
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại. Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Cloud Infrastructure Entitlement Management/ CIEM), nền kinh tế Việt Nam “có nhiều điểm yếu mang tính cơ cấu.” Ông nói: “Thứ cần nhất hiện nay của doanh nghiệp là niềm tin". Phát biểu tại “Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023”, tổ chức ở Hà Nội ngày 19/09/2023, Tiến sỹ Cung nhận định: “Thứ nhất, là một nền kinh tế phân mảng với ba mảng gồm đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài, ba nhóm này không liên kết với nhau.
Sở dĩ nền kinh tế Việt Nam khó tránh khỏi rủi ro vì từ năm 1986, khi Chủ trương “đổi mới” được áp dụng để cứu nguy kinh tế suy đồi theo kế hoạch tập trung kiểu Liên Xô cũ, Việt Nam đã làm theo mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (socialist market economy) của Trung Quốc. Bách khoa Toàn thư mở viết: “Mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nó được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm định hướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
KÉM XA NGƯỜI
Tuy nhiên, Việt Nam đã không giải thích được thế nào là “kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa”, làm cho những bất ổn định kinh tế khó giải quyết kéo dài. Bên cạnh đó cũng phải nói đến tình trạng “năng suất lao động của Việt Nam” vẫn đang thuộc nhóm thấp ở châu Á dù có những cải thiện trong những năm gần đây. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần. So với các nước Đông Nam Á, năng suất lao động của Việt Nam cũng ở mức rất thấp, chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 2,4 lần), Myanmar (1,6 lần), Lào (gấp 1,2 lần). (Theo TBKTVN, ngày 19/09/2023).
Về thu nhập, Lao động Việt thu nhập bằng một nửa Thái Lan, theo báo ViệtNam Express, ngày 31/08/2023. Báo này viết: “So với lao động Trung Quốc, Thái Lan, thu nhập hàng tháng của người Việt Nam bằng một nửa và chỉ hơn nhân công Lào, Campuchia và Myanmar, theo JICA/ Japan International Cooperation Agency,. (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản).
Từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022, JICA đã khảo sát các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Đông Nam Á và Trung Quốc, Ấn Độ để đánh giá tương quan chất lượng nguồn nhân lực nội địa cũng như mức thu nhập của lao động tại từng quốc gia. Theo kết quả khảo sát, người lao động Trung Quốc làm việc tại các công ty Nhật Bản được hưởng mức lương tốt nhất với 493 USD/tháng (khoảng 11,5 triệu đồng), theo sau là Thái Lan với 446 USD (10,4 triệu đồng). Người lao động Việt Nam có mức thu nhập chỉ hơn Campuchia, Lào, Myanmar và tương đương với Phillippines là 236 USD (5,5 triệu đồng). Con số này kém rất xa và chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc và Thái Lan (31/8/2022).
Như vậy nhìn chung, sau 37 năm “đổi mới” kinh tế và công nhân Việt Nam vẫn đì đẹt ở sau lưng nhiều quốc gia trong khu vực. Một trong những nguyên nhân theo đuôi vì “kinh tế nhà nước” giữ vai trò chủ đạo, trong khi đảng CSVN tiếp tục cai trị một mình.
– Phạm Trần
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại. Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Cloud Infrastructure Entitlement Management/ CIEM), nền kinh tế Việt Nam “có nhiều điểm yếu mang tính cơ cấu.” Ông nói: “Thứ cần nhất hiện nay của doanh nghiệp là niềm tin". Phát biểu tại “Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023”, tổ chức ở Hà Nội ngày 19/09/2023, Tiến sỹ Cung nhận định: “Thứ nhất, là một nền kinh tế phân mảng với ba mảng gồm đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài, ba nhóm này không liên kết với nhau.
Thứ hai, nền kinh tế mở nhưng mức độ mở và năng lực hội nhập của doanh nghiệp tư nhân trong nước thấp nên không tận dụng hết cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế mang lại để đóng góp cho sự thịnh vượng của quốc gia.
Thứ ba, hệ thống thể chế của chúng ta không còn phù hợp để huy động đủ nguồn lực và sử dụng nguồn lực hiệu quả tạo bứt phá tăng trưởng. Điển hình, Quốc hội liên tục phải ban hành các thể chế khác biệt so với hiện hành cho các địa phương, số địa phương mong muốn điều này ngày càng nhiều. Quốc hội ban hành cơ chế thí điểm thực hiện dự án đầu tư quan trọng quốc gia vì thể chế hiện hành không dung nạp được, đây là điểm yếu nhất của nền kinh tế nước ta. (Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam (TBKTVN), 19/09/2023).
DOANH NGHIỆP KIỆT SỨC
DOANH NGHIỆP KIỆT SỨC
Trong khi đó, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS-TS Trần Đình Thiên lại đề cập đến “những “nghịch lý” trong quá trình phát triển khiến nền kinh tế dần suy yếu, doanh nghiệp kiệt sức...” (TBKTVN). Ông nói: “Thứ nhất, nền kinh tế “khát vốn” nhưng lại khó hấp thụ vốn…nền kinh tế thừa tiền nhưng khát vốn, tiền không luân chuyển được nên không thể biến thành vốn, khiến doanh nghiệp kiệt sức.” Ông Thiên cho biết: “Sau 3 năm Covid, năng lực về vốn cạn kiệt nhưng ngân hàng khó cho vay mà người muốn vay cũng không dám vay, doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn. Nền kinh tế khô hạn, tiền bị nhốt, kể cả kho bạc hàng triệu tỷ đồng nhưng khó giải ngân.”
TBKTVN viết: “Theo thống kê chính thức, hàng năm, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường xấp xỉ 70-75% số đăng ký thành lập, đây là một tỷ lệ không bình thường. Sang năm 2023, số doanh nghiệp Việt thành lập mới liên tục giảm trong khi số rút khỏi thị trường tăng mạnh. Theo tính toán của vị chuyên gia này, 8 tháng của năm 2023, tỷ lệ doanh nghiệp rút khỏi thị trường (khoảng 124.700) so với số doanh nghiệp mới thành lập và gia nhập lại (khoảng 149.400) đạt xấp xỉ 84%, cao vượt trội mức 68,7% của năm 2022.
TBKTVN viết: “Theo thống kê chính thức, hàng năm, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường xấp xỉ 70-75% số đăng ký thành lập, đây là một tỷ lệ không bình thường. Sang năm 2023, số doanh nghiệp Việt thành lập mới liên tục giảm trong khi số rút khỏi thị trường tăng mạnh. Theo tính toán của vị chuyên gia này, 8 tháng của năm 2023, tỷ lệ doanh nghiệp rút khỏi thị trường (khoảng 124.700) so với số doanh nghiệp mới thành lập và gia nhập lại (khoảng 149.400) đạt xấp xỉ 84%, cao vượt trội mức 68,7% của năm 2022.
Cùng với đó, tổng lượng vốn đăng ký giảm 19,8%, phản ánh xu thế quy mô nhỏ dần của doanh nghiệp mới thành lập, đồng nghĩa với xu thế “li ti hóa” doanh nghiệp Việt tăng lên.
Như vậy, "đối ngược lại khả năng sinh tồn cao của doanh nghiệp, xu thế đó báo động chất lượng thấp, năng lực cạnh tranh quốc tế yếu của doanh nghiệp Việt Nam", ông Thiên lo ngại. Thêm vào đó, cần lưu ý một thực tế là doanh nghiệp đóng cửa là doanh nghiệp đang tồn tại thực, tạo việc làm và thu nhập thực, đóng góp GDP và ngân sách thực, trong khi doanh nghiệp đăng ký thành lập chưa tồn tại “thực” và có thể không tồn tại thực.
Tuy nhiên, theo KTTBVN: “Nền kinh tế Việt Nam giữ được tốc độ tăng trưởng GDP khá cao trong điều kiện lạm phát thấp được duy trì trong nhiều năm. Đặc biệt trong năm 2022, GDP tăng trưởng 8,02% trong khi lạm phát được giữ ở mức khá thấp, chỉ khoảng 3,6%, điều này dường như cũng là nghịch lý.”
TĂNG TRƯỞNG CHẬM LẠI
TĂNG TRƯỞNG CHẬM LẠI
Những điều được gọi là “nghịch lý” này, theo Diễn văn bế mạc Hội nghị “Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023” của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thì:“Cùng với tăng trưởng 8,02% trong năm 2022, quy mô GDP (Gross Domestic product) theo giá hiện hành của Việt Nam đứng thứ 38 thế giới, nếu tính theo sức mua tương đương PPP, theo IMF đứng thứ 10 Châu Á và thứ 24 thế giới. Quy mô ngoại thương 2022 đạt gần 735 tỷ USD, thu hút đầu tư FDI đạt gần 450 tỷ USD từ 143 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, từ Quý IV/2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, rất khó đạt chỉ tiêu cả năm 2023 là khoảng 6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội. Ngoài nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ”, các động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều khó khăn, tăng trưởng thấp, thậm chí đều gặp “trục trặc”, giảm tốc.”
Điều đáng lưu ý là cả 3 động lực tăng trưởng hiện nay (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) của nền kinh tế đều gặp khó khăn mang tính cơ cấu, do thiếu định hướng dài hạn và giải pháp cụ thể kịp thời, khả thi theo hướng chuyển đổi xanh, giảm thiểu thâm dụng năng lượng, phát thải các-bon và kinh tế tuần hoàn và luôn bám sát mục tiêu phát triển bền vững.
Ông Huệ nói: “Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng thời gian qua, có thể nhận thấy, nền kinh tế đang còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, gần thấp nhất trong 12 năm trở lại đây, tạo áp lực rất lớn về tăng trưởng GDP cho 2 quý còn lại của năm, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023, giai đoạn 5 năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn. Nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2023 đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài,”
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: “Diễn đàn đều thống nhất và nhấn mạnh rằng cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ, các động lực tăng trưởng truyền thống trên cơ sở ban hành, thực thi khuôn khổ chính sách, pháp luật để khuyến khích các thay đổi hành vi trong cả tiêu dùng, sản xuất và đầu tư.
Ngược lại, việc ban hành, thực thi các chính sách mang tính hành chính, sự vụ, phản ứng thụ động, thiếu định hướng dài hạn của đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế sẽ tiếp tục làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và sẽ làm suy giảm đáng kể tăng trưởng kinh tế cả về quy mô và chất lượng.”
MÔ HÌNH THEO TRUNG QUỐC
Ông Huệ nói: “Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng thời gian qua, có thể nhận thấy, nền kinh tế đang còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, gần thấp nhất trong 12 năm trở lại đây, tạo áp lực rất lớn về tăng trưởng GDP cho 2 quý còn lại của năm, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023, giai đoạn 5 năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn. Nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2023 đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài,”
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: “Diễn đàn đều thống nhất và nhấn mạnh rằng cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ, các động lực tăng trưởng truyền thống trên cơ sở ban hành, thực thi khuôn khổ chính sách, pháp luật để khuyến khích các thay đổi hành vi trong cả tiêu dùng, sản xuất và đầu tư.
Ngược lại, việc ban hành, thực thi các chính sách mang tính hành chính, sự vụ, phản ứng thụ động, thiếu định hướng dài hạn của đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế sẽ tiếp tục làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và sẽ làm suy giảm đáng kể tăng trưởng kinh tế cả về quy mô và chất lượng.”
MÔ HÌNH THEO TRUNG QUỐC
Sở dĩ nền kinh tế Việt Nam khó tránh khỏi rủi ro vì từ năm 1986, khi Chủ trương “đổi mới” được áp dụng để cứu nguy kinh tế suy đồi theo kế hoạch tập trung kiểu Liên Xô cũ, Việt Nam đã làm theo mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (socialist market economy) của Trung Quốc. Bách khoa Toàn thư mở viết: “Mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nó được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm định hướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
KÉM XA NGƯỜI
Tuy nhiên, Việt Nam đã không giải thích được thế nào là “kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa”, làm cho những bất ổn định kinh tế khó giải quyết kéo dài. Bên cạnh đó cũng phải nói đến tình trạng “năng suất lao động của Việt Nam” vẫn đang thuộc nhóm thấp ở châu Á dù có những cải thiện trong những năm gần đây. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần. So với các nước Đông Nam Á, năng suất lao động của Việt Nam cũng ở mức rất thấp, chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 2,4 lần), Myanmar (1,6 lần), Lào (gấp 1,2 lần). (Theo TBKTVN, ngày 19/09/2023).
Về thu nhập, Lao động Việt thu nhập bằng một nửa Thái Lan, theo báo ViệtNam Express, ngày 31/08/2023. Báo này viết: “So với lao động Trung Quốc, Thái Lan, thu nhập hàng tháng của người Việt Nam bằng một nửa và chỉ hơn nhân công Lào, Campuchia và Myanmar, theo JICA/ Japan International Cooperation Agency,. (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản).
Từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022, JICA đã khảo sát các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Đông Nam Á và Trung Quốc, Ấn Độ để đánh giá tương quan chất lượng nguồn nhân lực nội địa cũng như mức thu nhập của lao động tại từng quốc gia. Theo kết quả khảo sát, người lao động Trung Quốc làm việc tại các công ty Nhật Bản được hưởng mức lương tốt nhất với 493 USD/tháng (khoảng 11,5 triệu đồng), theo sau là Thái Lan với 446 USD (10,4 triệu đồng). Người lao động Việt Nam có mức thu nhập chỉ hơn Campuchia, Lào, Myanmar và tương đương với Phillippines là 236 USD (5,5 triệu đồng). Con số này kém rất xa và chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc và Thái Lan (31/8/2022).
Như vậy nhìn chung, sau 37 năm “đổi mới” kinh tế và công nhân Việt Nam vẫn đì đẹt ở sau lưng nhiều quốc gia trong khu vực. Một trong những nguyên nhân theo đuôi vì “kinh tế nhà nước” giữ vai trò chủ đạo, trong khi đảng CSVN tiếp tục cai trị một mình.
– Phạm Trần
(09/023)
Gửi ý kiến của bạn