Hôm nay,  

Nhìn Xuyên Giả Dối

31/03/202300:11:00(Xem: 3136)
 
 
Nói dối là một đặc tính trong thời đại hôm nay, đầu thế kỷ 21. Có ba loại người: Nói dối chuyên nghiệp vì có mục đích. Nói dối luôn miệng vì thói quen. Nói dối khi cảm thấy cần thiết hoặc sợ hãi. Nói không đúng sự thật nhưng tưởng mình nói thật, cũng là một cách dối. Nói thật và nói dối trên căn bản đối nghịch nhau, nhưng đôi khi, cả hai là một.

Vì hầu như vô tình hay cố ý, ít ai thực sự nói thật. Chẳng phải thích thú khi nhìn rõ tim đen của người đang ba hoa cố thuyết phục mình một chuyện gì có lợi cho anh ta? Chẳng phải tức cười khi biết anh này muốn tán tỉnh, nhưng cố nói những lời nghiêm túc? Lào sao biết được? Hãy tập nhìn xuyên giả dối
Tìm người nói thật và đúng sự thật là chuyện hiếm hoi, trước hết, vì ngày nay, sự thật lớn là gì, không ai biết. Còn sự thật nhỏ, chỉ thật một cách tương đối, mỗi người tin khác nhau. Do sức tưởng tượng, do mức độ hiểu biết, nhất là do lợi ích riêng mà sự thật tương đối sẽ khác biệt trong mỗi người, rồi có khi hai sự thật tương đối lại đối nghịch nhau.

Tuy nhiên, không phải hoàn toàn tuyệt vọng. Loại người nói dối chuyên nghiệp và nói dối vì thói quen, hết thuốc chữa và nên tránh xa, ngoại trừ không thể nào. Loại người nói dối vì cần thiết, hoặc nói dối vì tin mình nói thật, họ có sự trung thực. Trung thực là nói đúng với suy nghĩ và tâm tư của minh. Trong khi thành thật là không nói dối với người khác. Trung thực là không nói dối với chính mình. Số người nói dối đông gấp ba số người trung thực. Có những xã hội, 90% là người dối.

Làm sao để phân biệt người nói dối và người trung thực? Có vài phương pháp. Hôm nay, chúng ta chia xẻ cách thứ nhất: Nhìn Xuyên giả dối.
Nghĩa là chúng ta không nghe lời nói bằng tai, mà nghe cử chỉ, hành vi, hành động của người đang nói hoặc sắp nói bằng mắt.

Người ta nói, hình ảnh không nói dối. Hành vi là một chuỗi hình ảnh nối nhau, tất nhiên gần như trung tín. Ngoại trừ điệp viên và những ai lão luyện giang hồ, đám đông còn lại thông thường họ biểu lộ ý nghĩ, ý muốn một cách trung thực qua cử chỉ và hành vi. Tâm lý xã hội học gọi là ngôn ngữ thân thể.

Trong việc giao tiếp hàng ngày, người ta có một số thái độ chung và một số thái độ riêng bộc lộ cá tính, tâm tình, ý đồ, và dự tính. Câu nói, coi mặt bắt hình dong, phải cẩn thận khi áp dụng, vì ngày nay, giả dạng, giả vờ rất nhiều, thấy vậy mà không phải vậy.

1. Ngôn ngữ mắt.

Nhìn thẳng và lắng nghe đôi mắt của những người đối diện. Trước hết, lời nói từ ánh mắt mình cho họ biết mình đang theo dõi, tìm hiểu, thậm chi, trong vài trường hợp là thẩm vấn. Vì vậy một lúc sau, những đôi mắt khác sẽ bắt đầu trả lời. Ví dụ như những kẻ đang nói dối, mắt sẽ láo liên; dù nói dối lì lợm, vẫn e dè khi nhìn thẳng vào mắt người đang theo dõi; những ai si tình, ánh mắt khờ dại; những ai muốn làm thân, ánh mắt cười cười; những ai không ưa mình, ánh mắt lạnh lùng nhìn sang hướng khác; Còn như ánh mắt dịu dàng hoặc e lệ, đố các bạn, mắt đang nói gì? Ngôn ngữ mắt cho chúng ta biết nhiều trung thực hơn lời nói. Nhìn mà hai mắt thỉnh thoảng chớp là họ đang lắng nghe mình nói; nhìn mà nháy một mắt là chọc ghẹo; nhìn mà lơ là, người đó sắp bỏ đi. Tuy nhiên phải cẩn thận, chúng ta không nên nhìn người khác đăm đăm quá lâu, mất lịch sự, hoặc họ tưởng mình đã say mê. Đừng chú ý quá mức khiến mắt tự nhiên trợn trừng, trông hung ác.

Đôi mắt là nơi tâm tình thể hiện nhiều nhất. Vui buồn thương giận ghét yêu đều phát quang mãnh liệt. Ngay cả suy nghĩ, cũng có thể tiết lộ qua mắt nhìn. Nắm bắt được ngôn ngữ này, biết rõ hơn nghe nói.
 
2. Ngôn ngữ miệng.

Môi ngậm mím lại, đang tập trung tinh thần; môi hở với mắt nhìn, nghĩa là say mê; mím môi bạnh miệng, đang chê bai thầm; thè lưỡi liếm môi nhiều lần, đang nghĩ chuyện khác.

Muốn phân tích nụ cười phải viết một cuốn sách. Trong phép sống lâu, nụ cười của phụ nữ là nguy hiểm nhất. Nụ cười con nít là thân ái nhất. Nụ cười đàn ông là mưu đồ nhất. Và không có nụ cười nào lớn lao, thương mến hơn nụ cười của mẹ.

Nụ cười giả thường khi có tính toán, nhưng cũng có khi vì lơ là không muốn theo dõi câu chuyện. Cười rộng nhe răng thường khi vì vui vẻ, cũng có khi vì sợ hoặc cười cầu tài.
Nụ cười ngàn vàng của mỹ nhân Bao Tự. Chu u Vương (774-771 TCN) say mê mỹ nhân Bao Tự nhưng chưa bao giờ thấy nàng cười. Nịnh thần hiến kế đốt phong vũ đài cho chư hầu kéo binh về cứu kinh đô. Ngơ ngác không thấy giặc, chư hầu lầm lũi quay về. Cảnh này khiến Bao Tự bật cười, Chu U Vương thưởng cho nịnh thần 1,000 lạng vàng. Giờ đây cũng có nhiều người trả ngàn lạng để mua nụ cười sòng bạc.

3. Ngôn ngữ đầu.

Cái đầu gục gặc, lúc lắc, vậy mà nói ra rất nhiều chuyện. Gục gặc đầu với mắt nhìn chăm chú là cổ võ. Gục gặc mà lơ đễnh là hết muốn nghe hoặc chuẩn bị bỏ đi. Người nghiêng đầu về hướng mình là tỏ ý muốn theo dõi câu chuyện. Ai gật đầu quá nhiều tỏ vẻ tán thưởng, thường chỉ là giả vờ ngoài mặt, hoặc đang có ý định nhờ vã. Dĩ nhiên phải khấu trừ trường hợp người ngủ gật vì chán nghe.

4. Ngôn ngữ tay.

Người ta thường dùng tay diễn tả kèm theo lời nói, nhưng ngôn ngữ tay trung thực hơn. Hai tay vòng trước ngực, người khép kín, muốn theo dõi người khác; hoặc thiếu tự tin; hoặc phản đối tiêu cực. Hai tay thả dài, bàn tay cầm nhau dưới bụng, người thiếu tự tin, đang chờ đợi. Hai tay thọc túi quần, người tự cảm thấy dư thừa. Hai tay bồn chồn, người muốn bỏ đi hoặc chờ đến phiên mình phát biểu. Hai tay chống nạnh, không cần phải giải thích, ai cũng biết. Hai tay kẹp lại để sau đầu, dựa ngửa, tìm thoải mái, không quan tâm hoặc muốn nhắn người khác, mệt rồi, xin đổi đề tài.

Gõ ngón tay, bẻ ngón tay, dấu hiệu thiếu kiên nhẫn, chán nản. Hay tay khoanh nhưng một tay chống cằm, tỏ sự nghi ngờ, hoặc không vừa lòng lắm. Vuốt tóc, vuốt mũi, ngoáy tai, ngụ ý không quan tâm.
 
Dùng hai tay hỗ trợ cường điệu diễn tả lời nói, lời đó thường không thật. Hai tay bất động khi nói, bày tỏ tình trạng bất đắc dĩ phải lên tiếng. Hai tay chắp lại trước ngực, khi nói, bày tỏ lòng khiêm nhường, nhưng hơi làm cảnh.

5. Ngôn Ngữ Đứng.

Đứng thẳng trên hai chân, tỏ sự trang trọng và tôn trọng người đối diện; Đứng dang hai chân, vòng tay trước ngực, ngụ ý chờ đợi hoặc biểu dương nam tính; Đứng chân trước chân sau, ngụ ý chuẩn bị tiến tới, tham gia, hoặc sắp bỏ đi. Đứng tréo chân, vòng tay, người giữ khoảng cách, hoặc ngầm phản đối. Đứng dang hai chân, chống tay lên bàn, người trong tư thế sẵn sàng tấn công hoặc phản công bằng lời nói.
 
6. Ngôn Ngữ Ngồi.

Picture9
Kiểu A: Vô tư. Dễ dàng theo ý chung của mọi người. Bản tính khôi hài. Không quan tâm người khác nghĩ gì. Có trí tưởng tượng mạnh. Có thế giới riêng để sống. Là bạn tốt.

Kiểu B: Người có ý tưởng lành mạnh nhưng ít tin người khác. Muốn chiếm lòng tin của họ khá khó khăn. Họ sâu sắc và thú vị khi trò chuyện.

Kiểu C: Lòng tự tin cao. Lòng tự hào cũng cao. Hiểu rõ mình là ai. Thích đám đông. Thích được chú ý. Đam mê việc làm.

Kiểu D: Người hòa nhã, thân thiện, trung thực. Đôi khi yếu lòng. Khi yêu, người này không có điều kiện.

Kiểu E: Người linh hoạt, dễ thích nghi. Hiểu biết sâu rộng. Tính kiên trì. Khi đã quyết định, ít chịu bỏ cuộc. Có thể ngoan cố nhưng tạo được thế lực trong đám đông.
 
Dĩ nhiên, đây chỉ là những điều khái quát. Những hành vi, cử chỉ chung chung sẽ thay đổi hoặc gia giảm bởi cá tính. Ví dụ, ánh mắt giận dữ của người nóng tính khác với ánh mắt giận dữ của người thánh thiện. Muốn trở thành chuyên gia hoặc cao thủ, phải quan sát, thu nhận, suy nghĩ, và áp dụng hàng ngày.

Trước hết là quan sát chính mình. Khi nói dối, phản ứng mặt mày tay chân ra sao. Sau đó, theo dõi người thân, bạn bè gần gũi, vì dễ nhận ra khi nào họ nói dối, khi nào trung thực, và phản ứng đi kèm với những trạng thái này.

Một thời gian sau, bạn có thể trở thành một người nhạy cảm với phương pháp nhìn xuyên giả dối. Tuy nhiên, phải suy nghĩ kỹ, vì khi bạn thành chuyên gia, bạn sẽ cô đơn, vì sợ hãi tâm địa con người xung quanh.

Nếu chồng hoặc vợ hoặc người thân quen là những người thường xuyên hay chuyên nghiệp nói dối, xin chia buồn với nỗi khổ đau của bạn. Không có gì mệt mỏi và trầm cảm cho bằng sống chung với người nói dối như nói thật.

Thế giới hôm nay cần thêm nhiều những người trung thực.
 
Ngu Yên
         (Đón đọc bài tiếp theo: Nhìn Xuyên Tâm Lý.) 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tờ Việt Báo Kinh Tế số 28 ngày 13 tháng 2 năm 1993 có đăng bài thơ “Lửa, Thấy Từ Stockholm” của nhà thơ Trần Dạ Từ, nhân tuần lễ nhà văn Thảo Trường thoát khỏi nhà tù lớn đến định cư ở Hoa Kỳ. Đây là bài thơ Trần Dạ Từ viết từ 1989 rời Việt Nam, khi được các bạn Văn Bút Thụy Điển mời ăn cơm chiều, Ông nhớ đến bạn còn ở trong tù khổ sai dưới chân núi Mây Tào, Hàm Tân. 33 năm đã trôi qua kể từ ngày chúng ta chào đón nhà văn Thảo Trường đến Hoa Kỳ, 15 năm kể từ ngày Thảo Trường từ bỏ thế gian, Chiều Chủ Nhật tuần này, 22 tháng Sáu, nhân dịp tái xuất bản bốn cuốn sách của Thảo Trường (Hà Nội, Nơi Giam Giữ Cuối Cùng; Người Khách Lạ Trên Quê Hương; Ngọn Đèn; Lá Xanh), bạn bè văn hữu và gia đình cùng tề tựu tưởng nhớ Nhà Văn. Việt Báo trân trọng mời độc giả cùng đọc, cùng nhớ nhà văn lớn của chúng ta, một thời, một đời.
Thăm nuôi năm thứ mười: trại Z30D Hàm Tân, dưới chân núi Mây Tào, Bình Tuy. Cuối năm 1985, mấy trăm người tù chính trị, trong đó có cánh nhà văn nhà báo, được chuyển từ trại Gia Trung về đây. Hồi mới chuyển về, lần thăm nuôi đầu, còn ở bên K1, đường sá dễ đi hơn. Cảnh trí quanh trại tù nặng phần trình diễn, thiết trí kiểu cung đình, có nhà lục giác, bát giác, hồ sen, giả sơn... Để có được cảnh trí này, hàng ngàn người tù đã phải ngâm mình dưới nước, chôn cây, đẽo đá suốt ngày đêm không nghỉ. Đổi vào K2, tấm màn hoa hòe được lật sang mặt trái: những dãy nhà tranh dột nát, xiêu vẹo. Chuyến xe chở người đi thăm nuôi rẽ vào một con đường ngoằn nghoèo, lầy lội, dừng lại ở một trạm kiểm soát phía ngoài, làm thủ tục giấy tờ. Xong, còn phải tự mang xách đồ đạc, theo đường mòn vào sâu giữa rừng, khoảng trên hai cây số.
Theo một ý nghĩa nào đó, Farrington đóng vai trò là một kiểu người có thể thay thế hoặc tồn tại ở bất cứ đâu, có thể là một nhân vật đặc trưng nào đó nhưng cũng có thể là một người bình thường. Bằng cách chọn chủ thể như thế, Joyce đưa Farrington vào bối cảnh đường phố Dublin và gợi ý rằng sự tàn bạo của gã không có gì là bất thường. (Lời người dịch).
Thông thường người ta thỏa thuận những tác phẩm và những tác giả đó thuộc về văn học bản xứ với phụ đề “gốc Việt.” Thỏa thuận đó đặt cơ bản trên ngôn ngữ, có tên gọi “ngôn ngữ chính thống”, còn tiếng Việt là “ngôn ngữ thiểu số.” Tất cả những ý nghĩa này được nhìn thấy và định nghĩa từ những người bản xứ của ngoại ngữ. Còn người Việt, chúng ta nhìn thấy và nghĩ như thế nào? Hai tập thơ tiếng Hán của Nguyễn Du, thuộc về văn học Trung Quốc hay Việt Nam? Những bài viết, sách in tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Latin của các học giả và các linh mục dòng tên, thuộc về văn học nào?
Đứa trẻ đi học bị bạn bè bắt nạt ở trường về nhà mét mẹ, một đứa trẻ bị trẻ con hàng xóm nghỉ chơi, về nhà mét với mẹ, cô con gái bị người yêu bỏ về tâm sự với mẹ, v.v., nói chung những đứa trẻ cần bờ vai của mẹ, bờ vai mẹ là nơi các con nương tựa. Con cái thường tâm sự với mẹ về những phiền não hàng ngày hơn tâm sự với cha. Ngày của mẹ là ngày tưng bừng, náo nhiệt nhất. Cha thường nghiêm nghị nên trẻ con ít tâm sự với cha. Nói như thế, không có nghĩa là trẻ con không thương cha? Không có cha làm sao có mình, cho nên tình thương cha mẹ cũng giống nhau, nhưng trẻ con gần mẹ hơn gần với cha. Khi đi học về, gọi mẹ ơi ới: mẹ ơi, con đói quá, mẹ ơi, con khát quá, mẹ ơi, con nhức đầu, mẹ ơi,... Tối ngày cứ mẹ ơi, mẹ ơi. Nhất là những đứa trẻ còn nhỏ, chuyện gì cũng kêu mẹ.
Giải thưởng cho thể loại Tiểu Thuyết (Fiction) về tay nhà văn Percival Everett với tác phẩm James. Tiểu thuyết James là sự tái hiện nhân vật Huckleberry Finn trong tiểu thuyết Adventures of Huckleberry Finn của văn hào Mark Twain. Nhà văn Percival Everett kể lại góc nhìn của Jim, người bạn đồng hành của Huck bị bắt làm nô lệ trong chuyến du lịch mùa Hè. Trong James, Percival Everett đã trao cho nhân vật của Jim một tiếng nói mới, minh họa cho sự phi lý của chế độ chủng tộc thượng đẳng, mang đến một góc nhìn mới về hành trình tìm kiếm gia đình và tự do.
Văn học miền Nam tồn tại mặc dù đã bị bức tử qua chiến dịch đốt sách và cả bắt bớ cầm tù đầy đọa những người cầm bút tự do sau ngày Cộng sản Bắc Việt chiếm lĩnh miền Nam. Chẳng những tồn tại mà nền văn học ấy đã hồi sinh và hiện đang trở thành niềm cảm hứng cho các thế hệ Việt kế tiếp không chỉ ở hải ngoại mà còn cả trong nước. Có lẽ chưa có một nền văn học nào trên thế giới đã có thể thực hiện được những thành quả trong một thời gian ngắn ngủi chưa đầy một thế hệ như vậy. Bài viết này sẽ tổng kết các lý do dẫn đến thành quả của văn học miền Nam trong 20 năm, từ 1954 tới 1975, một trong hai thời kỳ văn học phát triển có thể nói là rực rỡ và phong phú nhất của Việt Nam (sau nền văn học tiền chiến vào đầu thế kỷ 20). Tiếp theo là việc khai tử văn học miền Nam qua chiến dịch đốt và tịch thu các văn nghệ phẩm, cầm tù văn nghệ sĩ của Việt cộng. Và kế là những nỗ lực cá nhân và tự nguyện để phục hồi văn học miền Nam tại hải ngoại và hiện trở thành nguồn cảm hứng cho các thế hệ Việt..
Văn học luôn được xây dựng trên tác giả, tác phẩm và độc giả, với những cơ chế tất yếu là báo, tạp chí văn học, nhà xuất bản, mạng lưới văn chương, và phê bình. Gần đây thêm vào các phương tiện thông tin xã hội. Trên hết là quyền lực xã hội nơi dòng văn học đang chảy, bao gồm chính trị, tôn giáo. Giá trị của một giai đoạn văn học được đánh giá bằng những thành phần nêu trên về sáng tạo và thẩm mỹ qua những cơ chế như tâm lý, ký hiệu, cấu trúc, xã hội, lịch sử… Việc này đòi hỏi những nghiên cứu mở rộng, đào sâu theo thời gian tương xứng.
Có lần tôi đứng trước một căn phòng đầy học sinh trung học và kể một câu chuyện về thời điểm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, về việc tôi đã bỏ chạy sang Mỹ khi còn nhỏ, và trải nghiệm đó vẫn ám ảnh và truyền cảm hứng cho tôi như thế nào, thì một cô gái trẻ giơ tay hỏi tôi: “Ông có thể cho tôi biết tại sao cha tôi không bao giờ kể cho tôi nghe về cuộc chiến đó không? Cha tôi uống rượu rất nhiều, nhưng lại ít nói.” Giọng nói cô run rẩy. Cô gái bảo cha cô là một người lính miền Nam Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều cảnh đổ máu nhưng nỗi buồn của ông phần nhiều là trong nội tâm, hoặc nếu đôi khi thể hiện ra ngoài thì bằng những cơn thịnh nộ.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.