Hôm nay,  

Uyển ngữ

25/03/202321:43:00(Xem: 2433)
Văn hóa

poetry


Tôi báo cho bạn: HVU đã ra đi. Ông biết chưa? – Chưa, mà đi đâu?

 

Tôi ngỡ ngàng. Bạn hiểu nghĩa đen, còn tôi muốn nói ý khác. Tôi thêm: Đi xa, về bên kia thế giới. Với người khác, tôi nói: U. mất rồi. Họ hỏi lại: Mất gì?

 

Đây chỉ là cách nói nhẹ đi, thay cho lối nói có thể bị coi là sỗ sàng, làm khó chịu, xúc phạm. Tôi chỉ muốn nói từ CHẾT.

 

CHẾT là một từ có sắc thái tiêu cực, gợi lên cảm giác đau buồn, mất mát cho người nghe. Từ này cần được thay thế bằng từ khác có ý nghĩa tương tự.

 

Có thể dùng: qua đời, khuất núi, trút hơi thở cuối cùng, lên đường theo tổ tiên, về nơi tiên cảnh, nhắm mắt xuôi tay, an giấc ngàn thu, quy tiên, rời cõi tạm, thác, ra đi mãi mãi, về nơi chín suối, trở về với cát bụi, đi gặp ông bà ông vải, trở thành người thiên cổ, về cõi thiên thai, ăn xôi nghe kèn.

 

Trong ngữ cảnh nhất định, còn có thể nói: không qua khỏi (bệnh tình quá nặng, chúng tôi đã làm hết sức nhưng ông ấy không qua khỏi. Anh ấy đã hy sinh, đã không bao giờ trở về nữa.

 

Đó là những lối nói trong đời thường. Trong văn thơ cũng gặp không ít.

 

Truyện Kiều chẳng hạn:

 

Kiếp hồng nhan có mong manh, Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. Nói về cái chết của Kiều.

 

Thuyền tình vừa ghé tới nơi, Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ.  Nói về cái chết của người kỹ nữ.

 

Rỉ rằng nhân quả dở dang, Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao. Khi báo mộng cho Kiều trong mơ lúc nàng tự tử, Đạm Tiên nói khi Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường: Rõ ràng hoa rụng hương bay.

 

Một nhà thơ khác:

 

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở.

 

Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê đó.

 

Nhà thơ Đinh Hùng có bài “Gửi người dưới mộ”  đầy không khí chết chóc:

 

Trời cuối thu rồi em ở đâu

Nằm bên đất lạnh chắc em sầu

Thu ơi đánh thức hồn ma dậy

Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu.

 

Trong ngôn ngữ học, cách diễn đạt như thế gọi là UYỂN NGỮ, thường được định nghĩa là “phương thức nói giảm bằng cách không dùng những lối diễn đạt trực tiếp mà dưới hình thức nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn do những nguyên nhân về mặt phong cách. Cách nói như vậy là do nhu cầu kiêng kị, nhu cầu lịch sự, nhu cầu che đậy.

 

Đến đây, ta có thể thấy rất nhiều trường hợp đã dùng, rất tự nhiên, có khi chẳng cần biết nó gọi là gì.

 

Sau chết chóc, ốm đau bệnh tật cũng là đề tài cần dùng uyển ngữ. Trẻ bị sốt chỉ nói ấm đầu, lúc đau thì nói nhác chơi.

 

Người có H là người nhiễm HIV, người bệnh K là người bị ung thư (cancer).

 

Nói về việc bài tiết, thường dùng đi ngoài, đi cầu, đi đồng, và nơi đó gọi là nhà xí. Tiếng Anh gọi là restroom (không phải nhà nghỉ).

 

Bộ phận sinh dục của nam nữ thì gọi là cậu bé, cô bé, còn quan hệ tình dục ít ai gọi thẳng những từ tục mà chỉ nói ngủ, ăn nằm, lên giường. Tuỳ theo ngữ cảnh mà dùng. Bà vợ ghen chồng: Ông đã ngủ với bao nhiêu đứa rồi. Mẹ mắng con gái: Con đã ăn nằm với nó chưa? Còn trai gái chưa cưới hỏi gì mà đã có bầu thì nói là “ăn cơm trước kẻng”. Còn vợ chồng hợp pháp khi vợ có bầu thì nói “có tin vui”. Khi sinh đẻ thì dùng “nằm ổ”. Chỉ những cô gái mại dâm nói là gái bán hoa, gái bán phấn buôn hương, gái dứng đường. Có lối nói nữa là gái ngành.

 

Về ngoại hình, không nên chê phụ nữ béo, mập, mà nói “mũm mĩm, đầy đặn. Đàn ông thì phát tướng. Tóc bạc gọi là tóc muối tiêu, hai thứ tóc trên đầu.

 

Tất nhiên còn nhiều trường hợp khác nữa không liệt kê hết được.

 

Điều cần ghi nhận là uyển ngữ không chỉ có trong tiếng Việt. Tiếng Anh cũng có nữa. Nói về chết chóc, tiếng Anh không thiếu: Pass away, be gone, go to the Heavens, go to meet the maker, be departed, be with the Jesus, to breathe one’s last, to go to his reward, to go over the other side, gone to a better place, come to the end of the road, go to the wrong way, getting a one-way ticket, sleep away, bit the dust.

 

Tình trạng thất nghiệp (unemployment) nói trại đi là between jobs, người già, old person là senior citizen, không nhà, vô gia cư  homeless là on the streets, quan hệ tình dục (have sex) nói là the birds and the bees, contact with somebody, sleep together,  hide the sausage, go all the way.

 

Tiếng Anh còn một biện pháp rất hay nữa là sử dụng từ viết tắt (acronym):

 

WMD (weapons of mass destruction), vũ khí giết người hàng loạt, HIPC (heavily indepted poor countries) những nước nghèo đói.

 

Và trong ngôn ngữ học, biện pháp uyển ngữ trong tiếng Anh gọi là EUPHEMISM. Từ nguyên là euphemia tiếng Hy Lạp, có nghĩa là điềm lành, đây là từ ghép giữa eu (tốt, hay), và pheme (lời nói).

 

Tiếng Pháp cũng dùng từ đó, với chút khác biệt về chính tả: EUPHÉMISME.

 

Đến đây ta trở lại với khái niệm CHẾT để thấy tiếng Pháp nhiều cách nói giống tiếng Việt: N’être plus, rendre le dernier soupir, s’ éteindre, rejoimdre l’autre monde, passer l’arme à gauche, s’en aller, disparaître, partir dans un autre monde, prendre congé de la vie.

 

Nghĩa địa được gọi là le boulevard des allongés, la demeure d’éternité. Người vô gia cư là  clochard, sans abri, SDF (sans domicile fixe).

Tuổi già (vieillesse) là troisième âge, người mù (aveugle) là non- voyant, sự phá thai (avortement) gọi là interruption volontaire de grossesse.

 

Nói tóm lại, trong giao tiếp hàng ngày, hoặc trong sách báo, thường có lối nói nhẹ nhàng, có khi văn vẻ, để diễn đạt những khái niệm khác nhau, thường dễ hiểu, nhưng cũng có lúc cần có kinh nghiệm hoặc hiểu biết về văn hoá, xã hội mới biết hết ý nghĩa. Và khi hiểu được thì thật là thú vị.

 

Thêm một điều nữa cần ghi nhận là uyển ngữ có khi gần giống với ẩn dụ.

 

Ca dao có:

 

Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng nhớ thuyền.

 

để nói nỗi niềm cô gái nhớ người yêu.

 

Truyện Kiều cũng có:

 

Tiếc thay một đoá trà mi

Con ong đã tỏ đường đi lối về.

 

Dùng đoá trà mi để chỉ thân phận nàng Kiều.

 

Còn euphémisme tiếng Pháp lại gần giống một biện pháp tu từ khác là litote. Trong Le Cid, khi Chimène muốn ngỏ ý với Rodrigue rằng cô vẫn còn yêu chàng, cô nói:

 

Va, je ne te hais point. 

 

Nghĩ cho cùng, văn chương chữ nghĩa thật muôn màu muôn vẻ. Vậy nên mới hấp dẫn bao nhiêu người.

 

– Thân Trọng Sơn

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nữ sĩ Linh Bảo kỷ niệm sinh nhật 98 tuổi hôm chủ nhật April 14, 2024 và vừa mất sáng sớm hôm qua, April 22, 2024 tại tư gia ở Westminster, nam Cali...
Chiều thứ Bảy, 13/4/2024, tại hội trường Nhật báo Người Việt, Quận Cam, đã có một sự kiện văn học đáng chú ý. Đó là buổi Ra Mắt Sách (RMS) của nhà văn Đặng Thơ Thơ với cuốn tiểu thuyết mới nhất của chị, “Ai”...
Nhà văn, nhà thơ Viên Linh (1938-2024) vừa ra đi. Ông tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20/1/1938 tại Hà Nam, từ trần ngày 28/3/2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết này để đưa tiễn nhà thơ Viên Linh, người mà tôi hân hạnh có nhiều năm thân cận tại Quận Cam, California. Tôi thuộc thế hệ sau nhà thơ Viên Linh rất xa, nên những gì biết và tương tác với nhà thơ chỉ là một góc nhìn. Tôi hân hạnh được gọi nhà thơ Viên Linh là "anh" theo thói quen giao tiếp trong giới văn nghệ, cũng như tôi đã gọi anh Mai Thảo, anh Nhật Tiến, anh Nguyễn Mộng Giác, anh Trần Dạ Từ, chị Nhã Ca... trong những buổi gặp nhau ở Quận Cam. Thật sự họ cách biệt tôi rất nhiều, vì họ đã hiện ra như các ngọn núi huyền thoại của văn học Miền Nam trước 1975. Và tôi đã có cơ duyên làm người bạn trẻ của họ. Và cũng là người viết các bản tin về họ, vì tôi phụ trách mục tin tức trên tờ Việt Báo. Trong các bài viết hay bản tin trước giờ về Viên Linh, đôi khi tôi gọi Viên Linh là anh, đôi khi gọi là ông.
Nhà thơ Viên Linh ra đi trong Tháng Ba, nhưng tang lễ của ông diễn ra trong Tháng Tư. Ừ nhỉ, Tháng Tư! Bây giờ đã bước vào Tháng Tư. Tháng Tư đối với người Việt Nam chứa đầy ký ức thương đau! Đất nước thay ngôi đổi chủ. Hàng hàng lớp lớp người bị đẩy vào các ngục tù khổ sai trên khắp nước. Hàng triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa vườn tược để đi tới những “vùng kinh tế mới” xa xôi, lạ hoắc, những nơi “khỉ ho cò gáy.” Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi, lên núi, xuống biển để tìm lẽ sống trong cái chết bi hùng! Đúng như nhà thơ Viên Linh đã viết, “Tháng tư máu chảy một trời sương tan.”
Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Bài thơ Lời tình buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc năm 1967, khi nhạc sĩ và thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh cùng đang theo học lớp Sĩ quan tại quân trường Lam Sơn, Đồng Đế, đến nay đã trở thành một trong những ca khúc vượt thời gian, được thể hiện qua những giọng ca: Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Bằng Kiều…
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...