Hôm nay,  

M Ộ T C H U Y Ệ N T Ì N H

05/09/202215:24:00(Xem: 2762)
minh hoa truyen DuongNghiemMau-1
minh họa Đinh Cường


Ra khỏi cái toa đen nồng nặc mùi nước giải và mùi thuốc sát trùng, khách ngoái nhìn cái đầu máy đang xì xì phả hơi nước:
- Thế là kết thúc, kết thúc thật rồi, một đoạn đời khốn nạn của ta.
Anh lững thững bước vào ga. Trên sàn rộng không còn một chỗ trống. Tiếng ngáy đủ mọi cung bậc bay lên vòm trần.
- Mà lạ, sao mình không cảm thấy vui, cũng chẳng thấy buồn?
Anh vặn người. Mấy đốt sống kêu lục cục. Lúc lắc nhiều giờ trên tàu, anh mệt, anh muốn nằm.
Ngả lưng giữa đống người kia ư? Quang cảnh trước mắt làm anh phát gớm. Chặc lưỡi, anh len ra ngoài.
– Mình đi đâu bây giờ? Không thể đến nhà ai vào giờ khuya khoắt này. Mà liệu còn có ai chờ đợi mình?
Đêm hè. Gió mát. Mấy con chuột cống béo núc chạy loăng quăng trong rãnh hè.
- Này, lượn gì mà lượn mãi. Không chán à?
Có tiếng gọi. Tiếng con gái.
- Đi không?
Tiếng gọi hướng về anh. Ngoái lại, anh thấy một người đứng tựa lưng vào tường – một cô gái trẻ, thanh mảnh, cặp vú nhỏ nhú lên dưới lớp vải mỏng màu xanh của kiểu áo thời thượng có tên “thắt cổ mổ bụng”.
- Đi đâu cơ? – anh không hỏi cô gái, anh tự hỏi - Tôi chẳng có đâu để mà đi, cô ạ.
Cô gái dợm bước về phía anh:
- Sao lại chẳng có đâu để mà đi?
Anh cười. Cái cười vô nghĩa:
- Thật mà.
Cô nhoẻn cười:
- Thì đi với em.
- Cô bảo sao?
- Ông anh chờ tàu hở? Hai tiếng nữa mới có tàu xuôi, còn khối thời giờ.
- Không. Tôi không chờ tàu. Đây là ga cuối rồi.
- Ông anh không về nhà?
- Không.
- Sao thế?
Anh lúng túng.
- Tôi vừa ra tù, cô ạ.
- Thì đi giải đen với em. Rẻ thôi. Nhé?
Cô túm tay áo anh.
- Không được, cô ạ.
- Sao lại không được?
- Tôi không có xu nào trong túi.
- Thế thì lượn làm gì?
Anh không tìm được câu trả lời. Anh lặng thinh.
Dưới ánh sáng nhợt nhạt của ngọn đèn đường bị lũ thiêu thân quây thành vồng, anh ngồi trước cửa ga, tựa lưng vào bức tường đá.
Cô gái đến, ngồi xuống bên anh.
- Anh không muốn về nhà?
- Không. Tôi chờ trời sáng.
- Không về nhà thì anh đi đâu? – cô gái nhắc lại.
- Tôi đang nghĩ.
- Nghĩ thì có ra được chỗ để về không?
- Rồi tôi sẽ nghĩ ra.
Mười một năm trước anh có nó, có cái gọi là nhà - một căn phòng hẹp, trần thấp, bề bộn sách. Anh nhớ về nó một thời gian dài. Rồi quên bẵng. Mà nghĩ đến nó làm gì cơ chứ! Nó là cái nhà nước cấp cho anh. Rồi cái nhà nước ấy đưa anh đi tù. Cái phòng hết là của anh.
Hai người im lặng một lúc.
Cô gái nghiêng đầu quan sát anh:
- Khuya rồi.
- Dễ gần hai giờ.
- Ga có đồng hồ mà.
- Ờ nhỉ.
Cô gái nói:
- Hay là… thế này: ông anh về với em.
Anh thở dài:
- Tôi không có tiền, thật mà.
C6 đứng lên:
- Về với em. Không tiền nong gì hết. Em cũng có lúc như anh - chẳng biết đi đâu.
- Có tiện không?
- Đừng ngại.
Cô túm lấy tay áo anh, kéo đi.

2

Nhà của cô là chái hẹp một căn hẹp trong rất nhiều căn lúp xúp sát bên nhau. Một cái giường đơn, đúng hơn là một cái chõng. Chõng có đệm, có chăn.
Anh vứt tay nải xuống đất, nhìn cô đánh diêm châm ngọn đèn hoa kỳ. Nó lép bép mãi, không chịu bén lửa.
- Cảm ơn cô.
- Anh không có nhà thì đây là nhà
- Tôi làm phiền cô quá.
Cô sửa lại vạt chăn lơi xuống đất:
- Em cũng đã trải qua cảnh ấy.
- Thật sao?
- Không phải một lần đâu. Anh cứ nằm đây, nghỉ đi.
- Thế cô nằm đâu?
- Chõng rộng, đủ chỗ cho hai người.

3

Câu chuyện này tôi nghe ở bạn tôi. Lâu lắm rồi.
Tôi muốn kể lại trong hình thức một truyện ngắn. Với tôi, nó thú vị, nhưng viết mãi không thành. Dưới gầm bàn đầy những trang giấy vo viên. Trong tay các nhà văn câu chuyện này chỉ một loáng là xong. Tôi thì không thể. Tôi không phải nhà văn. Nhưng không viết nó ra thì tiếc.
- Ông kể tiếp đi – tôi nằn nì - Tôi muốn nghe.
- Ờ, thì kể. Nhưng chuyện khó tin đấy.
- Tôi tin.
Bạn tôi ngần ngừ:
- Nó là chuyện thật. Tôi nằm xuống cái chõng ấy và thiếp đi ngay lập tức. Giữa đêm thức giấc, tôi thấy có người nằm bên. Là cô gái ấy.
Tôi cười:
- Tôi hình dung được chuyện gì ắt phải xảy ra.
Anh nghiêm mặt:
- Bậy nào. Tôi biết, ông, và nhiều người nữa, chắc sẽ nghĩ y như ông. Rằng tôi sẽ vồ lấy cô ấy, ngấu nghiến làm cái việc con vật đực thèm khát sẽ làm. Không, hoàn toàn không phải thế. Đời tù quá dài đã làm tôi quên chuyện ấy. Nói cho đúng, tôi không nhớ tới nó. Khát vọng tự do đã che lấp mọi cảm giác.
Anh lặng đi trong hồi tưởng.
- Đó là một đêm cực kỳ hạnh phúc trong đời người. Nó chỉ xảy ra một lần, nếu anh may mắn gặp nó. Nó giống một giấc mơ. Hơi thở đều đều của người con gái không quen biết gối đầu trên tay tôi. Nó mới thơm làm sao, mới ấm áp làm sao, mới tinh khiết làm sao. Cái hương ấy chẳng bao giờ tôi quên được. Nó giống hương hoa đồng nội ở những phút hiếm hoi khi con người cảm thấy mình với thiên nhiên là một.
Tôi nghe.
- Rồi sau đó?
- Cô gái giữ tôi ở lại – anh hồi tưởng - Tôi mệt rũ. Tôi ngủ ngay lập tức.
Sáng ra, cô bảo:
- Anh cứ ở lại đây. Nhìn anh, em tin anh. Anh là người ngay thật.
- Và anh ở lại? – tôi hỏi, với một chút ngạc nhiên.
Anh gật:
- Vâng. Anh không tin?
- Tôi tin.
- Một cơn sốt rét ác tính đã giữ tôi lại. Cô gái chạy đi mời bác sĩ. Ông ta đến, làm gì, tôi không biết. Tôi mê man. Khi cơn sốt lui, tôi hiểu: cô gái đã cứu mạng tôi. Mà bằng cái gì?
Tôi chờ anh nói tiếp.
Anh lẳng lặng hồi lâu. Rồi thở dài, rất dài:
- Bằng tiền đi khách, anh ạ. Có cái ơn nào lớn hơn ơn ấy không?
Những gì tôi biết về bạn mình không giống điều tôi biết. Anh có vợ là một nhạc công tam thập lục trong một dàn nhạc dân tộc, con một học giả danh tiếng. Không phải cô gái trong chuyện anh kể.
Khỏi bệnh, tôi nói với cô:
- Em là người tốt nhất với anh trong đời. Nếu em không chê anh thì anh xin được gá nghĩa cùng em.
- Cô ấy nói sao?
Cô ấy bảo:
- Không được đâu, anh ơi. Chúng ta không thể thành vợ chồng. Anh là trí thức, em biết. Trong lúc mê man, anh lảm nhảm bằng tiếng Tây. Em không thể làm vợ anh. Anh không thể có vợ là một con điếm.
Tôi hỏi tiếp:
- Rồi sao?
- Tôi bảo: anh cũng là kẻ dưới đáy. Ta có khác gì nhau.
- Không đâu – cô ấy nói - Anh khác, em khác. Dù cùng ở dưới đáy.
- Anh rồi cũng không thuyết phục được cô ấy?
- Tôi đã cố gắng, nhưng vô vọng.
- Anh bỏ đi?
Anh buồn bã lắc đầu:
- Chính cô ấy bỏ đi. Đi đâu, không biết. Tôi đã tìm. Không phải nhiều ngày, mà nhiều tháng. Rồi mọi chuyện rồi cũng qua, như cuộc đời vốn thế. Tôi không biết gì hơn. Trong đám cưới với nhà tôi bây giờ, tôi nhận được một bó hoa vô danh do một cậu bé mang tới.
- Là của cô ấy?
- Chắc chắn. Trong bó hoa có một mẩu giấy.
- Cô ấy viết?
- Không phải. Mẩu giấy ấy là của tôi, trong đó có mấy câu thơ viết vội.
- Thơ thế nào?
- Không ra gì. Không đáng để anh nghe. Điều làm tôi xúc động là cô đã giữ nó. Như một kỷ niệm về tôi. Nay cô ấy trả lại.

Chuyện này xảy ra với một nhà thơ, bạn tôi.
Tôi chỉ ghi lại chuyện anh kể. Không thêm. Không bớt.
Anh là nhà thơ không tăm tiếng. Tên anh không có trong danh bạ các nhà thơ hiện đại.
Nhưng trong tôi anh để lại một dấu vết không phai mờ.
Nó được tạc vào ký ức. Rõ nét. Như tạc trên đá.

Vũ Thư Hiên
1987

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.