Hôm nay,  

Phạm Duy, Người Đi Cùng Mệnh Nước Ngược Xuôi -- Ra Đi Từ Lúc Trăng Tơ

03/02/202300:00:00(Xem: 2716)

 

Cung Tich Bien
Phạm Duy & Cung Tích Biền.

 

(Tiếp theo kỳ trước – phần II, chương II, trong loạt bài tưởng nhớ Phạm Duy.)

  

Chúng tôi chào đời vào buổi không mấy vui. Cái vui chưa đúng là vui, không đáng nhớ. Cái buồn đi lố cái gọi là buồn, phải kèm thêm từ “thảm”. Trốn đi đâu cũng chẳng thể ra ngoái nỗi nhớ.

Cuộc đời thì dài dặc, niềm vui biến đâu mất tiêu. Cứ nghe cha đêm khuya thở dài. Mẹ ru con toàn nỗi nhớ // Chiều chiều ra đứng  ngõ sau / nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều // Nhớ ai không nhớ, nhớ người thất thế sa cơ // Chiều chiều én liệng truông mây / cảm thương chú Lía bị vây trong thành //
 
Nhớ, là một cõi từ trường của nam châm. Chúng tôi, một thế hệ người mang bệnh “giàu cái nhớ”. Một thứ cố tật hiện nay chưa có thuốc chữa.
 
Ngồi chốn Sàigòn, nhớ những ngày bề thế mộng mơ trước 1975. Bên cốc cà phê trên đất Mỹ, nhớ đêm vượt biên hụt chết.
 
Chừng như nói tới cái vui là chuyện bình thường.
 
Thì thầm nỗi nhớ, những kỷ niệm, lòng ta mới bùi ngùi sâu thẳm. Mới man mác nổi trôi.
 
Đến như Phạm Duy, trong tình yêu quê huơng, yêu người, vui gì thì cũng đầy nỗi nhớ. Nhớ người ra đi, nhớ anh thương binh, nhớ Hoàng Thị, nhớ mẹ cha bên chiếc đèn dầu hao, nhớ anh nông phu áo chàm quảy lúa trong nương chiều. 
 
Cùng Thế Lữ, Phạm Duy nhớ:
Ϲòn đâu em ơi! Ϲòn đâu ánh trăng vàng
Ϲòn đâu ánh trăng vàng, mơ trên làn tóc rối?
Ϲòn đâu em ơi! Ϲòn đâu bước chân người
Ϲòn đâu bước chân người, mơ trên đường chiều rơi?

Ϲòn đâu đêm sang lá đổ rộn ràng!
Ϲòn đâu sương tan trăng nội mơ màng?
Ϲòn đâu em ngoan, tóc rối ngổn ngang
Tuổi em đôi mươi, xuân mới vừa sang...
 
Ϲòn đâu em ơi! Ϲòn đâu giờ nhung lụa?
Mộng trùm trên bông, tình nồng trong gối...
Ϲòn đâu em ơi! Ϲòn đâu mùi cỏ dại?
Ϲhút tình thơ ngâу, Không còn trên đôi má.
 
Là nhà văn, khi cầm bút, quá khứ luôn đứng đầu chỗ ngọn bút. Mỗi giọt mực là một giọt/dòng dĩ vãng. Tất cả cái “bản đồ số phận” trong Cõi nhớ ấy, trong một thời/không gian có hạn định, đã từ lâu trôi qua. Có khi trôi tút mù trong bộ nhớ của nhơn loại. Nó như xác một con dán chết khô trong kẹt tủ, dưới gầm bàn bỏ quên. Mà chúng tôi vẫn nhớ. Nhớ tận mạng, li ti, day dứt. Không có thước tấc nào đo đạc đủ bề sâu chiều rộng cái Nhớ ấy.
 
Nhìn chung, chúng tôi, chừng là một tộc người đang đánh mất hiện tại, mù đôi mắt nhìn ra tương lai. Chỉ dặm dài, hun hút một đôi-mắt-luôn-sau-ót, phản chiếu những phó bản của Ngày qua.
 
*
 
Nói/ Viết về Phạm Duy, cũng là cách mò mẫm quá khứ, kể lể về mình. Tôi đã lỡ biết đánh đàn, đi theo tiếng đàn từ thưở bé, lớn lên đi theo các ban nhạc hát hò. Vào cõi âm nhạc Việt Nam là không thể không biết đến Phạm Duy.
 
Các đấng tài hoa trong âm nhạc như Văn Cao, Lê Thương, Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Thương, Dương Thiệu Tước… đến với tôi như các ga tàu. Lên ga một đoạn đường, rồi xuống ga, giã từ.
Phạm Duy, là con đường tàu dài, xa/ suốt. Lên tàu, xuống tàu, từ Ải Nam Quan, tận Miền Nam trả ơn cái cối cái chày, vẫn một con đường, vẫn những “ga Phạm Duy”. Ở đó luôn là những âm vang dội lại từ nụ cười tiếng khóc, nhịp điệu nhân gian qua tháng ngày.
Phạm Duy, ông đến từ Hôm ấy, vắng mặt Hôm nay. Ông cỡi-Hạc-ra-đi đã nhiều năm, nhưng ông vẫn còn lơ lửng trong mắt người. Như một con diều giấy rực rỡ bay trong một chiều vàng no gió, khi diều đã đứt dây, rơi rụng, bọn trẻ nhắm mắt, con diều thân yêu vẫn còn bay trong bóng tối mắt mình.
 
Có thực mỗi ngày một sự Mới? Ngôi sao đã lặn đêm qua, đêm nay đã trở lại trên bầu trời. Giọt sương đã tan sớm qua, hôm nay mặt trời lên, giọt sương vẫn long lanh trên lá. Cuộc biến đổi, lắm khi, chỉ là những hóa thân. Phạm Duy luôn, và thường trực hóa thân, ít ra trong ngôn ngữ riêng ông. Vẫn những dòng ngôn ngữ cũ ấy, những hình thái đã ẩm mốc tháng ngày, qua Phạm Duy, bỗng mới ra, bỗng dìu dặt tang bồng, tách lìa cái vừa qua, trong tiến trình sáng tạo nơi ông. Phạm Duy, người sáng tạo ngôn ngữ.
 
Phạm Duy, là Có, cũng là Ảo. Như có thực, như ta đặt điều mà nói. Ta khó diễn tả tận lòng một thế giới bao trùm.
 
Nói chuyện này chưa xong là kỷ niệm kia hiện về. Sao là thế? Vì, chính Phạm Duy, luôn dẫn dắt người đi với Tiếng Lòng của ông. Sông rộng đường dài, từ ngõ ngách tâm tình mở khép, khi trực ngộ, khi lung lạc huyền áo. Phạm Duy rất thực, nhưng thoát ngoài những sự thế bình thường.
 
Phải chăng, Phạm Duy rất tục lại rất thanh. Phạm Duy tinh khiết mà lầy lội những tình nhân thế. Nghịch dị, luôn ở trong môt con người, Phạm Duy.
 
*
 
Tôi có cái duyên may, từ sáu tuổi đã học đàn. Lên tám, đã thành thạo đàn mandolin. Lúc này tôi theo học tại trường tiểu học Kế Xuyên – École de Primaire de Kế Xuyên. Thời thanh bình. Cành tre bụi trúc vườn cỏ dại, nơi nào cũng một vẻ đẹp, an nhiên. Chừng trong gió mùa có bước chân một ai về. Gần với tiếng đàn, chừng là gần gũi với điều thanh cao, những thanh tẩy tâm hồn.
 
Thuở tôi học trò, thuở Phạm Duy đã có bài Cô Hái mơ 1944, nước ta là thuộc địa của người Pháp. Lấy nước Pháp làm nước Mẹ, Mẫu quốc. Lúc chào cờ hát quốc ca Pháp là bài Marseillaise. Chào quốc kỳ Pháp ba màu xanh trắng đỏ, gọi là cờ tam tài. Con trai Việt, ngay lúc bé nhỏ, đã phải biết mình có tổ tiên Gaulois. Nos ancêtres sont des Gaulois // Tổ tiên chúng ta là người Gaulois.
 
Phạm Duy thời buổi này đã ngoài hai mươi tuổi. Ảnh hưởng được một nền văn hóa Pháp, đã giỏi tiếng Pháp. Tầm ảnh hưởng của một nền văn hóa Hán Nôm hãy còn sâu rộng, hẳn ông đã đọc được nhiều kinh điển, văn hóa của Đông Phương.
 
Tiếng đàn của tôi bấy giờ đã thành thạo, tròn vang, nhưng trí não non tơ, tâm hồn cỏ dại, chưa hiểu gì nhiều lời thơ, ý nhạc. Nhưng buổi đầu đời trong sáng ấy, lấp lánh hoang mơ, như là Lời mở đầu Con Đường Cái Quan của ông, “Ra đi từ lúc trăng tơ…”
 
Tôi đi từ ải Nam Quan sau vài ngàn năm lẻ
Chia đôi một họ trăm con đã lên đường
Năm mươi người ngược núi rừng
Đã dựng vòng biên ải
Năm mươi người trẩy theo sông tới khơi chừng

Tôi theo người vượt quan san
Ơi người ơi Ơi người ơi
Vẽ lối mòn gìn giữ quê hương ngăn đường giặc Hán
Tôi chưa về Ải Chi Lăng
Ơi người ơi Ơi người ơi
Dưới chiến bào người thấy băn khoăn thương ai đầu nguồn...
[Con Đường Cái Quan – lời Lữ khách]
 
*
 
Từ “buổi trăng tơ” ấy, bầu trời âm nhạc Việt có một vì sao sáng tỏa. Một Phạm Duy man mác trữ tình, nồng nhiệt. Một tổng hợp tình tiết nhân gian, hoạt cảnh xã hội, mảnh tâm tình buồn vui nơi mỗi lòng người. Hô hào kháng chiến, hăng hái lên đường, nhưng lời ca tiếng hát ấy không hề là khẩu hiệu, kích động sự chém giết. Hùng tráng mà không thô cứng. Sức mạnh ấy từ một tâm hồn đa cảm, tấm lòng rộng mở, cưu mang.
 
Do vậy bao nhiêu bản hùng ca thịnh hành một thời, rất hữu dụng cho công cuộc cách mạng, chống ngoại xâm, chỉ một thời gian ngắn sau, người đời quên bẵng. Tiêu biểu, Lưu Hữu Phước chẳng hạn.
 
Phạm Duy ca ngợi anh chiến binh, bà mẹ chiến sĩ, chiến thắng sông Lô, đánh được đồn Tây, nhưng là những bản “tình ca”, thời nào cũng hát được.
 
Nhạc người họ Phạm buồn, đầy nỗi nhớ, niềm yêu đánh mất, nhưng không bi lụy, cải lương dài dòng, khóc lóc kiểu ngôn tình. Vậy đấy. Kháng chiến có Phạm Duy. Thanh bình đôi chút có Phạm Duy đôi nơi.
 
*
 
Người ấy đi từ Hôm ấy tới Hôm qua. Cùng nhịp bước của vô thường, Người đã bỏ đi. 
 
 
Một đêm của năm 2016, trên đất Mỹ, tôi được Nhà báo Hòa Bình Lê, mời dự đêm tưởng niệm Phạm Duy tại hội trường Việt Báo, Westminster, Nam California. Tưởng niệm là đương nhiên, ông đã về với thần tiên từ ba năm qua, từ 2013, nhưng tôi vẫn tìm ông quanh quất, trong cái vô thức chợt hiện.
 
Không thấy Phạm Duy đâu. Ông, chỉ là tấm chân dung to lớn, vẫn mái tóc bạc, nụ cười ngạo nghễ. Gặp lại hình ảnh ông trong một Hội trường lớn của Việt Báo, đầm tiếng ca, nỗi nhớ, qua Tình Hoài Hương, Tình Ca, Ngày Trở Về, Giọt Mưa trên Lá… Phạm Duy, ông là chiếc Bóng phủ dụ trên nhiều phận người.
 
*
 
Cõi đời, có phận rủi may mang người trôi những dặm trường run rủi. Thời tuổi thơ, đến lúc tôi là một “văn công nhí” ca hát chín năm Vùng Kháng chiến Việt Minh Liên khu Năm. Ca hát nhạc Phạm Duy chỉ được ba bốn năm đầu khởi chiến, [1946-1949] tôi gọi đó là “Thời lãng mạn kháng chiến”, rồi Phạm Duy vắng bóng.
1975, ông ra đi.
 
Tưởng ông là một kẻ biệt cố hương. Nhưng. Cái “nhưng” không mong đợi, tôi lại gặp ông từ đất Mỹ trở lại, năm 2000.
 
Buổi gặp đầu tiên tại khách sạn Continental, Sàigòn. Lần lượt, khá đông người đến thăm ông. Bạn bè, người quen cũ, những người trẻ yêu mến ông, và… rất đông những người là làm văn nghệ thuộc chính quyền đương thời.
 
Phạm Duy về nước đôi lần, dò xem cái quê hương cũ có là Đất Mẹ, như ông từng thương nhớ, hay nay đã là vùng Đất hiểm, khó dung tha người quay lại. Thật kinh ngạc. Sau vài lần dò dẫm, ông ở luôn quê nhà.
 
Dù sao, thế nào, vậy chăng! Người đời gởi tới ông làn trầm thơm, nụ hoa hồng, lẫn những trách hờn cay đắng.
 
Với tôi, Phạm Duy là Người gieo hương. Những hương tơ trúc nồng nàn. Những hương của Âm, Lời rộng tỏa. Ấm, lạnh, nó vẫn đi suốt những linh hồn. Tôi đến với ông từ tuổi còn bé thơ, tới hôm nay, khi viết những dòng này, tuổi đời đã vào thềm 90, đời đã riêng bề, một góc nhỏ.
 
Đến với Phạm Duy là đến với, là trở về, là tìm lại, những mảnh hồn quê, những tình nhân gian, những tiếng khóc cười dâu bể, những kể lể êm đềm câu chuyện tưởng là nhỏ/vặt/đáng quên. Đi với ông là đi với những phận đời theo cùng nước non, sử lịch. Mỗi con người, chiếc thuyền đơn trắc ẩn trong biến động dập vùi.
Cảm ơn núi non đã cho những tầm cao. Cảm ơn những cổ thụ đã cho bóng mát, đã gieo trong tôi cái ý niệm trường tồn.
 
(Còn tiếp)
 
– Cung Tích Biền
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.